Môi trường kinh doanh mới của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt

Một phần của tài liệu đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 57)

VII. Bố cục của luận văn

3.1. Môi trường kinh doanh mới của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt

3.1. Môi trường kinh doanh mới của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam Việt Nam

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn, với những tác động của cam kết trong qua trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh vừa thuận lợi vừa khó khăn đối với các NHTM, đó là:

Các NHTM Việt Nam sẽ có động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng phải được nâng cao, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật trong hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kêt với hội nhập quốc tế.

Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống NHTM Việt Nam trong các giao dịch quốc tế. Đồng thời các NHTM có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Hội nhập quốc tế sẽ giúp các NHTM tiếp cận và chuyên môn hoá các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Chính hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia vào tất cả các giao dịch tại Việt Nam, từ đó buộc các NHTM Việt Nam phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải

thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng tại Việt Nam. Hơn nữa, việc mở cửa thị trường cho hàng hoá xuất khẩu Việt Nam cũng sẽ là một thuận lợ tốt để các ngân hàng mở rộng kinh doanh.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức trong môi trường kinh doanh mới, đó là:

Các NHTM Việt Nam ngày càng chịu áp lực trong việc giữ và mở rộng thị phần của mình ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, các NHTM phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt không chỉ bởi các NHTM nước ngoài mà còn phải chịu áp lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính trung gian khác và các định chế tài chính như thị trường chứng khoán, cho thuê tài chính, bảo hiểm…. Ngoài ra, việc phải loại bỏ dần những hạn chế đối với các NHTM nước ngoài có nghĩa là các NHTM nước ngoài sẽ từng bước tham gia đầy đủ vào mọi lĩnh vực hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn ngày càng gay gắt. Thực hiện hội nhập đòi hỏi chúng ta phải thực hiện lộ trình cởi bỏ những hạn chế đối với ngân hàng nước ngoài trong việc huy động vốn. Ngày 16/09/2004,Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã điều chỉnh tỷ lệ huy động tiền gửi VND đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam từ 25% lên 50%. Việt Nam cũng đang cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng theo lộ trình nới lỏng dần và tiến tới xoá bỏ các hạn chế đối với hoạt động ngân hàng. Tháng 9/2008, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép thành lập ngân hàng nước ngoài 100% vốn tại Việt Nam và hiện nay đã có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Hội nhập ngân hàng đòi hỏi các NHTM phải nhanh chóng tăng quy mô, đầu tư công nghệ, cải tiến trình độ quản lý. Công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cũng như tiềm lực tài chính

dồi dào của những ngân hàng nước ngoài sẽ là ưu thế cơ bản tạo ra sức ép cạnh tranh trong ngành ngân hàng và buộc các ngân hàng Việt Nam phải tăng thêm vốn, và đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản trị, hiện đại hoá hệ thống thanh toán để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ngân hàng thì sự cạnh tranh cũng ngày càng quyết liệt. Ngày nay, ngoài những nghiệp vụ truyền thống như tín dụng và đầu tư thì dịch vụ ngân hàng cũng tạo nên sắc thái mới cho ngân hàng trong chiến lược cạnh tranh và tạo thị phần cho mình.

Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn tới

3.2.1. Định hướng chung

Định hướng phát triển một số dịch vụ ngân hàng chủ yếu sẽ bao gồm: định hướng phát triển huy động vốn, phát triển dịch vụ tín dụng và đầu tư, phát triển dịch vụ thanh toán, phát triển dịch vụ ngoại hối và nghiệp vụ đầu tư của các tổ chức tín dụng trên thị trường tài chính, phát triển thị trường ngân hàng và xác định đối tượng của hệ thống ngân hàng và cuối cùng là phát triển các dịch vụ khác.

Cần từng bước mở rộng hoạt động ngân hàng quốc tế của các tổ chức tín dụng Việt Nam ra thị trường tài chính quốc tế thông qua các hình thức hiện diện thương mại và cung cấp qua biên giới. Cho phép các tổ chức tín dụng Việt Nam tiến hành không hạn chế các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và kinh doanh tiền tệ mới, đặc biệt là các nghiệp vụ phát sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế theo thông lệ quốc tế trên thị trường tài chính quốc tế nhằm tối đa hoá cơ hội đầu tư và giảm thiểu rủi ro. Đến năm 2010, thực hiện mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng, loại bỏ căn bản các hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong

nước, các giới hạn hoạt động ngân hàng (quy mô, tổng số dịch vụ ngân hàng được phép…) đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài; giữa các tổ chức tín dụng nước ngoài với nhau theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia và các nguyên tắc khác trong Thoả thuận GATS/WTO và các thoả thuận quốc tế khác không mâu thuẫn với thoả thuận GATS/WTO.

