CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 5.1 Các thông số đầu vào của mô hình.
5.3.1. sụt giảm thể tích.
Mô hình 1-2: Ủ với cỏ. Mô hình 3-4: Ủ với rau.
Độ sụt giảm thể tích của mô hình được theo dõi trong 30 ngày nghiên cứu có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể được thể hiện qua hình dưới đây:
Hình 5.1. Đồ thị biểu diễn độ sụt giảm thể tích của mô hình nghiên cứu.
Nhìn vào độ thị ta thấy những ngày đầu vi sinh vật chưa thích nghi với môi trường nên độ sút giảm rất thấp. Bắt đầu từ ngày thứ 3 trở đi độ sụt giảm bắt đầu giảm đều và ổn định từ ngày thứ 27 trở đi. Độ sụt giảm của hai mô hình là khác nhau. Mô hình 1 độ sụt giảm nhanh hơn mô hình 2 do ảnh hưởng của vật liệu phối trộn. Ngoài ra còn phụ thuộc vào hàm lượng vi sinh phối trộn vào mô hình. Độ sụt giảm của mô hình chứng tỏ vi sinh vật có khả năng phát triển và phân hủy các chất hữu cơ. (Chi tiết xem bảng 3. Phụ lục A)
5.3.2. Nhiệt độ.
Trong thời gian ủ phân là 30 ngày. Nhiệt độ ở các mô hình đều có sự thay đổi, sự thay đổi nhiệt độ dao động từ 30oC đến 60oC tùy theo mô hình. Cụ thể như sau:
62
Độ sụt giảm (%)
Hình 5.2. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ mô hình nghiên cứu.
Nhận xét:
Nhìn vào đồ thị ta thấy nhiệt độ mô hình trong 3 ngày đầu thay đổi không đáng kể chứng tỏ vi sinh vật chưa thích ứng với môi trường. Kể từ ngày thứ 6 trở đi nhiệt độ tăng rõ rệt và giảm đều từ ngày thứ 15 trở đi. Chứng tỏ vi sinh vật hoạt động mạnh và phân giải các hữu cơ thành các chất đơn giản. Nhiệt độ tăng cao nhất vào ngày thứ 14 cao nhất là 56oC ở nhiệt độ này các vi sinh vật gây bệnh chúng có thể bị tiêu diệt. (Chi tiết xem bảng 4. Phụ lục A)
5.3.3. pH.
Trong quá trình ủ phân compost, pH của mô hình được đo tại phòng thí nghiệm 3 ngày /lần.
Kết quả trong 30 ngày ủ pH của mô hình dao động từ 5,5 – 8,4. Cụ thể được thể hiện trong sơ đồ sau:
Hình 5.3. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi pH của mô hình nghiên cứu.
Nhìn vào đồ thị ta thấy pH của mô hình nằm trong khoảng 6,5- 7,6 đây cũng là khoảng pH tối ưu cho vi sinh vật phát triển và tiến hành phân hủy các chất hữu cơ. Trong tuần đầu tiên pH của mô hình giảm chúng tỏa các vi sinh vật tiêu thụ các chất hữu cơ và thải ra các axit hữu cơ. Các axit này tích tụ làm giảm pH của mô hình và ức chế sự phát triển của vi sinh vật. (Chi tiết xem bảng 1. Phụ lục A)
5.3.4.Độ ẩm.
Độ ẩm mô hình trong 30 ngày theo dõi có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể sự thay đổi độ ẩm được thể hiện ở hình vẽ sau:
Hình 5.4. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ ẩm của mô hình nghiên cứu. Nhận xét:
Trong quá trình ủ độ ẩm được kiểm tra và duy trì trong khoảng tối ưu để vi sinh vật phát triển mạnh. Độ ẩm cao nhất kể từ ngày thứ 4 do quá trình phân hủy các chất diễn ra. Mô hình phối trộn bùn thải với chất thải rau, củ, quả có độ ẩm cao hơn mô hình phối trộn với cỏ. Nhìn vào đồ thị ta thấy độ ẩm mô hình giảm dần và
pH
nằm ở mức chấp nhận được. Độ ẩm của mô hình cao nên quá trình ủ phân không cần bổ sung thêm nước mà chỉ đảo trộn nhiều lần. (Chi tiết xem bảng 2. Phụ lục A)