Theo các nhà tài trợ

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 1998-2009 (Trang 49)

Trước năm 1992 thì nhà tài trợ chủ yếu là Liên Xô (cũ) nhưng sau khi hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ, Việt Nam mở rộng quan hệ với rất nhiều đối tác thuộc các chế độ xã hội khác nhau. Các nhà tài trợ cho nền giáo dục Việt Nam từ năm 1993 đến nay có thể là các nhà tài trợ song phương và đa phương hay các tổ chức NGOs.

Bảng 2.2: Lượng vốn ODA sử dụng cho ngành giáo dục của một số nhà tài trợ song phương chủ yếu trong giai đoạn 1998-2009

Đơn vị: Triệu USD

TT Quốc gia 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 1 Nhật Bản 10,32 10,22 14,57 14,72 15,6 35,5 38,7 40 42 43,6 44 43,3 2 CHLB Đức 1,71 3,16 7,22 5,4 6,3 0,32 1,1 1,5 1,8 2,1 2.8 2,5 3 Thụy Điển 1,95 2,48 3,97 4,77 6,5 3,87 4,84 4,3 4,1 3,8 4,0 3,67 4 Pháp 1,9 2,45 1,46 3,8 0,5 3,9 2,8 4,9 3,2 4,0 3,7 3,45 5 Thụy Sĩ 1,32 1,64 1,28 2,79 2,73 2,91 3,22 3,43 3,2 2,9 2,5 2,3 6 Hà Lan 1,7 1,4 2,33 2,19 1,6 2,71 2,6 2,8 2,6 3,0 3,6 3,2 7 Bỉ 0,53 2,07 1,09 1,89 1,6 3,6 3,5 3,7 3,2 3,3 2,9 2,5

8 Luc Xem Bua 0,93 1,04 1,11 1,18 1,07 1,8 2 1,9 1,2 1,6 1,44 1,8 9 Cộng hoà Séc 2,2 2,31 0,24 0,25 0,3 0,19 0,27 0,21 0,23 0,19 0,15 0,2 10 Hàn Quốc 0,8 0,73 1,02 1,13 1,16 2,83 1,81 2 2,4 2,87 2,34 2,02 11 Nauy 0,21 0,28 0,2 0,19 0,14 0,28 0,27 0,31 0,34 0,3 0,35 0,38 12 Vương quốc Anh 0,11 0,22 0,12 0,25 0,3 0,85 0,7 0,62 0,68 0,72 0,8 0,65 13 Thái Lan 0,15 0,14 0,14 0,2 0,3 0,06 0,07 0,08 0,1 0,15 0,17 0,09 14 Đan Mạch 0,12 0,14 0,05 0,185 0,21 0,28 0,27 0,32 0,34 0,3 0,26 0,29 15

Cộng hoà Phần

Bảng 2.3b1: Lượng vốn ODA sử dụng cho ngành giáo dục của một số nhà tài trợ song phương chủ yếu giai đoạn 1998 – 2003

Đơn vị: Triệu USD

TT Quốc gia Mức

giải ngân 1998-1999 1999-2000 2000-2001 2001-2002 2002-2003

1 Australia 34% 5,74 6,54 6,79 6,64 7,28

2 Canada 8,10% 0,68 0,57 1,64 1,06 1,5

3 New Zealand 43% 0,17 0,19 0,25 0,36 0,57

( Nguồn: Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, UNDP (1998- 2009), tình hình tổng quan về ODA tại Việt Nam. [20-28] )

Bảng 2.3b2: Lượng vốn ODA sử dụng cho ngành giáo dục của một số nhà tài trợ song phương chủ yếu giai đoạn 2004 – 2009

Đơn vị: Triệu USD

STT Quốc gia Mức

giải ngân 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009

1 Australia 27% 5,49 6,09 5,03 3,04 2,95

2 Canada 8,50% 1,11 1,05 1,02 1,02 1,0

3 New Zealand 60% 1,04 1,28 1,02 1,26 1.2

( Nguồn: Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, UNDP (1998- 2009), tình hình tổng quan về ODA tại Việt Nam. [20-28] )