Thử làm một phép so sánh đơn giản giữa các NHTM Việt Nam hiện nay với các ngân hàng thương mại ở các nước phát triển trên một số tiêu chí để thấy thực trạng của các NHTM Việt Nam, từ đó có giải pháp tương thích, tổng thể chuẩn bị cho các ngân hàng thương mại Việt Nam bước vào thời kỳ cạnh tranh hoàn toàn bình đẳng với các ngân hàng nước ngoài ngay tại thị trường trong nước. Những tiêu chí đó như:

 Tiềm lực tài chính mạnh (không chỉ đối với ngân hàng mẹ mà còn ở ngân hàng chi nhánh)

 Cơ chế nghiệp vụ kinh doanh đa năng theo qui luật thị trường, hoàn toàn vì mục tiêu lợi nhuận.

 Kỹ thuật và kinh nghiệm kinh doanh lâu đời

 Công nghệ hiện đại, trình độ kinh doanh tiên tiến, sản phẩm kinh doanh đa dạng ...

Có thể khẳng định, chỉ minh dẫn một số tiêu chí trên đã thấy các NHTM Việt Nam thua kém xa so với các ngân hàng thương mại ở các nước phát triển.

Trên cơ sở đó, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã vạch ra những định hướng cụ thể cho hoạt động của mình, đó là:

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam sẽ tiếp tục đảm nhiệm tốt vai trò ngân hàng bán buôn phục vụ các dự án tài chính nông thôn của ngân hàng thế giới, thực hiện tốt vai trò đầu mối tiếp nhận và quản lý nguồn vốn uỷ thác. Bên cạnh đó, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển

hoạt động ngân hàng bán lẻ - một lĩnh vực rất tiềm năng để đa dạng hoá loại hình kinh doanh và tăng thêm nguồn thu, duy trì hoạt động ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tương đối độc lập nhau

Về năng lực tài chính, BIDV đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng không ngừng về quy mô tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ, lợi nhuận…. đảm bảo sự tăng trưởng vững chắc.

Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn: BIDV sẽ chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chuyển dịch cơ cấu tín dụng, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Về sản phẩm dịch vụ, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam sẽ đẩy mạnh đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiến hành triển khai đồng bộ các sản phẩm ngân hàng thương mại để tăng thêm nguồn thu, phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghệ thông tin, phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. BIDV sẽ xây dựng nền móng công nghệ cơ bản cho một ngân hàng hiện đại, đa năng, tạo ra bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ, tiến tới trình độ của các ngân hàng trong khu vực.

Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức - quản lý, hoạt động điều hành theo tiêu thức ngân hàng hiện đại

Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm. Cũng như không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Chuẩn bị tốt cho quá trình cổ phần hoá BIDV, cũng như các điều kiện cần thiết để phát triển theo mô hình tập đoàn: BIDV đang xây dựng đề án

hình thành Tập đoàn tài chính với 4 trụ cột là Ngân hàng - Bảo hiểm - Chứng khoán - Đầu tư tài chính

3.2.2. Định hướng đa dạng hoá loại hình kinh doanh

Trong quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng và mạnh mẽ như hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt không chỉ giữa các NHTM trong nước mà còn là sự cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Vì thế, việc nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua sự đa dạng hóa loại hình kinh doanh là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển. Nhận thức được thực trạng đó, ngân hàng BIDV đã vạch ra cho mình một chiến lược phát triển, đường lối kinh doanh thông qua việc đa dạng hoá các sản phẩm của mình. Cụ thể như sau:

Phát triển một hệ thống ngân hàng dịch vụ đa dạng và toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam bằng việc tiếp tục cải tiến chất lượng và hiệu quả của dịch vụ ngân hàng truyền thống, bắt kịp hệ thống ngân hàng hiện đại và cung cấp các dịch vụ tài chính có sử dụng công nghệ cao, có thể cung cấp các dịch vụ gia tăng cho khách hàng.

Phát triển hệ thống ngân hàng dịch vụ đa dạng có sự liên kết chặt chẽ giữa dịch vụ tín dụng và dịch vụ phi tín dụng, và giữa dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính phi ngân hàng để cung cấp các dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế với giá cả cạnh tranh.

Mở rộng lĩnh vực dịch vụ tài chính, trong đó ưu tiên phát triển dịch vụ cho các nhóm đối tượng trung lưu và đối tượng có thu nhập cao hoặc đối tượng khách hàng trẻ tuổi, quy trình nghiệp vụ, số lượng sản phẩm mới, thời gian xử lý nghiệp vụ...

