Chuẩn SCORM

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ mobile trong đào tạo trực tuyến (Trang 53)

SCORM là một mô hình tham khảo các chuẩn kĩ thuật, các đặc tả và các hướng dẫn có liên quan đưa ra bởi các tổ chức khác nhau dùng để đáp ứng các yêu cầu ở mức cao của nội dung học tập và các hệ thống thông qua các từ “ilities”

Tính truy cập được (Accessibility): Khả năng định vị và truy cập các nội dung giảng dạy từ một nơi ở xa và phân phối nó tới các vị trí khác.

Tính thích ứng được (Adaptability): Khả năng cung cấp các nội dung giảng dạy phù hợp với yêu cầu của từng cá nhân và tổ chức.

Tính kinh tế (Affordability): Khả năng tăng hiệu quả và năng suất bằng cách giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc phân phối các giảng dạy.

Tính bền vững (Durability): Khả năng trụ vững với sự phát triển của sự

phát triển và thay đổi của công nghệ mà không phải thiết kế lại tốn kém, cấu hình lại.

Tính khả chuyển (Interoperability): Khả năng làm cho các thành phần giảng dạy tại một nơi với một tập công cụ hay platform và sử dụng chúng tại một nơi khác với một tập các công cụ hay platform.

Tính sử dụng lại (Reusability): Khả năng mềm dẻo trong việc kết hợp các thành phần giảng dạy trong nhiều ứng dụng và nhiều ngữ cảnh khác nhau.

Tống Thị Hường-ĐTK3

54

Hình 2.1: Mô hình tương tác ca người hc ti SCORM

Mô hình tương tác của người học tới SCORM thông qua www

Trên hình vẽ thể hiện ý tưởng rất to lớn mà ADL nói chung, SCORM nói riêng hướng tới. Bên tay trái mô tả các học sinh, công nhân, nhân viên văn phòng có yêu cầu truy cập nội dung học tập họ cần. Họ sẽ gửi yêu cầu của họ cho Server. Server sẽ tìm trước hết trong cơ sở dữ liệu của mình. Nếu không có Server sẽ tìm tiếp trên www. Sau khi tìm xong, Server xử lý và trả về kết quả cho các học viên. Quá trình trên sẽ diễn ra nhanh đểđảm bảo tính thời gian thực (real-time).

Thế giới của SCORM là một tập hợp các dịch vụ để khởi chạy learning content, theo dõi tiến trình của người học, tính toán trình tự phân phát các learning object, và báo cáo sự thành thạo của học viên thông qua learning experience.

Tống Thị Hường-ĐTK3

55

Hình 2.2: Các dch v SCORM trong môi trường LMS

SCORM cần được chuẩn hóa để khởi chạy và theo dõi learning experience một cách trực tiếp, định nghĩa hành vi và nguyên tắc lí luận của learning experience phức tạp để nội dung có thể tái sử dụng, di chuyển, tìm kiếm và tái tổ chức cấu kết.

Các thành phần của SCORM

SCORM được mô tả như một giá sách được tổ chức từ các tổ chức khác nhau như AICC, IMS và IEEE. Gồm 3 phần:

- Overview – Tổng quan: quan tâm đến mô hình, tầm nhìn tổng quan. - Content Aggregation Model – Mô hình nội dung kết hợp: làm thế nào để

sắp xếp các learning content với nhau để chúng có thể di chuyển và tái sử

dụng.

- Run time Environment – Môi trường chạy thực: làm thế nào để nội dung

Tống Thị Hường-ĐTK3

56

Hình 2.3: Các thành phn ca SCORM A.Content Aggregation Model – CAM:

• Đặc tảđầu tiên là Learning Object Meta-data – LOM (của IEEE, Dublin

Core, IMS). LOM là thư viện các thẻ được dùng để đặc tả nội dung học theo nhiều cách khác nhau.

• Đặc tả thứ hai của CAM được gọi là nối kết XML – XML binding đối với các thẻ meta-data (của IMS). Định nghĩa làm thế nào để mã hóa các thẻ

trong XML.

• Đặc tả thứ ba trong CAM là IMS Content Package. Nó định nghĩa làm thế nào để đóng gói tập hợp các learning object, metadata và thông tin làm thế nào để phân phát nội dung tới người học.