2.2.3.1 Các nhà tài trợ song phương.

Các nhà tài trợ song phương tài trợ cho tất cả các cấp học. Mức giải ngân cho giáo dục của các nhà tài trợ song phương rất khác nhau. Newzealand và Lucxembua là 2 nước có mức giải ngân cao nhất, nhưng nước có lượng vốn ODA giải ngân lớn nhất thì phải kể đến Nhật Bản. Bên cạnh đó cũng có những nước mà mức giải ngân cho giáo dục nhỏ hơn 1% như Đan Mạch. Nhìn chung, mức giải ngân giai đoạn 2004-2009 của các nước đều tăng

so với giai đoạn 1998 - 2003 (trừ Hàn Quốc giảm 10% và Australia giảm 7%). Một số nước có mức giải ngân tăng lên rất mạnh như Vương quốc Anh (tăng gấp 10 lần từ 2% lên 21%), Cộng hoà Séc (từ 15% lên 50,4%)... chứng tỏ các nhà tài trợ song phương tập trung đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực giáo dục của Việt Nam.

Trong số các nhà tài trợ song phương thì Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất. Trong vòng 10 năm qua Nhật Bản đã giải ngân cho ngành giáo dục Việt Nam 267,66 triệu USD chiếm khoảng 34,72% tổng số ODA mà ngành giáo dục Việt Nam được tài trợ thông qua một số dự án chủ yếu như :

- Dự án xúc tiến giáo dục xoá mù chữ cho người lớn vì sự phát triển cộng đồng bền vững tại vùng núi phía bắc thông qua JICA và hiệp hội UNESCO Nhật Bản: trong giai đoạn 2000 – 2002 đã xây dựng 40 trung tâm giáo dục cộng đồng ở 40 xã. của hai huyện Phong Thổ và Tủa Chùa thuộc tỉnh Lai Châu, nâng cao chất lượng giáo viên xoá mù chữ và giáo viên TH thông qua đào tạo tại chức tại trung tâm giáo dục cộng đồng, đồng thời tổ chức giáo dục xoá mù và giáo dục thường xuyên, xúc tiến các chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Dự án nâng cấp khoa nông nghiệp trường ĐH Cần Thơ với tổng số vốn viện trợ không hoàn lại là 23 triệu USD (hình thức chìa khoá trao tay). Nhờ thế mà trường ĐH Cần Thơ đã trở thành trường có cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục hiện đại nhất trong số các trường ĐH ở Việt Nam, năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng đã được tăng cường giúp trường có thể hợp tác với nước ngoài như Bỉ, Hà Lan...

- Ngoài ra còn rất nhiều dự án khác, với các chương trình viện trợ học bổng và tài trợ của các công ty cho ngành giáo dục ở Việt Nam.Đặc biệt có thể kể đến các chương trình học bổng như chương trình học bổng Monbusho

để nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề của người Việt Nam. Số lượng những người Việt Nam được hưởng học bổng này ngày càng tăng.

2.2.3.2 Các nhà tài trợ đa phương: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các nhà tài trợ đa phương là các tổ chức như WB, UNICEF, ADB, UNESCO…. Các tổ chức này cũng đã hỗ trợ cho ngành giáo dục ở Việt Nam một lượng vốn không nhỏ, tăng dần lên theo các năm để xây dựng cơ sở vật chất cũng như đào tạo đội ngũ giáo viên. Trong số đó, WB và ADB được coi là nhà tài trợ lớn nhất (chiếm khoảng 30% lượng giải ngân). Nhìn chung, mức giải ngân cho giáo dục của các nhà tài trợ đa phương thay đổi không đáng kể trong cả giai đoạn 1998 - 2009.

Nguồn hỗ trợ của WB (xấp xỉ 123,8 triệu USD), chiếm khoảng 16,06% hỗ trợ ODA chung cho ngành giáo dục với một số dự án chủ yếu như: dự án giáo dục ĐH được thực hiện trên toàn bộ hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam với số vốn 80 triệu USD để tăng cường tính thống nhất, độ linh hoạt, khả năng thích ứng của giáo dục ĐH đối với nhu cầu đang thay đổi của xã hội và nền kinh tế thị trường; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong giáo dục ĐH và chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

Ngoài ra, ADB cũng là một nhà tài trợ lớn (chủ yếu cho cấp THCS), nhưng các quy định của ADB rất chặt chẽ, gây nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng nguồn vốn ODA. UNICEF, UNESCO… cũng là những nhà tài trợ quan trọng với nhiều dự án có tổng vốn đầu tư lớn như dự án nâng cấp khoa Sinh, trường ĐH Sư phạm Hà Nội (500.000 USD), dự án nghiên cứu tổng thể ngành giáo dục (500.000 USD).

