Các khái niệm về XHDS

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 33)

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm XHDS, bởi thoạt đầu, XHDS đƣợc hình thành từ những nhóm, cộng đồng có chung nhu cầu, sở thích, giới tính, chính kiến, nghề nghiệp… Nhƣ vậy, XHDS đã có từ xa xƣa, khi mà con ngƣời biết tập hợp nhau lại thành những tổ chức kiểu phƣờng hội, nguồn gốc, khởi thủy của XHDS có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng từ thời nô lệ, từ khi có nhà nƣớc là đã có sự hình thành nhóm đối tác hoặc đối trọng dù là tự phát manh mún, cũng có ý kiến cho rằng XHDS chỉ hình thành từ thời kỳ phong kiến, năm kiểu gia tộc, liên gia phƣờng hội buôn bán hoặc giao lƣu văn hóa hội hè.

Ngƣời ta nói nhiều đến XHDS trong thời gần đây là sản phẩm thời kỳ phát triển tƣ bản chủ nghĩa với các quan hệ dân sự nhƣ là một đối tác, đối trọng với NNPQ. XHDS đƣợc hiểu ban đầu là đồng nhất với xã hội công dân. Vì từ nguồn gốc tiếng Pháp là société civil, tiếng Nga là Grazdanskoe obchtsestvo, tiếng Anh là civil society, do đó cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong quá trình dịch chuyển ngôn ngữ, có ngƣời dùng là XHDS, có ngƣời hiểu là xã hội công dân.

Khái niệm xã hội công dân thƣờng đƣợc hiểu là một chính thể, quốc gia đƣợc hình thành từ nhiều loại công dân: thƣờng dân, chính dân, thứ dân, lƣơng dân hoặc dị dân, kiều dân… Khái niệm xã hội công dân đƣợc hiểu một cách khác là để phân biệt với xã hội thần dân (civil people). Nhƣ vậy xã hội công dân nghiêng về cấu trúc (structure) kết cấu trong hệ thống xã hội, còn XHDS thì đƣợc hiểu thêm cả chức năng (function) và mối quan hệ trong hệ thống.

Theo Bách khoa thƣ mở: XHDS đƣợc hiểu là một mảng của đời sống xã hội có tổ chức, mang tính tự nguyện, tự tái tạo, (hầu nhƣ) tự tài trợ, độc lập với nhà nƣớc, và gắn bó với nhau bằng một trật tự pháp lý hay một số nguyên tắc chung. XHDS là một xã hội mà ở đó ngƣời dân biết tự lo lấy cho mình rất

nhiều chuyện, biết tự tổ chức lại để phát huy năng lực sáng tạo, hiện thực hóa các ý tƣởng để tƣơng tác với nhà nƣớc nhằm đạt tới một nền quản trị quốc gia minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm[43].

Theo Liên minh thế giới về sự tham gia của người dân, XHDS đƣợc định nghĩa là: Diễn đàn giữa gia đình, nhà nƣớc và thị trƣờng, nơi mà mọi con ngƣời bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung[17].

Với định nghĩa này, khái niệm XHDS đã thể hiện đƣợc những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, XHDS đƣợc coi là một “diễn đàn”, một không gian nơi mà

mọi ngƣời có thể đến với nhau và tìm cách gây ảnh hƣởng với xã hội lớn hơn.

Thứ hai, giữa XHDS và thị trƣờng (hiểu theo nghĩa là tổ chức kinh tế),

nhà nƣớc và gia đình có một ranh giới, một bên là tự quản, phi lợi nhuận; một bên là kinh doanh vì lợi nhuận và bên kia là tổ chức quyền lực nhà nƣớc, quản lý bằng pháp luật và các công cụ cƣỡng chế.

Thứ ba, chức năng và mục tiêu của XHDS vì lợi ích, quyền lợi của cộng

đồng.

Theo Viện Những vấn đề phát triển Việt Nam, XHDS là các tổ chức xã hội nằm ngoài nhà nƣớc, nằm ngoài các hoạt động của tổ chức kinh tế (thị trƣờng), nằm ngoài gia đình để liên kết ngƣời dân với nhau vì mục đích chung.

