Cấu trúc, đặc điểm và chức năng của XHD Sở Việt Nam

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 43)

2.1.2.1. Cấu trúc và một vài đặc điểm của XHDS Việt Nam

Có nhiều ý kiến khác nhau về cấu trúc của XHDS, bởi vì XHDS đến nay vẫn là hiện tƣợng mới. Nếu nhƣ hiện tƣợng nhà nƣớc có lịch sử phát triển 6000 năm, nhƣng NNPQ cũng chỉ xuất hiện vài trăm năm gần đây trên cơ sở hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa tƣ bản phát triển. Tƣơng tự nhƣ vậy, KTTT cũng là giai đoạn sau của một giai đoạn lịch sử rất dài của nền sản xuất tự cung tự cấp thời phong kiến và so với kinh tế hái lƣợm thời cộng sản nguyên thuỷ thì khoảng cách đó lại là quá xa tới hàng chục ngàn năm. Cho tới hai thế kỷ gần đây thì mới xuất hiện nhiều tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, …

Nói một cách khái quát, XHDS là một bƣớc tiến của loài ngƣời trong tổ chức của cộng đồng, bên cạnh sự tiến bộ của các thiết chế nhà nƣớc ngày càng hợp lý (nhà nƣớc từ cai trị sang phục vụ, nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân…) thì xã hội cũng hình một loạt các thiết chế xã hội đa dạng, phong phú, hợp với xu thế phát triển mà các lý luận về CNXH của Chủ nghĩa Mác đã nói: nhà nƣớc sẽ nhỏ đi và xã hội sẽ lớn lên. Vai trò của tự quản trong cộng đồng mạnh lên là một chặng đƣờng thăng tiến đáng kể của nhân loại. Vai trò tự

quản ấy chính là nằm ở các tổ chức xã hội với các thiết chế riêng bên cạnh thiết chế nhà nƣớc đó chính là các nhân tố bộ phận hợp thành XHDS.

Có thể kể các bộ phận, nhân tố của XHDS gồm có:

a) Các tổ chức xã hội có tính đại diện giới, ở Việt Nam còn gọi là các tổ chức quần chúng hay các tổ chức chính trị xã hội (đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội ngƣời cao tuổi…).

b) Các tổ chức xã hội có tính đại diện nghề nghiệp, ngành, lĩnh vực (các Hội và Liên hiệp hội thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật, các Hội nghề nghiệp…). Ở Việt Nam thƣờng gọi là các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp hay là các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

c) Các tổ chức phi chính phủ NGO (Non Govermental Organization), đây là thuật ngữ do Ngân hàng Thế giới (WB) đƣa ra, đƣợc Liên hiệp quốc và nhiều nƣớc sử dụng[16].

Các tổ chức NGO có quy mô rất phong phú, trên toàn cầu có nhiều cách gọi khác nhau của NGO. Theo Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia thì có ngƣời cho rằng NGO là dùng sai vì nó hàm ý bất cứ cái gì “không phải là chính phủ” đều là NGO. Thực ra nhiều NGO hoạt động lấy nguồn tài chính từ sự tự nguyện của tƣ nhân nên nhiều NGO ngày nay thích dùng từ Tổ chức tình nguyện tƣ nhân: Private Voluntary Organization (PVO).

Ở Mỹ gọi là tổ chức phi lợi nhuận (NPO) hay là tổ chức đƣợc miễn thuế, ở Pháp gọi là các tổ chức kinh tế xã hội (ESO)… Tuy nhiên cũng có một số loại tổ chức phi chính phủ không phải là hiệp hội nằm trong XHDS: tổ chức hoạt động vì lợi nhuận, các tổ chức đƣợc nhà nƣớc lập ra, các đảng phái chính trị, công đoàn.

d) Các phƣơng tiện truyền thông đại chúng ngoài Nhà nƣớc, các nhà xuất bản, các đài, báo… kể cả của tƣ nhân và các nhóm không chính thức. Ngƣời ta

thƣờng gọi là quyền lực thứ tƣ bên cạnh ba quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.

đ) Các tổ chức từ thiện của tôn giáo và tổ chức tín ngƣỡng. Có nhiều tổ chức dùng ngân sách của các tổ chức tôn giáo và các tổ chức tƣ nhân thành lập các quỹ từ thiện, nhân đạo.