B.Run time Environment:

• SCORM tập trung vào 2 đặc điểm của thao tác giữa các thành phần của nội dung học là:

Tống Thị Hường-ĐTK3

57

Định nghĩa mô hình kết hợp đểđóng gói nội dung.

Định nghĩa một API để truyền thông tin giữa learning object và các LMS khởi chạy nó.

• SCORM chia thế giới của công nghệ học thành 2 phần:

Learning Management System – LMS: bất kì hệ thống nào theo dõi thông tin người học, có thể khởi chạy và truyền thông tin SCOs, trình diễn kiến thức của SCOs tiếp theo.

Sharedable Content Objects – SCOs: là một dạng chuẩn hóa của reusable learning obejct.

• Biểu đồ của SCOs

Hình 2.4: Biu đồ hot động ca SCO 1. Run time Environment – API:

Trong quá trình phát triển SCORM, chuẩn là cần thiết để trao đổi thông tin nội dung giữa người học và LMS.

ADL làm việc với AICC để phát triển một web thân thiện sử dụng JavaScript. Một giao diện ứng dụng được định nghĩa cung cấp một phương thức chuẩn để truyền thông tin với LMS mà không quan tâm đến công cụđược sử dụng để phát triển nội dung.

Tống Thị Hường-ĐTK3

58

Một khi đường liên kết truyền thông tin được thiết lập thông qua API, nó cần biết thông tin cần truyền là gì. Ví dụ như: điểm, sự thành thạo, nội dung.

Mục đích sử dụng của SCORM: để lưu trữ và vận chuyển nội dung và

được dùng như là tổ chức nội dung để phân phát thông qua LMS.

2.8. HỆ THỐNG QUẢN LÝ VIỆC HỌC (LMS- LEARNING MANAGEMENT SYSTEM)

2.8.1. Định nghĩa

LMS là thành phần trong hệ thống E-Learning quản lý đào tạo.

LMS quản lý việc đăng ký khóa học của học viên, tham gia các chương trình có sự hướng dẫn của giảng viên, tham dự các hoạt động đa dạng mang tính tương tác trên máy tính và thực hiện các bảng đánh giá. Hơn thế nữa, LMS cũng giúp các nhà quản lý và các giảng viên thực hiện các công việc kiểm tả, giám sát, thu nhận kết quả học tập, báo cáo của học viên và nâng cao hiệu quả việc giảng dạy.

2.8.2. Phân loại

Có nhiều loại LMS/LCMS khác nhau. Có rất nhiều vấn đề khác nhau trong các LMS và LCMS do đó khó so sánh đầy đủ, chính xác. Điểm khác nhau giữa các sản phẩm dựa trên các đặc tính sau:

• Khả năng mở rộng;

• Chuẩn mà hệ thống tuân theo;

• Hệ thống đóng hay mở;

• Tính thân thiện người dùng;

• Sự hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau;

Tống Thị Hường-ĐTK3

59

• Giá cả.

2.8.3. Đặc điểm của LMS Quản lý học viên

- Bao gồm việc ghi lại những thông tin chi tiết về học viên như: họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên lạc…, cung cấp tên truy cập và mật khẩu.

- Theo dõi tiến trình học của học viên, ghi lại các lần cần truy cập, vào các khóa học, ghi nhận các đóng gói thông qua các câu trả lời trên các bài kiểm tra tựđánh giá, hay trên các bài tập, bài thi cuối khóa. Các kết quả

kiểm tra này cho biết học viên đó có hoàn thành khóa học đó hay không.

Quản lý và theo dõi khóa học

Quản lý nội dung khóa học, ghi lại các thông tin chi tiết về khóa học như: - Mục tiêu, kết quả sẽđạt được sau khi kết thúc bài học, chương, khóa học - Điều kiện, kiến thức yêu cầu cần chuẩn bị trước khi tham gia khóa học. - Chú ý đến thời gian học, thông thường chú ý thời lượng tối thiểu cần thiết

để hoàn thành khóa học.

2.8.4. Chức năng của LMS

• Đăng kí: Học viên đăng kí học tập thông qua môi trường web. Quản trị

viên và giáo viên cũng quản lý học viên thông qua môi trường web

Lp kế hoch: Lập lịch các course học và tạo chương trình đào tạo nhằm

đáp ứng các yêu cầu của tổ chức và cá nhân.

