Theo thống kê của Vụ tổ chức phi chính phủ - Bộ Nội vụ, đến tháng 12 năm 2006, ở nƣớc ta có 364 hội có phạm vi hoạt động toàn quốc, hơn 6.600 hội hoạt động trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và cấp huyện. Có 23 hội ở trung ƣơng đƣợc Bộ Nội vụ giao 320 biên chế cán bộ chuyên trách. Riêng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có 114 hội thành viên, trong đó có 64 hội ngành trung ƣơng và 50 Liên hiệp hội địa phƣơng. Trong hệ thống các liên hiệp hội có hơn 200 đơn vị nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo, 150 tờ báo, tạp chí, bản tin.
Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam hiện có trên 7.783 hội viên là những hiệp hội, hội doanh nghiệp ở trung ƣơng và địa phƣơng, các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nƣớc, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nếu tính cả số hội viên trực tiếp và gián tiếp thì số hội viên của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệo Việt Nam có khoảng trên 50.000 đơn vị thành viên, đại diện cho trên 150.000 doanh nghiệp trên cả nƣớc và 2,5 triệu hộ kinh doanh có đăng ký.
Đối với các NGO, ngay từ năm 1948 đã xuất hiện một số tổ chức hoạt động nhân đạo, nhƣng từ năm 1975 – 1979 các hoạt động này chững lại do Mỹ thực hiện chính sách cấm vận đối với nƣớc ta. Đến 1988, các đại diện của các NGO đã bắt đầu quay trở lại Việt Nam để thiết lập các kênh viện trợ, tài trợ và giúp đỡ
tăng lên đều đặn. Hiện nay có khoảng 600 tổ chức liên hệ với Việt Nam. Trong đó có khoảng 350 tổ chức đang có dự án triển khai, 175 tổ chức thuộc nhóm này đã đặt văn phòng đại diện hay trụ sở làm việc tại Việt Nam. Khoảng 150 NGO còn lại chỉ có quan hệ mang tính sự vụ và thời điểm. Hiện nay, mặc dù sự hỗ trợ tài chính của tổ chức phi chính phủ không lớn, nhƣng ảnh hƣởng tích cực của những tổ chức này ở chỗ họ tìm tòi và thử nghiệm những cách tiếp cận mới, đào tạo cán bộ chất lƣợng cao và đề xuất những ý tƣởng sáng tạo cho giới hoạch định chính sách…
Với tính chất dân sự, các CSO tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội nhƣ xây dựng chính sách, pháp lý, kinh tế, giáo dục – đào tạo, y tế, an sinh, từ thiện, tôn giáo… chủ yếu thông qua môi trƣờng hoạt động là các phong trào xã hội.
Theo khảo sát của Viện Những vấn đề phát triển Việt Nam, các tổ chức xã hôi dân sự đƣợc phân thành các nhóm để điều tra khảo sát bao gồm:
- MTTQ;
- Liên đoàn Lao động, Công đoàn;
- Hội Liên hiệp Thanh niên, Đoàn Thanh niên;
- Nhóm các liên hiệp hội, liên minh và các hiệp hội nghề nghiệp; - Nhóm Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ; - Nhóm các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học;
- Nhóm các NGO trong nƣớc và quốc tế;
- Nhóm các tổ chức quần chúng, các nhóm tự nguyện, không chính thức: ngƣời cao tuổi, đồng hƣơng, đồng môn, khuyến học…;
- Nhóm các tổ chức tín ngƣỡng;
- Nhóm các cơ quan báo chí, truyền thông.
Các nội dung khảo sát gồm có: Gây ảnh hƣởng đối với chính sách công; Duy trì trách nhiệm giải trình của Chính phủ và các công ty tƣ nhân; Đáp ứng những mối quan tâm của xã hội; Tăng cƣờng quyền lực cho công dân; Đáp
ứng các nhu cầu của xã hội; Thúc đẩy dân chủ; Tăng cƣờng tính minh bạch tài chính; Thúc đẩy tính khoan dung của xã hội; Thúc đẩy tính phi bạo lực và hoà bình; Thúc đẩy bình đẳng giới; Xoá nghèo; Duy trì môi trƣờng bền vững.
Địa điểm điều tra gồm có 900 mẫu chia đều trên địa bàn 9 tỉnh đại diện cho các vùng miền trên cả nƣớc: Hà Nội, Hà Tây, Cao Bằng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng, Đồng Tháp.
Kết quả khảo sát thực tế về tính hiệu quả của từng CSO cho thấy:
Mặt trận Tổ quốc (MTTQ)
Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung vai trò của MTTQ đƣợc thừa nhận khá rõ. Trong những mục tiêu và nội dung công việc đƣa ra, MTTQ nhận đƣợc trung bình 72.3% ý kiến đánh giá hoạt động hiệu quả.