Bàn về “Vốn xã hội và phát triển” có ý kiến cho rằng “Cần xác định các đoàn thể quần chúng là một định chế nằm trong XHDS, bên cạnh những định chế khác nhƣ nhà trƣờng, giáo hội, truyền thông báo chí”[1, tr18].

e) Các pháp nhân cá nhân và mối quan hệ liên cá nhân thành các nhóm nhỏ không chính thức là một phạm trù có thể không nằm trong XHDS.

g) Các tổ chức NGO quốc tế. Hiện nay có khoảng 200 NGO có tính toàn cầu lớn nhất hoạt động ở rất nhiều nƣớc, với ảnh hƣởng quan trọng. Ở quy mô liên quốc gia và toàn cầu rộng hơn có khoảng 60.000 tổ chức NGO[22].

Các NGO quốc tế này có thuộc các nhân tố XHDS ở Việt Nam không? Vấn đề quản lý Nhà nƣớc, vấn đề ngƣời Việt Nam trực tiếp tham gia hoạt động… cần đƣợc làm rõ hơn và cần có luật khung (luật về Hội) sớm đƣợc ban hành để tạo hành lang cho XHDS hoạt động.

Theo Dự án “Đánh giá ban đầu về XHDS tại Việt Nam” của VIDS triển khai năm 2005 có 7 nhóm chính để xác định khái quát về XHDS ở Việt Nam.

- MTTQ Việt Nam và các tổ chức quần chúng trực thuộc; - Các tổ chức liên hiệp thuộc MTTQ;

- Các hội nghề nghiệp;

- Các tổ chức phi chính phủ NGO; - Các nhóm không chính thức; - Các tổ chức tín ngƣỡng; - Các tổ chức NGO quốc tế.

MTTQ Việt Nam là nòng cốt của XHDS Việt Nam. Thành phần quan trọng của XHDS Việt Nam là các CSO nhƣ tổ chức quần chúng, hiệp hội

nghề nghiệp, hiệp hội trong dân chúng, trong làng xóm, mang tính chất liên kết cộng đồng. Ở Việt Nam, MTTQ Việt Nam là CSO lớn nhất, tham gia vào hệ thống chính trị và có ảnh hƣởng to lớn trong đời sống chính trị - xã hội của đất nƣớc, bao gồm các tổ chức thành viên: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Bên cạnh đó còn có những hội nghề nghiệp nhƣ Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp văn học và nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hiệp hội Hòa bình, hữu nghị và đoàn kết Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam; Các tổ chức tín ngƣỡng; Các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các nhóm cộng đồng cùng các CSO khác.

Ở Việt Nam, hầu hết các CSO là thành viên của một liên hiệp hoặc một cơ quan bảo trợ nào đó. MTTQ và các tổ chức thành viên của MTTQ có mạng lƣới rộng khắp các thành viên từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Các tổ chức này có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng và Nhà nƣớc. Các hội nghề nghiệp và các hội đoàn khác có quan hệ với Nhà nƣớc ít chặt chẽ hơn và thƣờng không mặc nhiên có sự bảo trợ mà thƣờng là xin bảo trợ hoặc do các hội viên tự đóng góp. Khi bảo trợ, các cơ quan bảo trợ đều có những mục tiêu đặt ra cho hoạt động của các CSO và đa số đều đạt đƣợc những mục đích đề ra, điều này đúng với hầu hết các CSO, nhất là các tổ chức quần chúng và các tổ chức thành viên của MTTQ.

Việc củng cố và tăng cƣờng MTTQ là một phần của sự định hƣớng lại về chính sách của Chính phủ. Trong quá trình này, một không gian rộng lớn cho các CSO đang phát triển do có chính sách chuyển giao những dịch vụ xã hội cơ bản cho những cơ sở tƣ nhân và dân tài trợ.

Trong các CSO ở Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam có địa vị chính trị - pháp lý đặc biệt. Các tổ chức chính trị – xã hội ở nƣớc ta đƣợc Đảng Cộng sản tổ chức ra trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc.

Các tổ chức đó gắn bó với Đảng, là cơ sở chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng Cộng sản trở thành đảng cầm quyền, các tổ chức này chịu sự lãnh đạo của Đảng, đƣợc sự hỗ trợ to lớn của nhà nƣớc, tổ chức hoạt động của chúng gắn chặt với tổ chức và hoạt động của Đảng và nhà nƣớc.