Thúc đẩy hoạt động Marketing các sản phẩm dịch vụ của BIDV một cách bài bản, rõ nét hơn, tăng cường các chương trình nhằm quảng bá thương

hiệu hình ảnh của mình cũng như hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh, sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng…

Mở rộng nền khách hàng trong đó tập trung khai thác tối đa nền khách hàng của BIDV và mở rộng ra các khách hàng trong nền kinh tế nhằm mục tiêu tiêu tăng trưởng, mở rộng thị trường,

Phát triển mạng lưới kênh phân phối sản phẩm, đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư, từng bước gia tăng ảnh hưởng và giá trị của BIDV trên thị trường tài chính; tập trung định hình và hoàn thiện mạng lưới kinh doanh ngân hàng, bảo hiểm, ATM, POS, gia tăng đầu tư chứng khoán; đẩy mạnh đầu tư các dự án có ưu thế trong cạnh tranh sau khi Việt Nam gia nhập WTO ở các lĩnh vực năng lượng, hạ tầng kỹ thuật, cảng biển, bất động sản; đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Tính đến nay, BIDV đã đưa ra 27 sản phẩm dịch vụ mới, với nhiều tiện ích đa dạng phù hợp như: Dịch vụ gửi/nhận tin nhắn tự động SMS, dịch vụ hợp đồng tương lai hàng hoá, giao dịch phái sinh lãi suất, thanh toán hoá đơn. BIDV cũng đẩy mạnh dịch vụ thanh toán lương tự động, kết nối thanh toán thẻ với Banknetvn, triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Internet banking, phone banking, Home banking, liên kết với Westerm Union thực hiện chuyển tiền quốc tế….

Không chỉ dừng lại ở những dịch vụ trên, sắp tới BIDV còn triển khai 2 kênh phân phối hiện đại là click – call (dựa trên nền tảng internet và kênh phân phối qua thoại) kết hợp bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng với các dịch vụ khác theo mô hình “one stop service” (dịch vụ một cửa). Tất cả sẽ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tài chính cơ bản của khách hàng và đem lại một nguồn thu lớn cho BIDV.

3.3. Một số giải pháp cơ bản

3.3.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính và sức cạnh tranh của các ngân hàng tranh của các ngân hàng

Thứ nhất: Nâng cao năng lực tài chính:

Bảng 3.1: Vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của các NHTM đến 31/12/2008

Đơn vị tính: tỷ đồng

Tên NH/chỉ tiêu AGRIBANK ICB BIDV VCB ACB SACOM

BANK

Vốn chủ sở hữu 20.989 7.626 9.969 13.794 7.766 7.758

Tổng tài sản 386.868 187.534 242.316 221.951 119.941 68.439

Về tổng tài sản, đến thời điểm 31/12/2008, BIDV vẫn là NHTM có tiềm lực tài chính lớn thứ 2 sau ngân hàng Nông nghiệp. Tuy nhiên, mức vốn điều lệ cũng như tổng tài sản trên vẫn còn khá khiêm tốn so với các ngân hàng nước ngòai trong khu vực

Dưới đây là bảng thể hiện vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng hàng đầu trên thế giới

Với tiềm lực tài chính hùng mạnh của các NHNNg như trên thì một khi cam kết của WTO hoàn toàn đựơc áp dụng thì sức mạnh cạnh tranh của BIDV sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Bên cạnh đó, Trong những năm gần đây các NHTM CP đã luôn đặt việc tăng vốn điều lệ là mục tiêu quan trọng chiến lược kinh doanh của. Mục tiêu tăng vốn của các NHTM CP được thể hiện sơ lược qua bảng dưới đây:

Bảng 3.3: Tăng vốn điều lệ của 05 NHTM CP lớn trong giai đoạn 2008 - 2010

(Nguồn: Tạp chí công nghệ ngân hàng số 27 (tháng 06/2008))

Theo xu thế tăng vốn như trên của các NHTM CP thì năng lực cạnh tranh của các NHTM CP sẽ được nâng lên đáng kể, tất yếu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vị trí của BIDV trên thị trường Việt Nam trong những năm sắp tới.

Để nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh của các NHTM Việt Nam thì các ngân hàng phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp. Năng lực tài chính của các NHTM nước ta nhìn chung là kém, tất cả các chỉ số đều còn thấp so với các nước trong khu vực. Do đó, để nâng cao năng lực tài chính, các ngân hàng cần khẩn trương tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống rủi ro:

 Phát hành cổ phiếu ở mức cần thiết hoặc bán tài sản hoặc thuê lại để bổ sung vốn điều lệ nhằm đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, xử lý

Một phần của tài liệu đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)