Xây dựng mô hìn hủ phân compost từ bùn thải và các chất thải sẵn có 1 Chuẩn bị mô hình ủ.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu công nghệ xử lý bùn thải giấy theo hướng tái sản xuất (Trang 53)

XÂY DỰNG MÔ HÌN HỦ PHÂN COMPOST VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHÍNH

4.4.Xây dựng mô hìn hủ phân compost từ bùn thải và các chất thải sẵn có 1 Chuẩn bị mô hình ủ.

4.4.1. Chuẩn bị mô hình ủ.

Chuẩn bị mô hình ủ: Mô hình ủ được sử dụng là các thùng xốp được thông khí nhờ các lổ hở được khoét sẵn. Chiều dài mô hình ủ là 50cm, chiều rộng 35cm và chiều cao 30cm. Bên trong gắn máy thổi khí nhằm cung cấp lượng khí cho mô hình. Tốc độ mấy thổi khí là 0,5m3/h do mô hình nhỏ nên nhóm chỉ sử dụng máy thổi khí nhỏ. Tuy nhiên lượng khí cung cấp cho mô hình đủ để quá trình phân hủy các chất hữu cơ vì ngoài sử dụng máy thổi khí thì mô hình cũng được khoét các lỗ thông khí với môi trường bên ngoài.

Hình 4.22. Kích thước và vật liệu sử dụng để ủ mô hình.

Phối trộn nguyên liệu đầu vào trước khi ủ compost: Trước khi tiến hành ủ phân compost, để giúp quá trình phân hủy diễn ra nhanh thì nguyên liệu cỏ và chất thải rau, củ, quả để phối trộn với bùn được cắt xén nhỏ. Từ các số liệu về các chỉ tiêu như độ ẩm, phần trăm nitơ, phần trăm cacbon và tỷ lệ C/N đã phân tích, sau đó nhóm đã tiến hành tính toán tỷ lệ phối trộn giữa các nguyên liệu đầu vào với nhau để đạt tỷ lệ C/N là 25:1. Sau đây là quá trình phối trộn nguyên liệu đầu vào với các tỉ lệ đã được tính.

Mô hình ủ 1: Phối trộn bùn thải giấy với rau:

Hình 4.23. Bùn thải và rau củ quả sau khi tiến hành phối trộn.

- Bùn thải được trải đều trên mặt bạt một lớp.

- Tiếp theo đó là phủ lên một lớp rau đã cắt xén nhỏ. - Phun chế phẩm vi sinh lên nguyên liệu ủ.

- Sau đó tiếp tục trải một lớp bùn thải và phủ tiếp tục một lớp rau quả đã cắt xén. - Sau đó đảo trộn đều các nguyên liệu với nhau và tiến hành cho vào mô hình ủ đã

chuẩn bị trước. Sau đó tiến hành theo dõi và ghi chép các chỉ tiêu. Bảng 4.3: Khối lượng mẫu đầu vào của mô hình 1.

Mô hình 1:Bùn thải giấy phối trộn với rau Khối lượng bùn

thải (kg) Khối lượng rau(kg) Khối lượng vi sinh(kg) Nước(lít)

4,8 5 0,1 0

Mô hình 2: Phối trộn bùn thải giấy với cỏ cắt xén : - Bùn thải được trải đều trên mặt bạt một lớp.

- Tiếp theo đó là phủ lên một lớp cỏ đã cắt xén nhỏ. - Phun chế phẩm vi sinh lên nguyên liệu ủ.

- Sau đó đảo trộn đều các nguyên liệu với nhau và tiến hành cho vào mô hình ủ đã chuẩn bị trước. Sau đó tiến hành theo dõi và ghi chép các chỉ tiêu như độ ẩm, nhiệt độ, pH, hàm lượng chất hữu cơ…

Hình 4.24: Bùn thải và cỏ cắt xén sau khi tiến hành phối trộn. Bảng 4.4.Khối lượng mẫu đầu vào của mô hình 2.

Mô hình 2:Bùn thải giấy phối trộn với rỏ Khối lượng bùn

thải (kg)

Khối lượng cỏ (kg)

Khối lượng vi sinh (gam)

Nước (lít)

5 3,6 0,2 0

Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào mô hình và chạy máy thổi khí nhằm cung cấp lượng khí cho vi sinh vật phát triển. Sau đó lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu đầu vào: Độ ẩm, nhiệt độ, hàm lượng chất hữu cơ, nitơ tổng, màu sắc. Kết quả được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.5. Đặt tính nguyên liệu đầu vào của các mô hình.

Đặc tính Mô hình 1 Mô hình 2 Màu sắc - - Nhiệt độ (oC) 30 30 Độ ẩm (%) 60 56 Chất hữu cơ (%) 75,57 72 Hàm lượng nitơ tổng 1,49 1,54

Trong quá trình ủ nhóm thường xuyên theo dõi các chỉ tiêu Nhiệt độ, pH, độ ẩm. Tất cả các chỉ tiêu này được thực hiện 2 ngày/lần. Riêng nhiệt độ thì được theo dõi mỗi ngày.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu công nghệ xử lý bùn thải giấy theo hướng tái sản xuất (Trang 53)