Các tổ chức chính trị – xã hội ở nƣớc ta không đơn thuần là các phong trào tự nguyện, tập hợp một nhóm dân cƣ nhất định mà là tổ chức rộng khắp theo các cấp từ hành chính trung ƣơng đến cơ sở. Đội ngũ cán bộ chuyên trách của các tổ chức chính trị - xã hội đƣợc hƣởng lƣơng ngân sách, đƣợc xếp vào ngạch công chức của nhà nƣớc.

Trong hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của đảng phái, của nhà nƣớc, là cầu nối chặt chẽ giữa nhân dân với chính quyền. Khi Đảng chƣa giành đƣợc chính quyền thì Mặt trận là liên minh chính trị của công nông với các lực lƣợng dân tộc tiến bộ, trực tiếp tổ chức thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, vận động, đoàn kết nhân dân đấu tranh chống thực dân và phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân. Sau khi giành đƣợc chính quyền, Mặt trận cùng với Đảng, Nhà nƣớc đều là công cụ thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Các tổ chức chính trị - xã hội trong MTTQ là cầu nối giữa Đảng và quần chúng, vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh.

Mật độ thành viên của các CSO ở Việt Nam là rất cao, trung bình mỗi ngƣời là thành viên của 2,33 tổ chức, cao hơn nhiều so với những nƣớc trong khu vực: Trung Quốc là 0,93; Singapore là 0,86. Theo khảo sát này, tỷ lệ những ngƣời thuộc ít nhất một tổ chức là 73,5. Mặc dù mức độ tham gia của ngƣời dân vào các tổ chức xã hôi dân sự ở Việt Nam là khá cao nhƣng chất lƣợng còn nhiều hạn chế (bị động, tính tích cực, mang nhiều tính hình thức).

Trong khi các thành viên của các tổ chức đoàn thể nhân dân thƣờng đƣợc kết nạp một cách “bị động” mà chƣa phải tự nguyện, đặc biệt trong khu vực nhà nƣớc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các CSO cũng đã mở rộng nhiều trong những thập kỷ 90 và đƣợc đa dạng hóa theo loại hình tổ chức và hoạt động: các tổ chức đoàn thể nhân dân có thành phần thành viên rất rộng thuộc tất cả các loại nhóm xã hội; các hội nghề nghiệp thƣờng ở thành phố trong khi đó hầu hết các trƣờng hợp, lƣợng thành viên của các NGO địa phƣơng đều rất nhỏ nhƣng họ hoạt động có định hƣớng hơn. Các nhóm không chính thức và các tổ chức cơ sở cộng đồng bao gồm những nhóm xã hội khác nhau là thành viên, tùy theo mục đích riêng biệt, chủ yếu đƣợc thành lập ở nông thôn.

Các NGO Việt Nam phát triển còn nhiều khó khăn do nhiều lý do khác nhau. Một trong những lý do đó là do môi trƣờng thể chế chính trị. Mặt khác, các NGO Việt Nam thƣờng đƣợc lãnh đạo bởi các viên chức nhà nƣớc đã về hƣu và các nhà khoa học, nhà giáo dục. Mạng lƣới phát triển chƣa mạnh vì thiếu kinh nghiệm và môi trƣờng hoạt động thuận lợi. Có thể thấy các NGO Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển từ các tổ chức dựa trên sự lãnh đạo sang dựa trên thành viên và vẫn còn một số tổ chức không muốn thay đổi. Họ khá phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ các nguồn quốc tế, đặc biệt về các vấn đề phát triển và họ thƣờng làm tƣ vấn cho các dự án của Chính phủ và các nhà tài trợ. Các cơ chế hỗ trợ vẫn chƣa đầy đủ vì XHDS vẫn còn mới mẻ và đang hình thành ở nƣớc ta khi mà nguồn nhân lực và tài lực đang đƣợc cải thiện.

Sự phối hợp hoạt động của các CSO chƣa tốt. Việc chia sẻ thông tin giữa các tổ chức không thuộc về văn hóa truyền thống ở Việt Nam vì tiếp cận thông tin là chìa khóa của quyền lực. Mặc dù các tổ chức đó bƣớc đầu tìm kiếm các phƣơng thức phối hợp hoạt động và chia sẻ thông tin nhƣ thông tin qua bản tin nội bộ, cac buổi giao ban và hội thảo chuyên đề, internet, tạp chí,

báo… nhƣng thông tin hàng ngày giữa các tổ chức là không nhiều; các tổ chức khoa học quan tâm nhiều hơn đến các cuộc họp, hội nghị và chia sẻ thông tin qua các mạng của họ. Nhìn chung, thông tin giữa các thành viên XHDS diễn ra phân tán, khiêm tốn và không có tổ chức. Các tổ chức đoàn thể nhân dân có xu hƣớng hợp tác với nhau trong những chủ đề nhất định thƣờng có mối quan tâm chung và có sự hợp tác với cơ quan Chính phủ.

