Tách kim loại nặng từ bùn thải.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu công nghệ xử lý bùn thải giấy theo hướng tái sản xuất (Trang 37)

XỬ LÝ BÙN THẢI GIẤY BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÀM PHÂN COMPOST

3.3.1. Tách kim loại nặng từ bùn thải.

Trước năm 2008 thì bùn thải giấy nằm trong danh mục là chất thải nguy hại vì hàm lượng kim loại năng khá cao. Tuy nhiên từ năm 2008 cho tới nay thì người ta đã loại bỏ bùn thải giấy là bùn thải nguy hại. Nhưng với điều kiện là chính doanh nghiệp sản xuất phải chứng minh được bùn thải tại doanh nghiêp mình không nằm trong doanh mục chất thải nguy hại.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các kim loại nặng không nằm ở bên trong tế bào vi sinh vật mà nằm ở trên bề mặt của tế bào do kết quả của quá trình hấp phụ sinh học. Vì vậy các kim loại nặng có thể loại bỏ bằng các axit.

Từ những năm 1975 người ta đã sử dụng axit sunfuric để xử lý kim loại nặng trong bùn, nhưng có nhược điểm là phải dùng axit nóng. Một số axit và bazơ khác cũng đã được sử dụng thử. Tuy nhiên tất cả những phương pháp nêu trên vẫn chưa loại bỏ hết các kim loại nặng độc hại. Dùng axit clohyđric thì tỷ lệ kim loại nặng bị loại là 50%, nếu dùng axit clohyđric có thêm hyđro peroxit thì tỉ lệ đó là 80%. Axit clohyđric là loại axit vô cơ loại bỏ kim loại nặng có hiệu quả nhất, nhưng tỉ lệ loại bỏ các kim loại như đồng, crom, thủy ngân và cađimi là khá thấp.

Trong bùn có chứa các polymer sinh học như polysaccarit và glycoprotein có tính chất đệm làm thay đổi pH của axit vô cơ. Do đó loại bỏ kim loại nặng bằng axit vô cơ là khó khăn.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tokushima Nhật Bản đã phát hiện ra rằng axit photphoric có thể loại bỏ kim loại với tỉ lệ cao. Họ lấy bánh lọc của các mẫu bùn thí nghiệm (chứa 75 - 78% nước) khuấy với dung dịch axit photphoric có thêm hyđro peroxit trong một giờ, sau đó lọc lại và rửa sạch bùn. Các kim loại nặng hòa tan và ở lại trong nước lọc và nước rửa. Nếu chỉ dùng axit photphoric thì tỉ lệ loại bỏ kim loại đồng rất thấp, dưới 10%. Nếu dùng thêm hyđro peroxit (40% H3PO4 - 2% H2O2) thì tỉ lệ loại bỏ cao, lên tới 92%; tỉ lệ này đối với As là 91%, Cd - 96%, Cr - 92%, Fe - 50%, Hg - 89%, Pb - 100%. Trong quá trình xử lý, axit photphoric khi có mặt H2O2 có nhiệm vụ oxy hóa, kéo các kim loại ra khỏi các polyme sinh học và tạo liên kết với chúng do bản thân axit photphoric là một thành phần của axit nucleic.

Phương pháp xử lý nói trên có tính thực tế cao: Axit photphoric có thể dùng lại vì nó là một axit yếu nên các kim loại nặng trong dung dịch axit dễ dàng được tách ra bằng phương pháp trao đổi ion. Bên cạnh đó axit photphoric ít bay hơi, an toàn đối với người lao động và không ảnh hưởng tới con người và môi trường ngay cả khi vẫn còn lại trong bùn.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu công nghệ xử lý bùn thải giấy theo hướng tái sản xuất (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w