Mặc dù vậy, vẫn còn 15.8% ý kiến cho rằng, MTTQ tham gia các hoạt động XHDS trên nhƣng không hiệu quả.
Liên đoàn Lao động/Công đoàn
Chỉ số ghi nhận mức độ hiệu quả của các tổ chức công đoàn khá cao, đạt 66.9%. Chỉ số đánh giá không hiệu quả về hoạt động của công đoàn, tƣơng đối ngang bằng nhau, trung bình là 22.5%.
Tuy nhiên với tƣ cách là đại diện cho quyền lợi và đấu tranh cho lợi ích chính đáng của ngƣời lao động thì việc có đến một phần tƣ mẫu nghiên cứu (26.4%) cho rằng, các CSO dạng này hoạt động kém hiệu quả trong việc tăng cƣờng quyền lực cho công dân.
Hội Liên hiệp Thanh niên/Đoàn Thanh niên
Các tổ chức thanh niên đƣợc đánh giá hiệu quả nhất trong việc thúc đẩy dân chủ với 80.1% ngƣời lựa chọn. Chỉ số trung bình đồng ý với hiệu quả của các tổ chức thanh niên trong các hoạt động của XHDS là 62.9%.
Số ngƣời không ghi nhận vai trò của Hội Liên hiệp Thanh niên/Đoàn Thanh niên trung bình chiếm 23.7% mẫu nghiên cứu. Trong đó việc duy trì
trách nhiệm giải trình của Chính phủ và các công ty tƣ nhân của các tổ chức thanh niên là kém hiệu quả nhất, với 40.6% ngƣời lựa chọn.
Các nhóm liên hiệp hội, liên minh và các hiệp hội nghề nghiệp
Nhóm tổ chức này bao gồm Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, các hiệp hội nghề nghiệp, cùng các tổ chức trực thuộc có số ngƣời đánh giá hiệu quả tƣơng đối ngang nhau, xấp xỉ 45%. Những mảng hoạt động của nhóm CSO này đƣợc nhiều ngƣời cho là có hiệu quả tập trung chủ yếu ở các nội dung nhƣ: đáp ứng các nhu cầu xã hội; đáp ứng những quan tâm của xã hội; xoá nghèo; duy trì môi trƣờng bền vững.
Mặc dù đƣợc đánh giá cao trong một số hoạt động nhƣng các nhóm CSO này cũng vẫn còn một số hạn chế trong một số lĩnh vực nhƣ việc gây ảnh hƣởng đối với chính sách công (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam), đáp ứng những quan tâm của xã hội, tăng cƣờng tính minh bạch tài chính (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), duy trì trách nhiệm giải trình của Chính phủ và tƣ nhân, tăng quyền lực cho công dân, thúc đẩy khoan dung của xã hội, thúc đẩy tính phi bạo lực và hoà bình (các hội nghề nghiệp).
Nhƣ vậy, qua kết quả khảo sát có thể thấy đây là một trong những nhóm có hiệu quả thấp nhất trong số các nhóm CSO khi thực hiện mục tiêu và nội dung công việc đặc trƣng của XHDS.
2.1.3.5. Nhóm Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ
Chỉ số ghi nhận có hiệu quả của cả nhóm là 62.2%, trong đó Hội Liên hiệp Phụ nữ có chỉ số cao nhất (68.9%), đặc biệt là hiệu quả trong việc thúc đẩy bình đẳng giới (81.7%). Hội Nông dân cũng đƣợc đánh giá cao trong các mục tiêu và hoạt động về xoá nghèo (76.5%). Hội Chữ thập đỏ đƣợc đánh giá cao trong các nội dung nhƣ đáp ứng nhu cầu xã hội (73.2%), thúc đẩy khoan dung của xã hội (70.1%)…
Nhóm CSO này cũng có cùng sự kém hiệu quả trong hai nội dung là duy trì trách nhiệm giải trình của Chính phủ và các công ty tƣ nhân (28%) và tăng cƣờng tính minh bạch tài chính (28.2%).
Nhóm các viện nghiên cứu, các trường đại học
Theo đánh giá thì hiệu quả của nhóm này là 55%. Trong đó nội dung đƣợc phát huy hiệu quả nhất là đáp ứng các nhu cầu xã hội (71.9%), còn kém hiệu quả nhất là các hoạt động liên quan đến xoá nghèo (31.3%).
Nhóm các NGO trong nước và NGO quốc tế tại Việt Nam
Chỉ số ghi nhận của nhóm này không cao, chỉ ở mức 44.5%, trong đó chỉ số của NGO quốc tế tại Việt Nam là 47.8%, cao hơn chỉ số của các NGO Việt Nam (41.1%). Các số liệu cho thấy các NGO quốc tế tại Việt Nam đã phát huy thế mạnh chủ yếu trong các vấn đề liên quan đến chất lƣợng sống của ngƣời dân nhƣ xoá nghèo (62.3%), thúc đẩy tính phi bạo lực và hoà bình (59.6%). Trong khi đó các chỉ số đó của các NGO Việt Nam lần lƣợt là 55.5%, 53.1%, 52.2%.
