Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 33)

VII. Bố cục của luận văn

1.4.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Cũng như với các ngân hàng Trung Quốc, Việt Nam cũng học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ những chính sách của chính phủ Hàn Quốc cũng như cách quản trị của các ngân hàng Hàn Quốc, đó là:

- Thứ nhất: Để giảm thiểu chi phí quản lý, các ngân hàng cần phải

tăng cường đầu tư vào công nghệ thông tin, đặc biệt là việc tự phát triển hệ thống công nghệ thông tin sẽ giúp tiết giảm chi phí và hiệu quả hơn, tăng quy mô tài sản lên một mức nhất định vẫn duy trì được các chi phí theo tỷ lệ tương ứng một cách tiết kiệm.

- Thứ hai: Để giảm thiểu các rủi ro tín dụng, thì Việt Nam cần có một

hệ thống xếp hạng tín dụng hiệu quả (bao gồm cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin…), riêng ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc (IBK) cũng có trên 20 mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng theo quy mô, theo ngành, theo lịch sử phát triển của doanh nghiệp…. Các ngân hàng cũng phải duy trì được đủ cán bộ tín dụng có năng lực, việc thẩm định tín dụng phải độc lập và có hiệu quả, các khoản vay phải có tài sản đảm bảo, một số ngân hàng của Hàn Quốc khi thực hiện các khoản vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì sẽ không đặt ra một tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm.

Đối với các sản phẩm cho vay, thì các ngân hàng nên thực hiện cho vay với lãi suất tăng dần có quyền lựa chọn vốn hoá khoản vay trong doanh nghiệp: các sản phẩm cho vay này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp thiếu vốn lưu động và ngân hàng dự đoán tình hình tài chính của doanh nghiệp có xu hướng phát triển. Lãi suất của khoản vay tăng dần trong 3 năm từ khi cho vay và ngân hàng có quyền chuyển đổi khoản vay thành vốn góp hoặc trái phiếu chuyển đổi của chính doanh nghiệp vay vốn.

Thực hiện cho vay theo mạng lưới: Trên cơ sở cam kết thanh toán và thư

giới thiệu của nhà thầu chính ngân hàng sẽ cung cấp cho nhà thầu phụ, các nhà thầu phụ này sẽ mở tài khoản tại ngân hàng. Nhà thầu chính sẽ thanh

toán cho nhà thầu phụ để trả nợ ngân hàng, ngân hàng sẽ thu nợ trên cơ sở xem xét dòng tiền của phương án, kế hoạch vay vốn….

Về cho vay thanh toán: ngân hàng sẽ cho vay ngắn hạn đáp ứng các nhu

cầu thanh toán của doanh nghiệp nhằm giảm các gánh nặng tài chính cho người cung cấp. Ví dụ như ở Hàn Quốc, ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc (IBK) thực hiện các khoản vay dựa trên tiềm lực của POSCO – một hãng sản xuất thép lớn của Hàn Quốc. IBK cho vay các đại lý của POSCO thông qua việc điều tra thông tin khách hàng từ POSCO và lượng tài khoản tiền gửi dài hạn của POSCO tại IBK. Khoản vay từ nguồn vốn dài hạn này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với POSCO, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này vay đựơc với nguồn vốn giá rẻ.

Một phần của tài liệu đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)