Chủ thể tiến hành hoạt động thẩm tra

Một phần của tài liệu Thẩm định và thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước ở địa phương ban hành (Trang 25)

Cùng với việc quy định thẩm định là khâu bắt buộc trong quy trình soạn thảo và ban hành Nghị quyết của HĐND cấp địa phương thì hoạt động thẩm tra cũng được coi là một khâu bắt buộc trong đó. Thẩm tra là giai đoạn kiểm tra trước văn bản, có vai trò quan trọng trong quá trình soạn thảo VBQPPL nói chung, với mục đích xem xét một cách toàn diện hình thức và nội dung văn bản nhằm đánh giá về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật, tính đúng đắn cũng như kĩ thuật trình bày văn bản; phát hiện kịp thời những khiếm khuyết của văn bản để khắc phục ngay từ giai đoạn chuẩn bị trình và xem xét thông qua. Đây là một trong những biện pháp đảm bảo chất lượng cho văn bản, tăng cường nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật. Tương tự như hoạt động thẩm định, quy trình và phạm vi của hoạt động thẩm tra không khác nhiều, chủ yếu khác biệt là về thẩm quyền và hình thức thẩm tra.

Các Ban của HĐND là bộ phận tham mưu giúp việc cho HĐND. Do đó, vai trò thẩm tra dự thảo Nghị quyết của HĐND. Hoạt động thẩm tra ở đây cũng chỉ mang tính chất tham mưu, đảm bảo phương diện pháp lý cho dự thảo Nghị quyết, còn việc xem xét, thông qua và ban hành Nghị quyết do HĐND quyết định. Việc phân công Ban của HĐND thẩm tra dự thảo Nghị quyết được thực hiện ngay từ giai đoạn lập chương trình xây dựng Nghị quyết của HĐND. Theo quy định tại Điều 27 Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND 2004: Dự thảo Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh phải được Ban của HĐND cùng cấp thẩm tra trước khi trình HĐND. Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, cơ quan trình dự thảo nghị quyết gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra để thẩm tra. Báo cáo thẩm tra phải được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân chậm nhất là bảy ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.

Còn đối với Nghị quyết của HĐND cấp huyện thì Điều 31 quy định như sau:

“Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện phải được Ban của

Hội đồng nhân dân cùng cấp thẩm tra trước khi trình Hội đồng nhân dân. Chậm nhất là mười ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm gửi dự thảo nghị quyết đến Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra. Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra có trách nhiệm gửi báo cáo thẩm tra đến Thường trực Hội đồng nhân dân để chuyển đến các đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là năm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân”

Như vậy, hoạt động thẩm tra dự thảo VBQPPL do cơ quan Nhà nước ở địa phương sẽ được giao cho các Ban của HĐND

Một phần của tài liệu Thẩm định và thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước ở địa phương ban hành (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)