Phân phi: Phân phối các course học trực tuyến, các bài thi và các tài nguyên khác.

Tống Thị Hường-ĐTK3

60

Trao đổi thông tin: Trao đổi thông tin bằng chat, diễn đàn, E-mail, chia sẻ

màn hình và E-seminar.

Kim tra: Cung cấp khả năng kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học viên.

Ni dung: Tạo và quản lý các đối tượng học tập (thường chỉ có trong LCMS).

2.8.5. Một vài hệ thống LMS hiện nay

Hiện nay các hệ thống LMS mã nguồn mở Atutor, Itias, LRN, và Moodle đang

được đánh giá rất cao, và chiếm một số lượng lớn người dùng trên toàn thế giới.

Được ứng dụng rộng rãi tại nhiều trường đại học lớn, nhiều công ty tổ chức của nhiều nước trên thế giới.

Atutor: Là một mô hình đào tạo dựa trên web. Được đánh giá là một trong các LCMS tốt trong hệ thống các phần mềm E-Learning mã nguồn mở. Với phần mềm Atutor người quản trị có thể cài đặt và cập nhật một cách nhanh chóng, người giáo viên có thể dễ dàng tổng hợp nội dung kiến thức dựa trên web, người học viên có thể học trong một môi trường thân thiện và phù hợp.

Atutor được phát triển trên môi trường Apache, PHP, MySQL. Atutor hứa hẹn cung cấp nhiều tính năng, phương pháp dạy học, nội dung bài giảng, cài đặt dễ

dàng, và tiềm năng phát triển cao. Tuy nhiên giao diện người dùng chưa thực sự

trực quan và thân thiện, nhưng nhìn chung, toàn bộ chức năng cung cấp khá hoàn thiện và được phát triển theo chuẩn. Là một trong số ít các LMS hỗ trợ các gói nội dung theo định dạng IMS/ SCORM. Được viết theo module chặt chẽ vì vậy có khả

năng mở rộng cao, có nhiều tính năng được đánh giá cao.

Moodle cũng là một LMS, Moodle là một sự thay thế cho các giải pháp đào tạo trên mạng thương mại, và được phân phối min phí dưới bản quyền mã nguồn mở. Một tổ chức có quyền truy cập hoàn toàn mã nguồn và có thể thay đổi nếu cần thiết. Thiết kế có tính module, giúp dễ dàng tạo các course học mới, đưa nội dung giúp học viên tham gia nhiệt tình hơn.

Tống Thị Hường-ĐTK3

61

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ GIẢI PHÁP HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRÊN NỀN DI ĐỘNG

3.1. GIỚI THIỆU

Ở các nước phát triển, việc học tập bằng phương pháp E-Learning (Electronic Learning) đã trở nên phổ biến, người học có thể chủđộng chọn khóa học, thời gian học thích hợp và có thể học ở bất cứđâu, chỉ cần kết nối với Internet. Không chỉ có E-Learning, một số nước đã phát triển M-Learning (Mobile Learning) hoặc ME- Learning, kết hợp giữa M-Learning và E-Learning. Ở Việt Nam, những năm gần

đây, với sự phát triển mạnh mẽ hạ tầng CNTT, đặc biệt là kết nối Internet băng thông rộng đến tất cả các cơ sở giáo dục, đã thúc đẩy ngành Giáo dục và Đào tạo

phát triển E-Learning ở giáo dục đại học và bắt đầu triển khai ở giáo dục phổ thông. Trong bài viết này, em xin đề cập đến E-Learning cho học sinh phổ thông, được xem là một chiến lược của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn mới.

Trên thế giới cũng nhưở nước ta, nhiều khóa học trực tuyến đã được tổ chức. Tùy theo mục tiêu và cấp độ đào tạo mà hình thức tổ chức lớp học trực tuyến cũng khác nhau. Tuy nhiên có điểm chung là học viên tham gia học phải được sự cho

phép của tổ chức quản lý E-Learning.

Học viên đăng ký là thành viên vào lớp và có thể: xem các thông tin về lịch học, nội dung môn học, danh sách giảng viên, trợ giảng, bạn cùng lớp...