Bảng 2.4a: Lượng vốn ODA sử dụng cho ngành giáo dục của một số tổ chức đa phương Giai đoạn 1998-2002

Đơn vị: Triệu USD

STT Tổ chức Tỉ lệ 1998 1999 2000 2001 2002 1998-2002

1 WB 7% 5,4 8,8 3,68 14,4 16,6 48,92 2 UNICEF 14% 2,05 2,09 2,5 4,58 0,13 11,35 3 EU 11% 4,3 4,8 4,51 4,95 5,1 23,66

( Nguồn: Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, UNDP (1998- 2009), tình hình tổng quan về ODA tại Việt Nam. [20-28])

Bảng 2.4b: Lượng vốn ODA sử dụng cho ngành giáo dục của một số tổ chức đa phương Giai đoạn 2003-2009

Đơn vị: Triệu USD

STT Tổ chức Tỷ lệ 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2003-2009

1 WB 7% 15,3 14,49 20,92 11,2 13 13,7 12,1 74,91 2 UNICEF 19% 2,34 2,05 8,09 2,66 2,62 2,02 1,87 17,76 3 EU 9% 2,34 2,05 5,09 2,66 2,62 2,80 1,93 14,76

( Nguồn: Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, UNDP (1998- 2009), tình hình tổng quan về ODA tại Việt Nam. [20-28])

Các tổ chức NGOs cũng có một vai trò quan trọng trong việc sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả trong ngành giáo dục của Việt Nam. Cho đến nay chưa có một số liệu thống kê cụ thể nào về các tổ chức NGOs do số lượng các tổ chức NGOs quá nhiều, nhưng nhìn chung các tổ chức NGOs tập trung hỗ trợ rất nhiều cho GDPCQ với quy mô vốn thường nhỏ.

Bảng 2.5: Các lĩnh vực sử dụng ODA của một số tổ chức phi chính phủ

Stt Tổ chức Lĩnh vực sử dụng ODA Tỉnh, thành phố

1

1 Action Aid

- Hỗ trợ các sáng kiến của hội phụ huynh học sinh.

- Nâng cấp lớp học trường tiểu học - Thành lập thư viện sách - Xoá mù chữ người lớn Sơn La Sơn La Hà Tĩnh, Sơn La Bắc Giang 1

2 AC Thuỵ Điển - Dạy nghề

Cần Thơ, Hà Nam, Hà Tây 3

Quỹ Châu Á

ATF Tài trợ sách và tạp chí cho các thư viện

Tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. 4 4 Gli Amici di Xa Me

Khuyến khích giáo dục tiểu học và hoà nhập cộng đồng cho trẻ em ở tổ bán báo xa mẹ. Hà Nội 5 5 Quỹ phát triển giáo dục EFD

Vận động trẻ em thiệt thòi hoà nhập hệ thống giáo dục chính thức. Thành phố Hồ Chí Minh 4 6 Deutcher Caritasverband

Chương trình tái hoà nhập dạy nghề dựa vào cộng đồng cho người tàn tật.

Quảng Trị, thành phố Hồ Chí Minh 7

7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Counterpart Nâng cao trình độ tiếng Anh và kỹ năng vi tính cho những học viên đi xe lăn.

Hải Phòng

8 8

COV Tài trợ cho các lớp học buổi tối và trường dạy nghề cho trẻ em không có khả năng đến trường.

Đà Nẵng

9 9

ADRA Tổ chức lớp chữ nổi cho người mù, cung cấp gạo và đồ dùng học tập cho học sinh.

Hà Tây, Nam Định, thành phố Hồ Chí Minh.

(Nguồn: Danh tập các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Nxb Văn hoá Thông tin.[29])

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 1998-2009 (Trang 49)