Sự hình thành các CSO ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 37)

Ở Việt Nam, khái niệm XHDS vẫn là một khái niệm mới, đƣợc du nhập vào Việt Nam cùng với các khái niệm tự do, bình đẳng… đầu thế kỷ XX và đƣợc quan tâm đặc biệt trong vài năm trở lại đây trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên tƣ tƣởng về XHDS, về vai trò của ngƣời dân trong xây dựng và củng cố nhà nƣớc đã xuất hiện từ rất sớm, thể hiện trong nhiều câu nói bất hủ của ngƣời xƣa nhƣ: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, “Nƣớc lấy dân làm gốc”, “Vận nƣớc thịnh hay suy, mất hay còn là do sức mạnh của dân quyết định”.

XHDS có thể đƣợc định nghĩa nhƣ lĩnh vực công, đó là những công việc ngoài gia đình và cá nhân vốn đƣợc gọi là lĩnh vực tƣ. Ở Việt Nam, có một mối quan hệ rất đặc biệt giữa nƣớc và làng. Trong đó, ở một mức độ nhất định, nhà nƣớc không thể thâm nhập vào công việc của làng. Làng ở Việt Nam có một độ tự trị tƣơng đối cao và độc lập với nhà nƣớc và các hoạt động trong phạm vi mỗi làng khá dân chủ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, làng truyền thống của Việt Nam, xét về tính chất cộng đồng, có thể coi gần nhƣ một kiểu tổ chức của XHDS.

Ở thành thị, các phƣờng, hội tồn tại từ năm 1010, các thành viên trong phƣờng cam kết giúp đỡ nhau trong sản xuất hàng hóa, trợ giúp kĩ thuật hay vốn sản xuất… Họ cũng cam kết giữ những bí quyết làm ăn và giữ một mức giá cả chung thỏa thuận.

Trong thời kì thực dân Pháp đô hộ, một số yếu tố của một XHDS đã xuất hiện mà biểu hiện của nó là sự ra đời của hàng loạt các tổ chức tự quản, tự trị. Tổ chức tiêu biểu nhất là phong trào Cải cách (Duy Tân) do Phan Bội Châu khởi xƣớng. Phan Chu Trinh, một nhà cải cách khác cũng thành lập diễn đàn chống lại những phong tục lỗi thời và khuyến khích các hoạt động từ thiện… Thành viên của phong trào cải cách này bao gồm các trí thức hay các nhà hoạt động xã hội và chủ yếu ở khu vực thành thị. Nguồn tài chính chủ yếu là từ sự đóng góp của các thành viên và các gia đình giàu có, những ngƣời không muốn chấp nhận chính quyền thực dân. Nhƣng đây chỉ là các phong trào tự phát của công dân, bất hợp pháp và hoạt động bí mật. Mặc dù các phong trào này đã phản ánh nguyện vọng của ngƣời dân muốn có tiếng nói riêng trong những vấn đề chính trị - xã hội nhƣng đó vẫn chƣa phải là XHDS.

Sau khi giành độc lập, Việt Nam xây dựng một chế độ chính trị do ngƣời dân lao động làm chủ. Độc lập dân tộc có thể coi nhƣ tiền đề xuất hiện XHDS ở Việt Nam.

Hồ Chủ tịch cũng đã từng nói: “ Nhà nƣớc của ta là Nhà nƣớc của dân”, “Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân”, “Vận mệnh quốc gia trong tay nhân dân”. Các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nƣớc viết “Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc và lãnh đạo xã hội”, “Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ”… Nhân dân đƣợc hiểu ở đây bao gồm tất cả các tổ chức quần chúng và mọi ngƣời dân, các tổ chức chính trị - xã hội, kinh tế, nghề nghiệp… nhƣng không thể hiện theo cách trực tiếp là những chủ thể “phi nhà nƣớc” mà gắn bó chặt chẽ với Đảng và Nhà nƣớc.

Quá trình hình thành Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn liền với quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi cách thực dân, phong kiến. MTTQ và các đoàn thể nhân dân đƣợc ra đời từ sự hiệu triệu, tổ chức của Đảng và chịu sự lãnh đạo của Đảng, đƣợc sự hỗ trợ to lớn của Nhà nƣớc; tổ chức và hoạt động của chúng gắn chặt với tổ chức của Đảng và Nhà nƣớc. Trong quá trình đó, sự hình thành các tổ chức đoàn thể nhân dân mang rõ tính chất tập hợp lực lƣợng để chống đế quốc và phong kiến, lợi ích của các tầng lớp nhân dân gắn liền với quá trình đấu tranh chính trị và đặc điểm này vẫn còn duy trì cho đến ngày nay. Trong điều kiện mới, tuy vẫn giữ đƣợc chức năng chính trị, nhƣng chức năng xã hội ngày càng mở rộng và phong phú. Điều đó cho thấy, thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 70 năm qua đã chứng minh rằng, sự tồn tại của XHDS là một hiện thực khách quan.

