Thực hiện các công trình công cộng

Một phần của tài liệu nền kinh tế việt nam trong những năm khủng hoảng (1929 - 1935) (Trang 26 - 27)

5. Kết cấu khoá luận

2.2.1. Thực hiện các công trình công cộng

Việc thực hiện các công trình cơ sở hạ tầng vốn thuộc chương trình “hiện đại hoá thuộc địa” bị chết yểu của cục Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut nay được Pièrre Pasquier đưa vào cái gọi là “ba trụ cột” của chính sách thuộc địa “mới”, với những mục đích to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội. Chương trình “cải cách” dựa trên “ba trụ cột” của Pièrre Pasquier cũng nhận được sự đồng tình của chính phủ chính quốc. Trong đó thực hiện công trình công cộng được nhận định là để “tránh mất mùa”, “tấn công vào những nguyên nhân gây ra rối loạn… thoả mãn dân chúng Đông Dương và để làm mất đi những bất ổn” và xác định những điều kiện tốt nhất để nông dân có được sở hữu ruộng đất và giúp họ bằng một hệ thống tín dụng cho vay [21;13].

Chi phí cho việc thực hiện các công trình lớn này được lấy từ nguồn vốn công cộng thuộc ngân sách các cấp mà trong giai đoạn 1924 - 1930, 86% lấy từ ngân sách liên bang, còn sau 1931, nguồn vốn vay từ chính quốc đảm bảo 72% tổng số những chi tiêu cho chương trình của Pièrre Pasquier [20;25] một “ngân sách đặc biệt dành cho những công trình lớn trên nguồn vốn vay” đã được lập ra qua sắc lệnh 8-5-1931.

Theo báo cáo của Giám đốc Tài chính Đông Dương về “tình hình kinh tế và tài chính 1935”, từ 1931 đến 1935, chưa kể các khoản chi cho việc hoàn

chỉnh, duy trì các công trình cũ, chỉ riêng số tiền chi để xây dựng các công trình

mới đã là 105.183.000 đồng [20;25]. Như vậy, từ việc đầu tư trực tiếp vào các ngành kinh tế ở Đông Dương, trong các giai đoạn trước, nay trong khủng hoảng

22

để chắc ăn, các nhà tư bản chính quốc đã chuyển hướng đầu tư vào các công trình công cộng thông qua chính quyền thuộc địa và được đảm bảo bởi chính phủ chính quốc.

Các hạng mục công trình được gọi là “sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế” mà những nguồn vốn công cộng này nhằm vào là: đường xá, thuỷ nông, nạo vét, hải cảng và nhất là đường sắt. Tuy nhiên, mục đích của chính quyền thực dân khi thực hiê ̣n các công trình này là nhằm củng cố căn cứ đi ̣a ở nước ta , nhằm cắt đứt phong trào cộng sản ra khỏi cơ sở xã hội của nó, tức là khỏi khối quần chúng nhân dân mà đông đảo là nông dân.

Thế nhưng, lấy cớ “tiết kiệm” ngân sách trong khủng hoảng nhiều công trình mới đã bị đình hoãn, số tiền vay nợ cho những công trình đó đã bị chính quyền thuộc địa rút ra sử dụng vào những mục đích khác: 1930 :18,749.000 đồng, đến năm 1933 giảm xuống còn 1.733.000 đồng [11;125], tức là một phần đáng kể trong số tiền chi cho công việc này hàng năm. Bên cạnh thực hiện các công trình công cộng, thì một biện pháp “chống khủng hoảng” khác được Pháp thực hiện đó là trợ cấp cho các điền chủ.

Một phần của tài liệu nền kinh tế việt nam trong những năm khủng hoảng (1929 - 1935) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)