Kết quả phân tích TEM

Một phần của tài liệu Tổng hợp nano bạc bằng phương pháp vi nhũ tương và ứng dụng để kháng khuẩn (Trang 57)

Tiến hành phân tích kết quả đo TEM của các mẫu dung dịch nano bạc với các dung môi khác nhau trong cùng điều kiện =5.

Hình 3.7: Ảnh TEM của dung dịch nano bạc với dung môi cyclohexane

Hình 3.9: Ảnh TEM của dung dịch nano bạc với dung môi dodecane

Nhận xét:

Các hình 3.7, 3.8 và 3.9 thể hiện ảnh TEM của các dung dịch nano bạc ở thang đo 100 nm và 20nm. Nhìn chung ở các hình đều cho thấy các hạt nano bạc phân bố rải rác chứng tỏ AOT đã làm tốt vai trò chất bảo vệ, ngăn không cho các hạt nano bạc kết lại với nhau tạo thành đám.

Các hạt nano bạc sau khi tạo thành có dạng hình cầu và có kích thƣớc hạt trên dƣới 5nm. Tuy nhiên, các hạt nano bạc tạo đƣợc trong dung môi dodecane lại có hình dạng đồng đều hơn so với trong dung môi cyclohexane và isooctane. Dựa vào công thức phân tử của các dung môi, nhận thấy dodecane có chuỗi cacbon tƣơng đối dài với 12 nguyên tử cacbon. Các chuỗi cacbon dài dẫn đến độ nhớt dung môi cao, vì vậy làm cho các phân tử trở nên khó khăn trong việc thâm nhập vào các lớp bề mặt. Kết quả là sự tƣơng tác giữa bề mặt và dung môi sẽ giảm, làm cho hạt nano bạc sau khi tạo thành có dạng hình cầu tƣơng đối đồng đều hơn.[50]

Trong thực tế, việc tổng hợp các hạt nano bạc trong dung môi dodecane có một sự ổn định tốt hơn, có thể bảo quản trong vài tháng mà không kết tủa. Kết luận này đƣợc thể hiện ở hình 3.10.

Hình 3.10: Ảnh TEM của dung dịch nano bạc với dung môi dodecane sau thời gian 4 tháng.

So sánh ảnh TEM của mẫu dung dịch nano bạc với dung môi dodecane tạo thành ngày 23/02/2012 (ký hiệu: MAU_2302, comment:dodecane Ag) chụp ngày 26/02/2012 (hình 3.9) và ngày 27/06/2012 (hình 3.10), ta thấy các hạt nano bạc trong dung dịch sau thời gian 4 tháng không thay đổi nhiều về hình dạng và kích thƣớc.

Một phần của tài liệu Tổng hợp nano bạc bằng phương pháp vi nhũ tương và ứng dụng để kháng khuẩn (Trang 57)