VII. Bố cục của luận văn
3.2.2. Định hướng đa dạng hoá loại hình kinh doanh
Trong quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng và mạnh mẽ như hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt không chỉ giữa các NHTM trong nước mà còn là sự cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Vì thế, việc nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua sự đa dạng hóa loại hình kinh doanh là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển. Nhận thức được thực trạng đó, ngân hàng BIDV đã vạch ra cho mình một chiến lược phát triển, đường lối kinh doanh thông qua việc đa dạng hoá các sản phẩm của mình. Cụ thể như sau:
Phát triển một hệ thống ngân hàng dịch vụ đa dạng và toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam bằng việc tiếp tục cải tiến chất lượng và hiệu quả của dịch vụ ngân hàng truyền thống, bắt kịp hệ thống ngân hàng hiện đại và cung cấp các dịch vụ tài chính có sử dụng công nghệ cao, có thể cung cấp các dịch vụ gia tăng cho khách hàng.
Phát triển hệ thống ngân hàng dịch vụ đa dạng có sự liên kết chặt chẽ giữa dịch vụ tín dụng và dịch vụ phi tín dụng, và giữa dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính phi ngân hàng để cung cấp các dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế với giá cả cạnh tranh.
Mở rộng lĩnh vực dịch vụ tài chính, trong đó ưu tiên phát triển dịch vụ cho các nhóm đối tượng trung lưu và đối tượng có thu nhập cao hoặc đối tượng khách hàng trẻ tuổi, quy trình nghiệp vụ, số lượng sản phẩm mới, thời gian xử lý nghiệp vụ...
Thúc đẩy hoạt động Marketing các sản phẩm dịch vụ của BIDV một cách bài bản, rõ nét hơn, tăng cường các chương trình nhằm quảng bá thương
hiệu hình ảnh của mình cũng như hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh, sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng…
Mở rộng nền khách hàng trong đó tập trung khai thác tối đa nền khách hàng của BIDV và mở rộng ra các khách hàng trong nền kinh tế nhằm mục tiêu tiêu tăng trưởng, mở rộng thị trường,
Phát triển mạng lưới kênh phân phối sản phẩm, đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư, từng bước gia tăng ảnh hưởng và giá trị của BIDV trên thị trường tài chính; tập trung định hình và hoàn thiện mạng lưới kinh doanh ngân hàng, bảo hiểm, ATM, POS, gia tăng đầu tư chứng khoán; đẩy mạnh đầu tư các dự án có ưu thế trong cạnh tranh sau khi Việt Nam gia nhập WTO ở các lĩnh vực năng lượng, hạ tầng kỹ thuật, cảng biển, bất động sản; đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ.
Tính đến nay, BIDV đã đưa ra 27 sản phẩm dịch vụ mới, với nhiều tiện ích đa dạng phù hợp như: Dịch vụ gửi/nhận tin nhắn tự động SMS, dịch vụ hợp đồng tương lai hàng hoá, giao dịch phái sinh lãi suất, thanh toán hoá đơn. BIDV cũng đẩy mạnh dịch vụ thanh toán lương tự động, kết nối thanh toán thẻ với Banknetvn, triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Internet banking, phone banking, Home banking, liên kết với Westerm Union thực hiện chuyển tiền quốc tế….
Không chỉ dừng lại ở những dịch vụ trên, sắp tới BIDV còn triển khai 2 kênh phân phối hiện đại là click – call (dựa trên nền tảng internet và kênh phân phối qua thoại) kết hợp bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng với các dịch vụ khác theo mô hình “one stop service” (dịch vụ một cửa). Tất cả sẽ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tài chính cơ bản của khách hàng và đem lại một nguồn thu lớn cho BIDV.