Thành phần quan trọng nhất của XHDS là các hội, hiệp hội trong dân chúng, trong làng xã, mang tính chất liên kết cộng đồng. Theo đó, ở Việt Nam, MTTQ là CSO lớn nhất, bao gồm các đoàn thể (công đoàn, phụ nữ, thanh niên, nông dân…), hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ…

Mặt khác, có thể coi XHDS là diễn đàn, là nơi mọi ngƣời bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung. XHDS hỗ trợ ngƣời dân thực thi pháp luật, đồng thời phản ánh nguyện vọng của ngƣời dân. Nếu thể chế nhà nƣớc hoạt động dựa vào luật, thể chế thị trƣờng hoạt động dựa vào lợi nhuận thì XHDS vẫn

tuân theo pháp luật, tuân theo quy luật của thị trƣờng, nhƣng thúc đẩy khía cạnh đạo đức, khai thác tính nhân văn, tính cộng đồng.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Cƣờng – Giảng viên trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, XHDS là lĩnh vực của công chúng hay lĩnh vực thứ ba bao gồm các tổ chức, nhóm hội mạng lƣới đƣợc nhân dân thiết lập nên, các tổ chức này mang tính tự nguyện của ngƣời dân tồn tại độc lập với nhà nƣớc (có tính phi chính phủ), đồng thời có tính phi lợi nhuận, tự chủ tài chính, lấy từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ ngoài ngân sách nhà nƣớc[5].

Với định nghĩa này, XHDS đƣợc hiểu với những nội dung:

Thứ nhất, XHDS là lĩnh vực của công chúng hay lĩnh vực thứ ba, lĩnh vực

có tính độc lập tƣơng đối, không phải là nhà nƣớc, cũng không phải lĩnh vực KTTT;

Thứ hai, XHDS bao gồm các tổ chức, nhóm hội, mạng lƣới đƣợc nhân

dân thiết lập nên, các tổ chức này mang tính tự nguyện của ngƣời dân tồn tại độc lập với nhà nƣớc (có tính phi chính phủ), đồng thời có tính phi lợi nhuận, tự chủ tài chính;

Thứ ba, tài chính để duy trì cho XHDS hoạt động đƣợc huy động từ

nhiều nguồn khác nhau chủ yếu từ ngoài ngân sách nhà nƣớc.

Tuy nhiên định nghĩa này không nói lên đƣợc chức năng và mục đích của XHDS, vì lợi ích và quyền lực của cộng đồng.

Theo GS.TS Đặng Ngọc Dinh - Viện trƣởng Viện Những vấn đề phát triển Việt Nam, XHDS là các tổ chức xã hội nằm ngoài nhà nƣớc, nằm ngoài các hoạt động của doanh nghiệp (thị trƣờng), nằm ngoài gia đình để liên kết ngƣời dân với nhau vì mục đích chung…

Theo TS Thang Văn Phúc, trong công trình Vai trò của xã hội công dân trong tiến trình dân chủ hóa và xây dựng NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam

cho rằng, nội dung cốt lõi của nó chính là hệ thống các quan hệ và các tổ chức của công dân và của cộng đồng để hiện thực hóa và củng cố lợi ích của cá

nhân, cộng đồng nhằm phối hợp với nhà nƣớc, khắc phục những khiếm khuyết của nhà nƣớc, hoàn thiện nhà nƣớc, đảm bảo sự ổn định, cân bằng và phát triển bền vững của nhà nƣớc và xã hội.

Với định nghĩa này, khái niệm dân sự bao gồm những nội dung:

Một là, XHDS là hệ thống các quan hệ và các tổ chức của công dân và

của cộng đồng.

Thứ hai, mục đích của XHDS là để hiện thực hóa và củng cố lợi ích của

cá nhân và cộng đồng nhằm phối hợp với nhà nƣớc, khắc phục những khiếm khuyết của nhà nƣớc, hoàn thiện nhà nƣớc, đảm bảo sự ổn định, cân bằng và phát triển bền vững của nhà nƣớc và xã hội.

Tuy nhiên định nghĩa này chƣa nói đƣợc tính tự chủ, tự quản, tính phi lợi nhuận, “tính thứ ba” của XHDS.

Từ tất cả những quan niệm và phân tích trên, có thể xem: XHDS là tổng thể các quan hệ và các tổ chức, các mạng lưới tổ chức xã hội được hình thành và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải về kinh phí, trong khuôn khổ pháp lý và đạo đức, phối hợp với nhà nước để kiểm soát và hoàn thiện NNPQ, thúc đẩy phát triển kinh tế, từng bước hoàn thiện và phát huy vai trò của xã hội dân chủ, nhằm duy trì, bảo đảm sự ổn định, cân bằng và phát triển bền vững của nhà nước và của xã hội,

CHƢƠNG 2

XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)