Bắt đầu từ năm 2009, Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách các nước nghèo, như vậy việc thu hút nguồn ODA nói chung, và cho ngành giáo dục nói riêng sẽ gặp phải những khó khăn. Một câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để Viết Nam thu hút được nguồn vốn ODA? Đã làm đau đầu những nhà lãnh đạo, nhà quản lý để tìm ra câu trả lời. Và trên thực tế khi Việt Nam tiến hành giải ngân các dự án đều gặp phải một vấn đề chung nhất: giải ngân chậm, hiệu quả giải ngân chưa cao mà các nhà chuyên gia đã nhận định. Vậy, Việt Nam không chỉ có thách thức trong việc thu hút nguồn ODA mà còn trong vấn đề sử dụng. Bên cạnh đó những yếu tố làm ảnh hưởng đến việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục như môi trường pháp lý,
thủ tục hành chính rườm rà, năng lực cán bộ chưa cao, kế hoạch thực hiện không đúng tiến độ, giá cả không ổn định…Việt Nam phải có những thay đổi sao cho kịp thời và phù hợp để thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả hơn.
3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng khả năng thu hút và hiệu quả sử dụng vốn ODA trong ngành giáo dục đào tạo ở Việt Nam trong thời gian tới
3.2.1. Về phía nước nhận viện trợ
Việc thu hút vốn ODA phụ thuộc rất lớn vào quan hệ của nhà tài trợ với các nước nhận nguồn vốn ODA. Xuất phát từ đặc điểm của ODA là nguồn hỗ trợ phát triển nên các nhà tài trợ luôn đánh giá cao những nước sử dụng ODA có hiệu quả. Trong những năm qua, Việt Nam đã được các nhà tài trợ đánh giá cao về việc sử dụng nguồn vốn ODA đối với phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có ODA dành cho phát triển giáo dục. Tuy nhiên, để thu hút được nhiều dự án ODA với mục đích phát triển giáo dục có hiệu quả hơn, có thể xem xét một số giải pháp sau:
3.2.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc thu hút đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là trong vấn đề thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA. Môi trường pháp lý không chỉ bao gồm các quy định pháp luật về ODA mà còn bao gồm các văn bản pháp luật ở các lĩnh vực khác như xuất nhập khẩu, thuế … liên quan đến hoạt động ODA. Do vậy, môi trường pháp lý tác động rất lớn đến lòng tin của các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam. Thông qua các quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, các nhà tài trợ có thể biết nước nhận viện trợ quản lý và sử dụng nguồn viện trợ như thế nào, có hiệu quả hay không.
Trong thời gian qua, mặc dù Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện môi trường pháp lý về ODA ban hành nhiều văn bản điều chỉnh một số lĩnh vực liên quan đến ODA nhưng hệ thống văn bản pháp lý về ODA vẫn còn nhiều yếu điểm. Vì vậy, Chính phủ phải phối hợp với các bộ ngành nghiên cứu để soạn thảo ra các quy chế, thông tư liên quan đến vấn đề ODA sao cho tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam.
- Ngoài việc cần phải có một chiến lược sử dụng vốn rõ ràng theo mục tiêu phát triển giáo dục từng thời kỳ, từng cấp và loại hình giáo dục thì cũng cần phải có hệ thống pháp luật và chính sách hoàn chỉnh nhằm tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi.
- Nghiên cứu xây dựng Luật hay Pháp lệnh về quản lý vay nợ và viện trợ nước ngoài đối với phát triển giáo dục: Văn bản pháp lý này phải điều chỉnh tất cả các quan hệ liên quan đến vốn ODA cho phát triển giáo dục như quá trình quyết định và phê duyệt dự án, quản lý dự án... theo hướng giảm bớt thủ tục hành chính, quy định rõ tránh nhiệm của từng cấp tham gia. Phân loại các dự án ODA nhằm thống nhất các quy trình lập kế hoạch, phân bổ vốn, kiểm soát chi, thống nhất định mức chi tiêu cho các hoạt động phát triển giáo dục có nội dung giống nhau, thống nhất các thủ tục quyết toán làm cho việc quản lý đơn giản hơn cũng như làm giảm đầu mối quản lý dự án, từ đó giảm chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư.
