Mô hình sản xuất compost điển hìn hở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu công nghệ xử lý bùn thải giấy theo hướng tái sản xuất (Trang 35)

XỬ LÝ BÙN THẢI GIẤY BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÀM PHÂN COMPOST

3.2.3. Mô hình sản xuất compost điển hìn hở Việt Nam.

Ở Việt Nam, phân compost cố định đạm cho cây họ đậu nitragin, phân compost phân giải lân phosphobacterin đã được nghiên cứu từ năm 1960. Nhưng tới năm 1987 trong chương trình 52D - 01- 03 thì quy trình sản xuất Nitragin trên nền chất mang than bùn mới hoàn thiện.

Từ năm 1991, 10 đơn vị trong toàn quốc đã nghiên cứu phân compost cố định đạm. Ngoài nitragin cho cây họ đậu đỗ còn có mở rộng cho cây lúa và các cây họ đậu khác. Hai đơn vị dẫn đầu trong công tác nghiên cứu và ứng dụng phân compost là: Viện Công nghệ Sinh học (Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia) và Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Hiện nay có nhiều tổ chức và cá nhân đã thành công trong việc nghiên cứu sản xuất phân compost trên những nền chất mang khác nhau và ứng dụng trên nhiều cây công nghiệp, nông nghiệp như: PGS – TS Đỗ Châu Thu, TS Nguyễn Ích Tâm cùng cộng sự của trung tâm Nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp Bền vững thuộc trường Đại học Nông nghiệp I đã hợp tác với khoa Sinh học và kinh tế Nông nghiệp thuộc Đại học Udine (Italia) tiến hành đề tài: “Sản xuất phân compost từ rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp dùng làm phân bón cho 3 loại rau sạch ở ngoại ô thành phố như: Rau ăn lá (cải bắp), rau ăn củ (củ cải), rau ăn quả (cà chua)’’.

Các cán bộ trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng Nông thôn đã sản xuất thành công loại phân compost đa chuẩn loại quy mô hộ gia đình trên nền nguyên liệu chủ yếu là rác thải, phế phẩm nông nghiệp, phân gia súc , bèo tây, hay thân cây ngô. Phan Thị Thanh Hoài, Đặng Ngọc Huệ, Nguyễn Nữ Quỳnh Giang, Ngô Nữ Quỳnh Như, và Nguyễn Bá Dũng (ĐH Tây Nguyên) đã thành công trong việc sản xuất phân compost từ vỏ cà phê và cũng đã được ứng dụng cho một số loại cây như: Chè, cà phê, lúa, ngô, cây ăn quả... Nông dân đều nhận xét loại phân này làm

cho cây phát triển tốt, đỡ sâu bệnh, đất tơi xốp và thấy tác dụng của phân bền lâu hơn so với phân hóa học, năng suất tăng rõ rệt.

Hiện nay, trung bình mỗi ngày, TP HCM thải ra khoảng 6.400 tấn rác sinh hoạt. Trong đó, rác có nguồn gốc từ thực phẩm có thể tái chế thành những loại phân bón hoặc được đốt để tạo ra khí gas làm nhiên liệu phát điện chiếm tỷ lệ 80% - 90%. Tuy nhiên, đến nay, 100% lượng rác thải sinh hoạt của thành phố (khoảng 6200 tấn/ngày) chỉ được xử lý bắng biện pháp chôn lấp ở hai bãi rác chính là bãi Đa Phước (huyện Bình Chánh) và bãi Phước Hiệp (huyện Củ Chi) vừa tốn kém kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý (khoảng trên 600 tỷ đồng/năm) mà còn tốn một diện tích đất khá lớn để chôn lấp.

Theo Sở Tài nguyên - Môi trường, việc phân loại rác tại nguồn thành công sẽ giúp thành phố tiết kiệm được khoảng một tỷ đồng mỗi ngày. Chính vì thế nên đã có một số nhà máy khẩn trương hoàn thành và đi vào hoạt động ngay trong năm 2010 như: Nhà máy chế biến phân compost công suất 500 tấn một ngày của công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam, nhà máy chế biến phân compost của Công ty Vietstar có công suất giai đoạn 1 là 600 tấn một ngày đã vận hành thử và đi vào hoạt động ổn định năm 2010. Ngoài ra, nhiều nhà máy xứ lý rác khác đang được khẩn trương xây dựng và sẽ đi vào hoạt động trong những năm kế tiếp…

Ở miền Bắc Việt Nam hiện nay có nhà máy sản xuất phân hữu cơ Cầu Diễn Hà Nội được tài trợ dây chuyền sản xuất của Tây Ban Nha có công nghệ composting từ rác thải sinh hoạt hỗn hợp.

Phun chế Chế phẩm EM+ Phẩm EM Nước rỉ rác Nguyên liệu Nước ComposT

Phân hữu cơ thành phẩm

Sơ đồ 3.1. Công nghệ sản xuất phân compost tại nhà máy Cầu Diễn

Thu hồi kim loại

Ủ hiếu khí Đảo trộn

Phân loại Bãi đổ

Tái chế/chôn lấp Nghiền + sàng Ủ chín

Nhà máy Cầu Diễn sử dụng nguồn nguyên liệu từ chất thải đô thị. Chất thải rắn được vận chuyển lên cân điện tử để xác định khối lượng, sau đó được đổ vào bãi hoặc nhà tập kết chất thải rắn. Sau đó chất thải rắn được phun chế phẩm vi sinh EM để khử mùi hôi và chống ruồi, muỗi. Tiếp đó chất thải rắn được đưa vào phểu nạp nguyên liệu của dây chuyền phân loại bằng tay với mục đích là loại bỏ các vật chất khó phân hủy như: Vỏ xe, cành cây, xà bần, kim loại, thủy tinh, nhựa… CTR sau khi được phân loại được đưa qua máy phân loại sắt từ để thu hồi kim loại rồi tiếp tục được đưa vào nhà đảo trộn. Tại đây, chế phẩm EM và nước rỉ rác được trộn thêm vào rác để tạo độ ẩm tối ưu cho quá trình phân hủy chất hữu cơ cũng như hạn chế mùi hôi và côn trùng. Sau đó CTR được đánh thành từng đống cao 2,5-3m trong các bể ủ hiếu khí. Sau khi ủ hiếu khí 21-25 ngày, CTR được đem sang nhà ủ chín hoàn toàn. Tiếp theo CTR được dỡ ra đem đi nghiền, sàng để tách phần phế thải và compost. Phần phế thải được đem đi tái sử dụng hoặc đem đến bãi chôn lấp. Phân compost có thể được trộn thêm một số loại men vi sinh vật, phân NPK để tăng chất lượng phân compost thành phẩm.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu công nghệ xử lý bùn thải giấy theo hướng tái sản xuất (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w