Truy cập vào khóa học, học viên có thể xem/tải các tài liệu, học liệu dưới dạng

HTML, PDF, DOC, SCORM; học liệu dạng SCORM (Sharable Content Object

Reference Model): xem trực tiếp trên web E-Learning; các tài liệu dạng PDF, HTML, PDF, DOC thông thường tải xuống máy tính cá nhân thuận tiện việc học và lưu trữ. Sau khi học với tài liệu, học liệu được cung cấp, học viên có thể tham gia các diễn đàn để trao đổi, được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề liên quan.

Tống Thị Hường-ĐTK3

62

Trong quá trình học, học viên có thể (hoặc bắt buộc) làm các bài tập trắc nghiệm trực tuyến, đây có thể là các bài luyện tập hoặc bài kiểm tra, thường gặp 2 loại bài tập:

• Sau khi làm bài, nộp bài bằng cách đăng tải (upload) một tập tin.

• Làm bài tại chỗ bằng cách điền, đánh dấu vào 1 file (kiểm tra và đánh giá trực tuyến).

3.2. CẤU TRÚC MỘT HỆ THỐNG E-LEARNING ĐIỂN HÌNH 3.2.1. Mô hình chức năng

Mô hình chức năng có thể cung cấp một cái nhìn trực quan về các thành phần tạo nên môi trường E-Learning và những đối tượng thông tin giữa chúng. ADL (Advanced Distributed Learning) - một tổ chức chuyên nghiên cứu và khuyến khích việc phát triển và phân phối học liệu sử dụng các công nghệ mới, đã công bố các tiêu chuẩn cho SCORM (Mô hình chuẩn đơn vị nội dung chia sẻ) mô tả tổng quát chức năng của một hệ thống E-Learning bao gồm:

- Hệ thống quản lý học tập (LMS) như là một hệ thống dịch vụ quản lý việc phân phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học, tức là LMS quản lý các quá trình học tập.

- Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS): Một LCMS là một môi trường

đa người dùng, ởđó các cơ sởđào tạo có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm. LCMS quản lý các quá trình tạo ra và phân phối nội dung học tập. LMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng nhập của người sử dụng với các hệ thống khác, vị trí của khoá học từ LCMS và lấy thông tin về các hoạt động của học viên từ LCMS.

Chìa khoá cho sự kết hợp thành công giữa LMS và LCMS là tính mở, sự

Tống Thị Hường-ĐTK3

63

công nghệ web để thực hiện tính năng tương tác giữa LMS và LCMS cũng như với các hệ thống khác.

Hình 3.1: Mô hình chc năng h thng E-Learning

Hình 3.2: Kiến trúc h thng E-Learning s dng công ngh web

Trên cơ sở các đặc tính của dịch vụ web, người ta thấy rằng các dịch vụ web có khả năng tốt để thực hiện tính năng liên kết của các hệ thống E-Learning bởi các lý do sau:

Tống Thị Hường-ĐTK3

64

- Thông tin trao đổi giữa các hệ thống E-Learning như LOM, gói tin IMS đều tuân thủ tiêu chuẩn XML.

- Mô hình kiến trúc web là nền tảng và độc lập về ngôn ngữ với E-Learning Thông tin trao đổi giữa các hệ thống E-Learning như LOM, gói tin IMS đều tuân thủ tiêu chuẩn XML.

3.2.2. Mô hình hệ thống

Một cách tổng thể một hệ thống E-Learning bao gồm 3 phần chính:

• Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối người dùng (học viên), thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông,...

• Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS (MarcoMedia,

Aurthorware, Toolbook,…)

• Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của E-Learning là nội dung các khoá học, các chương trình đào tạo, các courseware.

Tống Thị Hường-ĐTK3

65

3.3. CẤU TRÚC HỆ THỐNG M-LEARNING 3.3.1. Lịch sử phát triển

Các thuật ngữ M-Learning (Mobile Learning), hay "học tập trên điện thoại di

động", có ý nghĩa khác nhau cho các cộng đồng khác nhau. Mặc dù liên quan đến E-Learning và đào tạo từ xa, nhưng nó khác ở chỗ, nó tập trung vào việc học tập qua các ngữ cảnh và với các thiết bị di động. Một định nghĩa của M-Learning là: cách thức học tập có thể thay đổi khi người học không ở một vị trí cố định và thay

đổi theo sự phát triển của công nghệ di động. Nói cách khác M-Learning giảm giới

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ mobile trong đào tạo trực tuyến (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)