Các nguồn lực cho hoạt động của các CSO: Các nguồn lực thể hiện mức độ nguồn lực sẵn có để có thể đạt đƣợc những mục tiêu của các CSO, bao gồm các nguồn lực về tài chính, nguồn nhân lực và nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật. Ở Việt Nam, nguồn lực tài chính của các CSO phần lớn từ phía nhà nƣớc, sau đó là các tổ chức nƣớc ngoài và tƣ nhân. Các nguồn lực này nhằm thực hiện những mục tiêu mang tính cộng đồng nhƣ xóa đói giảm nghèo, một số vấn đề liên quan đến dân sinh nhƣ nƣớc sạch, môi trƣờng, phát triển kinh tế nông thôn…Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng nhận hỗ trợ từ nhà nƣớc cho những công trình công ích cơ bản của cơ quan trung ƣơng và ở cấp dƣới tại tỉnh, huyện, xã. Hầu hết các tổ chức đoàn thể nhân dân ở cấp trung ƣơng đều có các mối quan hệ với Đảng, và ở các cấp thấp hơn thì có quan hệ ít nhất với một cơ quan chủ quản (thông thƣờng là Bộ, chính quyền địa phƣơng). Các cơ quan này cung cấp sự hỗ trợ một cách chính thức và chủ yếu về thể chế cho các tổ chức này. Các nhóm không chính thức, NGO, tổ chức cơ sở cộng đồng cơ chế hỗ trợ còn yếu. Nhiều hoạt động dựa trên thu nhập từ lệ phí hội viên, trong đó các câu lạc bộ ở cấp cơ sở hoàn toàn dựa vào lệ phí hội viên hoặc đƣợc tài trợ hỗ trợ. Nguồn tài trợ nƣớc ngoài cũng rất quan trọng theo nhiều cấp độ. Ví dụ nhƣ Hội Liên hiệp phụ nữ đã nhận đƣợc nhiều nguồn tài trợ từ nƣớc ngoài vì hơn một thập kỷ qua đã có một nhóm đối tác thân thiết cho các dự án ở các vùng nông thôn. Nhƣng tổ chức thu hút đƣợc nhiều nguồn tài trợ từ nƣớc ngoài hiện nay lại thuộc về các NGO. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các CSO, ngay cả thành viên của MTTQ, các NGO

trong nƣớc đều nói rằng họ gặp nhiều khó khăn về tài chính để hoạt động. Nhìn chung, cơ chế hỗ trợ bị phân thành nhiều bộ phận và hoạt động một cách biệt lập với nhau. Hơn nữa, một số cơ chế hỗ trợ cho các tổ chức quần chúng và các hội nghề nghiệp còn nặng tính hình thức với nhiều cấp độ trong cơ chế tổ chức truyền thống và không khuyến khích đƣợc sự tăng cƣờng phối hợp. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nguồn lực tài chính cho các CSO có nhƣng chƣa đầy đủ và có sự khác nhau lớn giữa các tổ chức.

Nguồn nhân lực của các tổ chức thƣờng rất đa dạng, tùy thuộc vào tính chất của tổ chức đó. Đội ngũ các nhà hoạt động của các tổ chức ngày càng chuyên nghiệp cùng với số lƣợng dự án ngày càng tăng lên, nhƣng vẫn còn nhiều khúc mắc phải vƣợt qua. Ở những tổ chức quần chúng, hội nghề nghiệp hay các tổ chức thành viên của Mặt trận, trình độ học vấn của các thành viên thƣờng rất cao, phần lớn là trình độ đại học, thạc sỹ và tiến sỹ. Các tổ chức còn lại thành phần thƣờng ở trình độ học vấn thấp hơn. Theo khảo sát 322 tổ chức công dân tại thành phố Hồ Chí Minh về trình độ học vấn của các nhà quản lý các đơn vị dịch vụ ngoài quốc doanh và dịch vụ công ích, Hội nghề

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 43)