Một vài nhân tố ảnh hưởng tiêu cực tới việc thu hút, giải ngân và sử

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 1998-2009 (Trang 75)

dụng nguồn vốn ODA.

2.4.2.1. Chất lượng thiết kế dự án chưa cao

Chất lượng thiết kế dự án chưa cao dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế, quy mô vốn trong quá trình thực hiện nên mất nhiều thời gian, gây lãng phí vốn. Một số dự án đã được các nhà tài trợ chấp nhận danh mục đầu tư nhưng chưa hoàn thiện. Các thủ tục đầu tư, thay đổi danh mục dự án để thấy các dự án đăng ký không hiệu quả nên không thể triển khai rút vốn.Trong quá trình thiết kế dự án, cần xem xét vấn đề sử dụng tư vấn nước ngoài. Do chi phí cho việc sử dụng tư vấn nước ngoài rất tốn kém và kinh nghiệm ở các nước khác và ở Việt Nam đến nay cho thấy hiệu quả của những tư vấn này ở một số công việc chưa cao, đặc biệt là có những lĩnh vực mà sự hiểu biết của họ về các thiết chế tập quán hành chính và văn hoá dân tộc là những yếu tố quyết định then chốt cho việc thiết kế những dự án có tính khả thi. ở một số dự án đã có sai sót nghiêm trọng trong thiết kế dự án do những hiểu lầm về điều kiện địa phương mà lẽ ra đã có thể tránh được nếu sử dụng tư vấn trong nước nhiều hơn. Như trong quá trình thực hiện dự án xây dựng các trường TH ở các tỉnh vùng bão do Nhật Bản tài trợ đã xảy ra tình trạng một trường đang xây dựng thì bị đổ. Nguyên nhân là do khi thiết kế dự án đã không chú ý đến việc dễ gây sập đổ trường khi có mưa bão lớn vì phần lớn địa hình ở vùng này toàn đồi núi.

2.4.2.2. Việc lập kế hoạch chi tiết để giải ngân chưa tốt.

Việc giải ngân đã được quy định theo dự án trong một thời gian thống nhất, một trình tự thống nhất nhưng khi ký kết không tính toán được tất cả những khó khăn có thể xảy ra nên thường giải ngân chậm. Các cán bộ các cấp cơ sở chưa được đào tạo kĩ nên nhiều khi công tác lập kế hoạch của họ thiếu sự linh hoạt, thiếu tính thực tế mà chỉ dựa trên các mẫu, biểu, con số của các dự án đã được lập trước đó. Đôi khi việc lập kế hoạch về vốn đối ứng thiếu căn cứ, dẫn đến tình trạng “giam vốn đối ứng”, trong khi điều kiện vốn đối ứng trong nước còn hạn hẹp, ảnh hưởng đến việc thực hiện toàn bộ kế hoạch.

2.4.2.3. Thủ tục giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ chưa hài hoà.

Thủ tục giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ chưa hài hoà do có quá nhiều những quy định riêng của mỗi nhà tài trợ nên phía Việt Nam không thể đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu đó. Vì thế, tiến độ thu hút cũng như giải ngân và sử dụng nguồn vốn ODA gặp nhiều khó khăn, nhất là trong quan hệ đối tác với ADB thì thủ tục giải ngân dự án rất phức tạp, có khi kéo dài bốn đến năm năm mới đưa ra được một quyết định chung giữa hai bên. Đặc biệt phía nhà tài trợ yêu cầu Việt Nam phải tuân thủ quy định mua sắm đấu thầu nhưng việc thực hiện những nguyên tắc này đôi khi gây nhiều trở ngại cho phía Việt Nam. Trong quan hệ đối tác với EU, việc mua sắm thiết bị phải là sản phẩm của nước thụ hưởng hoặc là một quốc gia bất kì của EU. Ví dụ khi dự án thực hiện tại Việt Nam cần mua máy in cho các trường học nhưng trên thực tế là tại thị trường Việt Nam không có máy in của EU. Vì thế, Việt Nam phải nhập khẩu máy in từ EU, gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các quy chế nhập khẩu cũng như trong việc bảo hành, chi phí lại rất cao.

2.4.2.4. Công tác vốn đối ứng được thực hiện chưa tốt.

Vốn đối ứng để thực hiện các dự án ODA không đủ. Các cơ sở chưa có một nguồn vốn riêng để hoạt động mà thường được trích một phần rất nhỏ từ

kinh phí sự nghiệp đào tạo vốn đã rất hạn hẹp. Mặc dù theo nghị định 17/2002 NĐ_CP, Nhà nước đã đồng ý cấp vốn đối ứng nhưng cho đến nay trong số hơn 100 dự án của ngành chỉ mới có vài chục dự án được thực hiện theo nghị định này. Nhiều lúc, việc triển khai vốn đối ứng cấp cho các dự án còn bị chậm, nhất là kho bạc chưa đáp ứng được yêu cầu thanh quyết toán của các dự án do thiếu cán bộ giải ngân hay do còn có nhiều thủ tục phức tạp.

2.4.2.5. Năng lực cán bộ quản lí dự án còn hạn chế.

Việt Nam chưa chuẩn bị và đào tạo kịp thời những cán bộ có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để thực hiện các công việc liên quan đến dự án ODA đáp ứng yêu cầu, tình hình quốc tế có nhiều thay đổi nhanh chóng và các đối tác ngày càng nhiều hơn. Cách thức quan hệ và hợp tác với các nước trong khu vực ASEAN, Australia, New Zealand, Tây Âu và Bắc Mỹ khác trước rất nhiều. Xu hướng quốc tế đang chuyển từ viện trợ nhân đạo sang viện trợ phát triển đòi hỏi các nước đang và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam, phải tăng cường nội lực tối đa mới có thể đủ sức đón nhận những cơ hội mới. Một số công tác dự án, đặc biệt là cấp địa phương chưa được đào tạo cơ bản và đồng bộ, có người am hiểu ngành thì có thể lại không giỏi ngoại ngữ và ngược lại … Vì thế dẫn đến những bất đồng giữa cán bộ quản lý Việt Nam và tư vấn, chuyên gia nước ngoài do trở ngại về ngôn ngữ, phong tục tập quán nên khó thông cảm, không tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau trong hợp tác.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CHO NGÀNH

GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 1998-2009 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)