TỪ 1998 - 2009
2.1 Tổng quan về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục ở Việt Nam dục ở Việt Nam
Theo thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 1998-2009, tổng giá trị hiệp định ODA về giáo dục và đào tạo được ký kết là hơn 1.375,47 triệu USD tương đương 26.133 tỷ đồng, trong đó vốn vay khoảng 953,11 triệu USD, viện trợ không hoàn lại khoảng 422,36 triệu USD.[1-4]
Sau 10 năm sử dụng nguồn vốn ODA trong giáo dục, số dự án cho giáo dục tiểu học chiếm 47,7%, trung học 33%, đại học 19,3%. Những dự án, chương trình này đã giúp ngành giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất là nâng cao chất lượng giáo dục đại học, năng lực kế hoạch cho cán bộ quản lý, chất lượng và công bằng giáo dục… Đánh giá về các dự án vốn vay trong lĩnh vực giáo dục của WB cho thấy, với 3 dự án đã kết thúc ở Việt Nam đều chưa đạt được 100% giải ngân.
Dự án ODA đầu tiên cho giáo dục là Dự án tiểu học bằng vốn vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) giải ngân được cao nhất với tỷ lệ đạt 97% ( khoảng 77 triệu USD). Dự án giáo dục Đại học đợt 1 giải ngân được 83% ngân sách. Dự án phát triển giáo viên tiểu học giải ngân được trên 80%.
Hiện đang có 9 dự án ODA Bộ giáo dục và đào tạo đang phát triển khai với tổng kinh phí là 815,2 triệu USD, trong đó: vốn vay là 514 triệu USD; vốn viện trợ 167,8 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ là 183,4 triệu USD.
Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra 11 dự án giai đoạn 2008 - 2015 với tổng số vốn là 1.270 triệu USD. Trong đó vốn vay là 1.170 triệu và vốn viện
trợ là 100 triệu USD. Trong các dự án mới này, đã có một dự án “phủ song” tới giáo dục mầm non đó là chương trình phát triển mầm non với tổng số tiền là 150 triệu USD.
Để tìm kiếm nguồn tài chính hiện nay đối với các nước là một điều khá khó khăn, khi cả thế giới đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Vì vậy, nước ta phải có những đường lối, chính sách phù hợp để thu hút được các nguồn tài chính viện trợ không chỉ cho riêng ngành giáo dục mà còn cho các ngành khác. Chúng ta phải nhạy bén sử dụng nguồn tài chính này sao cho hiệu quả nhất như theo ông Emanuel Jimenz, Giám đốc Phát triển Nguồn nhân lực Châu Á - Thái Bình Dương:
“Tổng số tiền tài trợ của các dự án chưa tới 5% tổng kinh phí Việt Nam chi cho giáo dục. Nếu chỉ dùng theo cách thông thường thì 5% chỉ là 5% nhưng nếu các bạn sử dụng nguồn tài chính này sáng tạo thi 5% có thể chuyển hoá 50% trong tương lai”.
Về vấn đề sử dụng vốn ODA trong giáo dục, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bành Tiến Long khẳng định: “Các nhà quản lý giáo dục Việt Nam luôn quán triệt sử dụng từng đồng USD đảm bảo chất lượng và hiệu quả.”
Tuy nhiên, cũng vì tinh thần quán triệt sử dụng từng đồng USD này mà các dự án giáo dục của Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng rụt rè tiêu tiền quá. Thông tin từ Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GD - ĐT); sau gần 10 dự án thực hiện vay vốn ODA, đã có 3 dự án hoàn thành nhưng cả 3 dự án đều giải ngân không hết.
Việc không giải ngân hết xuất phát từ nhiều lý do như: Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học phải gửi giáo viên đi đào tạo nước ngoài nhưng không tuyển được do bị hạn chế bởi ngoại ngữ dẫn đến một khoản kinh phí lớn bị tồn đọng…
Hay như Dự án Giáo dục Đại học 2 (2006 - 2011), mục tiêu của dự án là nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong các trường ĐH để tăng tỷ lệ tìm được việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp và tính phù hợp của nghiên cứu.