Chỉ số ghi nhận sự không hiệu quả của nhóm là 28.3%, sự hạn chế tập trung ở các nội dung liên quan đến mối liên hệ với chính sách vĩ mô của nhà nƣớc nhƣ tăng quyền lực cho công dân hay đáp ứng những mối quan tâm của xã hội, ở các NGO Việt Nam, các chỉ số đó lần lƣợt là 34% và 35.5%; còn đối với các NGO quốc tế tại Việt Nam, các chỉ số đó là 33.2% và 35.3%. Riêng các NGO Việt Nam, chỉ số đáp ứng nhu cầu xã hội đứng thấp nhất trong 17 nhóm CSO với 33.1%.
Nhóm các tổ chức quần chúng/ các nhóm tự nguyện/ không chính
thức: người cao tuổi; đồng hương; đồng môn; khuyến học…
Mặc dù chỉ số hiệu quả trung bình của nhóm là 41.5% nhƣng các số liệu trong từng nội dung công việc có sự chênh lệch rất lớn. Điều này đƣợc thể hiện ở việc ghi nhận khá cao ở một số nội dung nhƣ thúc đẩy dân chủ
(70.6%), đáp ứng các nhu cầu xã hội (69.5%), thúc đẩy tính khoan dung của xã hội (68.8%) thì một số nội dung ghi nhận hiệu quả rất thấp dƣới 16% nhƣ thúc đẩy bình đẳng giới, xoá nghèo và duy trì môi trƣờng bền vững.
Nhóm các tổ chức tín ngưỡng
Đây là nhóm tổ chức có hiệu quả trung bình xếp vị trí áp chót: 41.2%. Công việc đƣợc ghi nhận nhiều là thúc đẩy tính khoan dung của xã hội (58.7%). Còn những nội dung đánh giá kém hiệu quả là đáp ứng những mối quan tâm của xã hội, duy trì môi trƣờng bền vững, xoá nghèo…
Nhóm các cơ quan báo chí, truyền thông
Đây là nhóm đƣợc ghi nhận hiệu quả nhiều nhất với trung bình 75.8% số ngƣời đƣợc hỏi. Đặc biệt đƣợc thừa nhận có hiệu quả trong cả 12 nội dung công việc, trong đó có 8 dạng hoạt động của tổ chức dân sự này đứng đầu trong 12 nhóm đã cho, cụ thể là: đáp ứng môi trƣờng quan tâm của xã hội 85.6%, thúc đẩy dân chủ 84.6%, gây ảnh hƣởng đối với chính sách công 76.8%, tăng cƣờng minh bạch tài chính 67.3% và đặc biệt là một nội dung rất khó đối với các nhóm CSO khác là duy trì trách nhiệm giải trình của Chính phủ và tƣ nhân với 68.5% ngƣời ghi nhận. Điều này khẳng định vai trò của báo chí, truyền thông ngày càng tăng trên các lĩnh vực; khẳng định sự đóng góp lớn nhất trong vai trò và vị thế của XHDS Việt Nam trong thời gian qua.
Khi đƣợc hỏi về các yếu tố tác động nhiều nhất đến hiệu quả hoạt động của các CSO, câu trả lời nhận đƣợc là:
- Vai trò chính trị của cơ quan bảo trợ: 47.8%; - Mức độ quan hệ với các cơ quan nhà nƣớc: 40%; - Mức độ liên kết với các NGO trong nƣớc: 4.5%; - Mức độ liên kết với các NGO quốc tế: 5.9%;
Điều này cho thấy vai trò của nhà nƣớc đối với hoạt động của CSO cũng chỉ đạt 40%, còn yếu tố cơ quan bảo trợ cho CSO mới quan trọng nhất (47.8%).
Những yếu tố đƣợc cho là cản trở hoạt động và sự phát triển của CSO gồm có:
- Thể chế chính trị: 33.1%; - Thể chế kinh tế: 17.8%;
- Yếu tố văn hoá, truyền thống: 10.6%; - Sự mất dân chủ: 60.7%;
- Tham nhũng: 52%;
- Tính công khai minh bạch: 17.2%; - Bất bình đẳng giới: 15.8%;
- Nghèo đói: 27.1%;
- Môi trƣờng xã hội phức tạp: 22.1%; - Thói quen của ngƣời dân: 26.7%.
Nhƣ vậy yếu tố bị cho là gây trở ngại nhất đó là sự mất dân chủ (60.7%), kế đến là nạn tham nhũng (52%).