Hoạt động huy động vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 41)

VII. Bố cục của luận văn

2.2.1. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng

Huy động vốn bao gồm việc nhận tiền gửi bằng tiền Đồng và bằng ngoại tệ cũng như sử dụng thị trường tiền tệ và phát hành các giấy tờ có giá ngắn và dài hạn.

BIDV hiện đang thực hiện chiến lược nhằm đa dạng hóa nguồn huy động bao gồm nhiều sản phẩm tiết kiệm, cung ứng thêm nhiều tiện ích tiền gửi, giao nhiều quyền hạn cho các giám đốc chi nhánh trong việc định lãi suất và phát triển quan hệ hợp tác với các khách hàng lớn nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, lượng vốn huy động của tổ chức kinh tế và dân cư lên tới 146.263 tỷ đồng chiếm 80,76% tổng nợ phải trả của BIDV.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của BIDV 2005-2008 Đơn vị: tỷ đồng TT Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 2007 2008 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Nguồn vốn huy động 87.026 110.696 125.375 146.263 1 Phân theo khách hàng 87.026 110.696 125.375 146.263 + TCKT 43.095 49,52 60.615 54,76 70.210 56 88.256 60,3 + Dân cư 43.931 50,48 50.081 45,24 55.165 44 58.007 39,7 2 Phân theo kỳ hạn 87.026 110.696 125.375 146.263 + Không kỳ hạn 20.861 23,97 22.455 20,29 22.880 18,25 44.936 30,7 + Dưới 12 tháng 30.322 34,84 44.667 40,35 51.629 41.18 52.337 35,8 + Từ 12 tháng trở lên 35.843 41,19 43.574 39,36 50.866 40.57 48.990 33,5

3 Phân theo loại tiền 87.026 110.696 125.375 146.263

+ VND 68.663 78,90 86.622 78,25 90.458 72,15 107.708 73,6 + Ngoại tệ 18.363 21,10 24.074 21,75 34.467 27.85 38.555 26,4

Ghi chú:

Chỉ tiêu huy động vốn được lấy theo hướng dẫn tại Thông tư số 49/2004/TT-BTC ngày 03/6/2004 hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng nhà nước, bao gồm:

 Tiền gửi dân cư;  Tiền gửi tổ chức kinh tế;

 Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV 2005-2008)

Qua bảng trên cho thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động của BIDV theo dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao. Trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng nhiều hơn tiền gửi của dân cư. Điều này có nghĩa là BIDV đang ngày

càng chú trọng quan hệ đối với các khách hàng tổ chức, các định chế tài chính. Trong đó, tỷ trọng nguồn vốn huy động có kỳ hạn > 12 tháng cũng luôn tăng qua các năm. Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn huy động theo đơn vị tiền tệ thì đồng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao so với đồng ngoại tệ, chiếm trên 70% trong tổng số nguồn vốn huy động.

 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn:

Trong những năm qua, nguồn vốn huy động của BIDV luôn đạt được mức tăng trưởng ổn định, mức tăng trưởng bình quân 24%. Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động đạt 166.291 tỷ đồng, tăng trưởng 27,3% (cao hơn mức trung bình hệ thống là 21,5%). Riêng 6 tháng đầu năm 2008, thị phần huy động vốn của BIDV chiếm 12,4% tổng nguồn vốn toàn ngành

Tốc độ huy động vốn 2004-2008

Đến cuối năm 2008, cả nước có 37 NHTMCP, 29 NHTM nước ngoài, 4 NHTMQD, 01 NHCS, 01 NH phát triển. Tổng dư nợ cho vay, huy động vón của toàn ngành ngân hàng phần lớn tập trung vào 3 NHTMQD và 3 NHTMCP được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.3: Thị phần các NHTM lớn ở Việt Nam

Huy động vốn (%) Dư nợ

Tên NHTM 2006 2007 2008 2006 2007 2008

( Nguồn : Báo cáo thường niên của các NHTM từ năm 2006_2008)

Hiện tại thị phần huy động vốn của BIDV vẫn chiếm tỷ trọng thấp (10,45%) so với toàn ngành kinh tế. Và tỷ trọng này đã và đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây (11,83% năm 2007 xuống còn 10,45% năm 2008), trong khi đó những NHTM CP tiêu biểu thì luôn tăng và khối các NHNNg và NHLD cũng tăng. Điều này cho thấy sức mạnh cạnh tranh của BIDV đang có chiều hướng giảm, xa hơn nữa là hiện tại các NHTMCP, NHNNg và NHLD không ngừng phát triển mạng lưới hoạt động xuống cả khu vực nông thôn, đa dạng hóa các sản phẩm, công nghệ trình độ quản lý… để dành giật khách hàng, mở rộng thị phần, điều này tất yếu sẽ làm cho thị phần của BIDV sẽ càng bị giảm trong tương lai.

Một phần của tài liệu đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)