Tuy nhiên, trƣớc năm 1986, các CSO chủ yếu bao gồm các tổ chức quần chúng, thƣờng đƣợc gọi là các tổ chức chính trị - xã hội. Đây là những tổ chức đƣợc thành lập ra vào những năm 1930, gắn bó mật thiết với Đảng và hoạt động dƣới ngọn cờ MTTQ. Đầu những năm 1980, có 3 Hiệp hội nghề nghiệp đã đƣợc thành lập để thúc đẩy sự giao lƣu giữa các cá nhân quan tâm tới các lĩnh vực khoa học, văn hóa và đoàn kết, đó là Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); Liên hiệp Văn học và nghệ thuật Việt Nam và Liên hiệp các Hiệp hội Hòa bình, Hữu nghị và đoàn kết Việt Nam. Đến đầu những năm 1990, việc mở cửa cho các thành phần kinh tế đã tạo điều kiện cho các tổ chức công dân phát triển và khôi phục, mở rộng các tập quán liên quan đến sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh các tổ chức chính trị - xã hội xuất hiện các Hiệp hội nghề nghiệp xã hội ở Trung ƣơng và địa phƣơng, các Hiệp hội nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật, các nhóm không chính thức mà sau này bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ (NGO).

Các Hiệp hội nghề nghiệp – xã hội hoạt động trên quy mô quốc gia thƣờng gắn với các Liên hiệp, vào những năm 1995, có khoảng 143 Hiệp hội quốc gia đƣợc xác định là chuyên ngành trong các lĩnh vực xã hội, chuyên môn và kỹ thuật. Một trong những tổ chức lâu đời nhất là Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ VAC thuộc VUSTA. Năm 2001, các Hiệp hội hoạt động ở cấp độ quốc gia là 240, năm 2005 con số này đã tăng lên 320 Hiệp hội quốc gia.

Dƣới tên gọi các tổ chức khoa học và kỹ thuật phi lợi nhuận, nhiều tổ chức kiểu mới đã xuất hiện trong những năm 1990, thƣờng đƣợc gọi là các tổ chức xã hội, các tổ chức theo vấn đề, các tổ chức NGO địa phƣơng và gần đây gọi là các tổ chức NGO Việt Nam. Đa số đƣợc thành lập giữa năm 1992 đến 2000 và hầu hết các tổ chức này thuộc một nhóm các tổ chức theo khuynh hƣớng phát triển. Một số trung tâm có mục đích tƣơng tự đã đƣợc thành lập trong cùng một khuôn khổ pháp lý, các tổ chức này thƣờng nhỏ hơn và ít phức tạp hơn các hiệp hội. Các trung tâm địa phƣơng có thể đƣợc thành lập tại địa phƣơng có thể đƣợc thành lập tại địa phƣơng với sự chấp thuận của chính quyền cấp tỉnh, ngƣời đứng ra thành lập trung tâm thƣờng công tác tại một trƣờng đại học, viện nghiên cứu quốc gia hoặc Hiệp hội địa phƣơng hoặc một số cán bộ nhà nƣớc đã nghỉ hƣu.

Vào giữa thập kỷ 90, các nhóm không chính thức cũng bắt đầu xuất hiện. Các nhóm này đƣợc chính quyền địa phƣơng biết đến, chấp nhận và thông thƣờng đƣợc một tổ chức chính thức bảo trợ nhƣ Hội chữ thập đỏ và bao gồm các nhóm nhƣ nhóm ngƣời cao tuổi, văn hóa, giáo dục, nhóm giúp đỡ trẻ em đƣờng phố hoặc trẻ em tật nguyền… Tại nông thôn ngƣời ta cũng kể đến các nhóm quyền lợi nhƣ nhóm tín dụng dựa vào tín dụng không chính thức, nhóm thân hữu… Các nhóm không chính thức cũng hoạt động tự quản, có hội viên và tự bảo đảm tài chính.

Các mối quan hệ quốc tế đã tăng lên đáng kể từ sau 1990. Các tổ chức đoàn thể nhân dân có các mối quan hệ truyền thống và tích cực với các tổ chức quốc tế ở cấp độ toàn cầu. Các NGO Việt Nam, đặc biệt là các tổ chức định hƣớng phát triển, có các mối liên hệ tốt với các cơ quan tài trợ và các NGO quốc tế từ các nƣớc khác nhau[43].

Không gian hoạt động dành cho XHDS khá hạn hẹp, nhƣng không gian này đã đƣợc nới rộng từ những năm 1990, mặc dù hệ thống chính trị nƣớc ta vấn không có thay đổi nhiều. Chính điều này cho thấy một đặc điểm quan trọng ở Việt Nam là không gian hoạt động dành cho XHDS một phần quan trọng phụ thuộc vào các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc đối với các tổ chức này và mặt khác là năng lực của chúng trong việc mở rộng ranh giới hoạt động bên trong cũng nhƣ ngoài phạm vi của Nhà nƣớc.

