Kết quả phân tích UV-Vis

Một phần của tài liệu Tổng hợp nano bạc bằng phương pháp vi nhũ tương và ứng dụng để kháng khuẩn (Trang 53)

3.1.1.1. Khảo sát theo dung môi và tỷ lệ mol giữa nƣớc và chất hoạt động bề mặt

Dung môi cyclohexane

Hình 3.3: Kết quả UV-Vis mẫu nano bạc với dung môi cyclohexane với các tỷ lệ mol giữa nước và AOT lần lượt là =5, =7.5 và =10.

Bảng 3.1: Bảng tƣơng quan giữa với của các mẫu bạc/cyclohexane Bƣớc sóng hấp thu (nm)

5 405

7.5 427

10 430

Kết quả phân tích phổ hấp thu ở hình 3.3 và bảng 3.1 cho thấy rằng có sự xuất hiện của các đỉnh phổ tại 405 nm, 427nm và 430nm, điều này chứng tỏ có sự hiện diện của các hạt nano bạc trong dung dịch. Và qua đó còn cho thấy khi tăng tỷ lệ thì xảy ra hiện tƣợng dịch chuyển bƣớc sóng.

Dung môi isooctane

Hình 3.4: Kết quả UV-Vis mẫu nano bạc với dung môi isooctane với các tỷ lệ mol giữa nước và AOT lần lượt là =5, =7.5 và =10.

Bảng 3.2: Bảng tƣơng quan giữa với của các mẫu bạc/isooctane Bƣớc sóng hấp thu (nm)

5 422

7.5 442

10 445

Các đỉnh phổ hấp thu ở 422 nm, 442 nm và 445 nm đƣợc thể hiện ở hình 3.4 và bảng 3.2 cho thấy sự hiện diện của các hạt nano bạc trong dung dịch và sự dịch chuyển bƣớc sóng khi tăng tỷ lệ .

Dung môi dodecane

Hình 3.5 và bảng 3.3 cho thấy sự xuất hiện các đỉnh phổ hấp thu đặc trƣng của bạc ở 420 nm, 432 nm và 434 nm. Đồng thời cũng thể hiện sự dịch chuyển các bƣớc sóng khi thay đổi tỷ lệ .

Hình 3.5: Kết quả UV-Vis mẫu nano bạc với dung môi dodecane với các tỷ lệ mol giữa nước và AOT lần lượt là =5, =7.5 và =10.

Bảng 3.3: Bảng tƣơng quan giữa với của các mẫu bạc/ dodecane Bƣớc sóng hấp thu (nm)

5 420

7.5 432

10 434

Nhận xét:

Dựa vào kết quả phân tích phổ hấp thu UV-Vis của các dung dịch nano bạc với các dung môi khác nhau, chúng ta đều thấy sự xuất hiện của các đỉnh phổ đặc trƣng của bạc với bề rộng phổ tƣơng đối dài và đối xứng, chứng tỏ các hạt nano tạo thành có dạng hình cầu. Ngoài ra, ở tất cả các mẫu còn xuất hiện một đỉnh phổ ở 379 nm. Đỉnh này thể hiện rõ nhất ở hình 3.3 với dung môi cyclohexane, đỉnh này cho thấy ngoài cấu trúc hình cầu ra, các hạt nano bạc tạo thành còn có hình dạng lăng kính (nanoprimes).[21],[28], [37]

Đồng thời, khi tăng tỷ lệ mol giữa nƣớc và chất hoạt động bề mặt AOT thì bƣớc sóng hấp thu cũng dịch chuyển dần về phía bƣớc sóng dài (bƣớc sóng đỏ - red shift). Theo hiệu ứng giam giữ lƣợng tử, khi kích thƣớc hạt tăng dần thì bƣớc sóng hấp thu sẽ dịch chuyển về phía bƣớc sóng dài và ngƣợc lại, khi kích thƣớc hạt nano nhỏ, bƣớc sóng hấp thu chuyển về bƣớc sóng ngắn (bƣớc sóng xanh – blue shift).

Nhƣ vậy, các kết quả trên khá hợp lý, vì khi tăng tỷ lệ mol giữa nƣớc và chất hoạt động bề mặt có nghĩa là giảm nồng độ chất hoạt động bề mặt. Khi đó, AOT không đủ mạnh để bảo vệ hạt, lớp AOT sẽ bị mở ra, các hạt nano vừa hình thành kết hợp lại với nhau tạo nên các hạt nano tƣơng đối lớn với kích thƣớc phân tán rộng. Kết luận này phù hợp với những báo cáo trƣớc đây về đề tài nano bạc [36],[37],[44],[49].

3.1.1.2. Khảo sát theo sự thay đổi nồng độ AgNO3

Hình 3.6: Phổ UV-Vis của dung dịch nano bạc theo sự thay đổi nồng độ AgNO3 khi

sử dụng dung môi dodecane với tỷ lệ =5

Bảng 3.4: Bƣớc sóng hấp thu của dung dịch nano bạc theo nồng độ AgNO3

AgNO3 Bƣớc sóng hấp thu (nm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

01 M 420

0.2 M 439

Hình 3.6 cho thấy khi tăng nồng độ AgNO3 từ 0.1 đến 0.2 M thì bƣớc sóng hấp thu cũng tăng từ 420nm đến 439 nm. Điều này có thể giải thích, theo lý thuyết động học, do khi tăng nồng độ, dễ dàng có sự va chạm giữa các hạt bạc với nhau làm cho kích thƣớc của các hạt keo nano bạc tăng dần lên.

Một phần của tài liệu Tổng hợp nano bạc bằng phương pháp vi nhũ tương và ứng dụng để kháng khuẩn (Trang 53)