Hiện, thách thức chủ yếu mà dự án gặp phải là: Xu thế toàn cầu hoá trong giáo dục ĐH ngày càng mạnh và ảnh hưởng sâu rộng đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, năng lực đội ngũ cơ sở vật chất của các trường ĐH còn ở mức thấp, không đồng đều, nên khó khăn trong triển khai các chính sách đổi mới.
Mặt khác, tiến độ, chất lượng thực hiện dự án còn khác nhau nhiều do năng lực và quản lý của cán bộ chưa cao; một số trường chưa coi trọng công tác nghiên cứu, cũng như quỹ thời gian và con người vào các hoạt động của dự án.
Theo ông Trương Thanh Hải, Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD - ĐT) thì về tình hình thực hiện các dự án giáo dục của Việt Nam đều được phía bạn hết sức thông cảm vì trong quá trình thực hiện các dự án, các nhà tài trợ đều biết những lý do vì sao không giải ngân hết nguồn vốn ODA cả về nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tuy việc giải ngân ở một số dự án còn chậm, nhưng việc triển khai các dự án ODA trong giáo dục chưa có rào cản nào. Việc sử dụng nguồn vốn ODA trong giáo dục hầu như chưa có lỗi hay sai sót nào.
Theo đánh giá của các chuyên gia WB thì việc thực hiện tiến độ của các dự án còn chậm là do giáo dục Việt Nam còn nặng thực hiện quản lý tập trung, chưa phân cấp mạnh cho các địa phương. Mặt khác, hệ thống quản lý tập trung, chưa phân cấp mạnh cho các địa phương, tập hợp thông tin còn manh mún với tâm lý cấp dưới chờ cấp trên quyết định rồi mới thực hiện khiến qui trình chờ đợi mất nhiều thời gian… Tuy nhiên, nhưng theo nhận
định của ông Emanuel Jimenz thì hiệu quả của việc thực hiện các dự án giáo dục vốn vay ODA không chỉ nhìn nhận ở góc độ giải ngân.
Hiện nay, để giám sát, điều hành việc sử dụng vốn ODA hiệu quả, tránh thất thoát, Bộ GD-ĐT đã thành lập Phòng quản lý ODA. Phòng có chức năng là đầu mối thực hiện các hoạt động: huy động nguồn tài trợ, tổ chức chuẩn bị, xây dựng các chương trình hoạt động của dự án. Đồng thời, điều phối việc thực hiện giám sát kế hoạch, đảm bảo thực hiện hiệu quả cam kết giữa các nhà tài trợ: Tăng cường tính hiệu quả nguồn vốn ODA; tăng cường tính làm chủ của bên tiếp nhận; Hài hoà các thủ tục…
Vụ Kế hoạch - Tài chính của Bộ GD - ĐT cho biết nếu việc giải ngân theo đúng tiến độ thì mỗi năm ngành sẽ có thêm 165 triệu USD, bằng 5% ngân sách của Nhà nước cho giáo dục. Dù có nguồn ngân sách ODA nhưng ngân sách của Chính phủ Việt Nam đầu tư cho giáo dục không giảm nên với số tiền được nhận từ vốn ODA này hàng năm góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Những việc tiêu tiền của các Dự án giáo dục hiện đang là quá chậm. Hầu hết 3 năm đầu tốc độ giải ngân đều dưới 20%. Ví dụ: Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thì thời gian thực hiện dự án chỉ còn vài tháng (gia hạn đến 31/12/2010), nhưng kinh phí còn nhiều chưa biết giải ngân thế nào vì quy trình xây dựng các thủ tục triển khai vẫn tiếp tục quá chậm do cả yếu tố khách quan và chủ quan. Các nhà viện trợ đã cam kết viện trợ thêm khoảng 23-24 triệu USD. Với số tiền như thế, để “tiêu” được cũng là một thách thức đối với dự án.
Trong khi đó, Việt Nam thoát ra khỏi danh sách các nước nghèo vào năm 2009 và điều đó rất có thể cũng sẽ khiến cho việc vay vốn ODA bị hạn chế. Nếu các Dự án giáo dục vẫn tiếp tục rụt rè như hiện nay thi đúng như ông Emanuel Jimenz đã cảnh báo: “cơ hội sẽ mất”!