Từ khi đất nƣớc tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, trƣớc hết là đổi mới tƣ duy chính trị, việc nhìn nhận và đánh giá về vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội cũng ngày càng cởi mở và thực chất hơn. Và, do đó CSO cũng có cơ hội phát triển và phát huy vai trò to lớn của mình không chỉ trong lĩnh vực xã hội mà cả trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị. Cho tới nay đã có gần 300 hội có phạm vi hoạt động trên toàn quốc, hơn 2000 hội có phạm vi hoạt động tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và hàng chục vạn hội có phạm vi hoạt động tại quận, huyện, thị xã, thị trấn, xã.

Những năm gần đây, trên tất cả các quốc gia trên thế giới, CSO có bƣớc phát triển vƣợt bậc cả về qui mô, số lƣợng và chất lƣợng hoạt động. Ở các nƣớc phát triển số lƣợng CSO tăng lên một cách chóng mặt, chẳng hạn, Hungary đã có 40 000 tổ chức, ở Mỹ có tới 1,5 triệu tổ chức sở hữu tài sản trị giá 500 tỷ USD. Ngay cả ở các nƣớc kém phát triển, số lƣợng CSO cũng tăng lên nhanh chóng , Brazil có tới 45.000 tổ chức; Thái Lan cũng có tới 11.000 tổ chức (trích theo số liệu của CIVIUS, tháng 3, 4/1997).

Trong bối cảnh quốc tế nhƣ hiện nay, xu thế toàn cầu hoá do kết quả trực tiếp của cuộc cách mạng Khoa học và Công nghệ mà nòng cốt là công nghệ thông tin, đã mở ra cơ hội cho sự hội nhập sâu của các quốc gia vào sân chơi chung của nhân loại; không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà vẫn “biệt lập”, tách khỏi “làng toàn cầu”. Sự hội nhập sâu của tất cả các quốc gia là tất yếu không thể cƣỡng nỗi. Và, một khi đã hội nhập thì không có một quốc gia nào lại không bị chi phối khỏi “luật chơi chung” của tất cả . Việt Nam không phải là ngoại lệ. Bởi thế, sự phát triển mạnh mẽ cả về số lƣợng và chất lƣợng CSO trên thế giới (xuất phát từ phƣơng Tây) tất kéo theo sự phát triển và khẳng định vai trò của xã hội dân sự bên cạnh vai trò của Đảng, của Nhà nƣớc. Và nhƣ vậy, hoạt động truyền thông mạnh mẽ về xã hội dân sự trên thế giới sớm muộn sẽ thúc đẩy nhu cầu nhận thức và xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam. Điều này cũng đồng nghĩa với việc vai trò của các CSO đã đƣợc công nhận là quan trọng hơn trƣớc.

Vai trò của các CSO trong đời sống xã hội hiện nay là rất lớn. Vai trò đó không chỉ đƣợc thể hiện trong việc bảo đảm quyền dân chủ của ngƣời dân, mà còn góp phần củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị, cùng nhà nƣớc giải quyết những nhiệm vụ thƣờng xuyên về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong lịch sử cũng nhƣ hiện tại và cả tƣơng lai, nhà nƣớc ta cũng nhƣ bất kỳ nhà nƣớc nào khác, có những vấn đề mà tự bản thân không giải quyết đƣợc, hoặc giải quyết kém hiệu quả và cũng có những vấn đề vƣợt ra ngoài khuôn khổ mối quan hệ chính trị - pháp lý giữa các công dân và nhà nƣớc mà từng cá nhân cũng không giải quyết đƣợc. Để giải quyết những vấn đề nhƣ vậy, để xã hội phát triển lành mạnh và hài hòa, nhà nƣớc dựa vào các cộng đồng công dân, CSO mà ở nƣớc ta các đoàn thể nhân dân là một phần quan trọng. Chính thông qua các đoàn thể nhân dân mà các cá nhân hiện thực hóa các mục đích cá nhân và nhân cách, đồng thời, các đoàn thể nhân dân cùng với nhà nƣớc làm cân bằng các quan hệ giữa nhà nƣớc và công dân, tạo nên sự phát triển ổn

định và hài hòa của xã hội. Trong quá trình đó, các phƣơng thức, nguyên tắc hoạt động tối ƣu của xã hội đƣợc hình thành và xác lập, tạo thành những thể chế của nền dân chủ.

Hiện nay, các CSO ở nƣớc ta đang cố gắng hành động vì quyền lợi của cộng đồng, trên cơ sở tuân theo pháp luật, theo quy luật của thị trƣờng, thúc đẩy các khía cạnh đạo đức, tính nhân văn, tính cộng đồng trong các hoạt động vì mục đích chung của mình. Với ý nghĩa nhƣ vậy, XHDS tại Việt Nam đang dần định hình một cách rõ nét hơn, cùng Nhà nƣớc và thị trƣờng xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)