- Định hướng phân cấp quản lý các dự án ODA cho phát triển giáo dục: Phân cấp nhiều hơn và phù hợp với năng lực thực tế của từng cấp, đặc biệt là trao quyền rộng rãi cho các tổ chức và cá nhân có liên quan trực tiếp tới dự án, kèm theo chế độ trách nhiệm. Phân cấp mạnh hơn cho cấp dưới, đồng thời với việc hoàn thiện cơ chế quản lý và giám sát của các cơ quan quản lý cấp trên.
- Đơn giản hoá thủ tục hành chính và hoàn thiện, thống nhất cơ chế tài chính cho giáo dục: Cần rà soát lại và loại bỏ ngay những quy định về thủ tục xét duyệt không cần thiết, các thủ tục rườm rà và tốn phí thời gian. Cơ chế tài chính phải được xem xét và quy định cụ thể trong khi duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và nêu trong quy định đầu tư dự án. Cải tiến quy trình lập kế hoạch ngân sách và giải ngân của dự án ODA cho phát triển giáo dục phù hợp với các nhà tài trợ.
3.2.1.2. Xác định hướng huy động và sử dụng nguồn vốn ODA
Trên cơ sở các Nghị quyết các Đại hội Đảng đã đề ra và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần đưa ra một chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA. Chiến lược này cần tập trung vào việc sử dụng ODA với những mục tiêu phát triển rõ ràng, xác định các ưu tiên, các chiến lược cho ngành giáo dục cũng như đối với từng cấp học. Chiến lược này còn đề ra những định hướng vận động và những hành động cụ thể để thu hút các nhà tài trợ quan tâm, đồng thời cũng cần sắp xếp các lĩnh vực có những đặc điểm mà nhà tài trợ có thể phát huy được những thế mạnh vốn có của mình.
Dựa vào bài học kinh nghiệm thành công hay thất bại của các dự án giáo dục, chiến lược cần xây dựng một quan điểm rõ ràng về những gì có thể và không thể làm được, để từ đó đưa ra những hướng dẫn trong việc thiết kế dự án trong tương lai. Cùng với nhà tài trợ, chiến lược cần xác lập một số nguyên lý cho việc thiết kế dự án giáo dục: Khi nào cần sử dụng cố vấn dài hạn, cần lồng ghép chuyên gia tư vấn trong nước vào các dự án như thế nào, cần xử lý các khó khăn ra sao để có thể bảo đảm hiệu quả hoạt động các dự án. Cần có sự chỉ đạo rõ ràng hơn cho các nhà tài trợ về những thay đổi ưu tiên của ngành đối với việc sử dụng hỗ trợ kỹ thuật nhằm hướng họ đến những lĩnh vực đang bị lãng quên, xác định các lĩnh vực mới cần có dự án hỗ trợ kỹ thuật và ngăn chặn tình trạng tập trung quá nhiều nguồn lực vào một số lĩnh vực.
Chiến lược cần xác định càng cụ thể càng tốt các mục tiêu dài hạn của việc đầu tư bằng nguồn vốn ODA và vạch ra điểm xuất phát đúng đắn để thực hiện những mục tiêu đó.
3.2.1.3. Chủ động đưa ra những danh mục, chương trình, dự án ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục.
Các bộ, các ngành có liên quan như BKH & ĐT, BGD & ĐT và Bộ Tài chính phải cùng phối hợp để lựa chọn ra những mục tiêu đáng ưu tiên được đầu tư nhất. Danh sách các dự án này phải được sự nhất trí cao của các cơ quan chính phủ trung ương cũng như các địa phương và đồng thời phải được đưa ra công khai trong các văn bản để thông báo cho mọi người biết. Sự lựa chọn các dự án này phải xuất phát từ lợi ích kinh tế - xã hội chung của đất nước, cũng như phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển ngành, vùng lãnh thổ. Một số tỉnh cần được trợ giúp nhiều hơn các tỉnh khác (tỷ lệ nhập học TH ở độ tuổi trung bình tại 12 tỉnh kém nhất thấp hơn trên 20% so với 12 tỉnh tốt nhất, vì vậy cần phải có sự trợ giúp đặc biệt nhằm vào các tỉnh này, đặc biệt là Bình Phước, Lai Châu, Hà Giang, Kontum, Sơn La). Đồng thời cũng phải chú ý tới hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục do các chương trình, các dự án này mang lại cho các cấp, các loại hình giáo dục cụ thể.
3.2.1.4. Cải thiện chất lượng dự án ODA
Chất lượng dự án ODA luôn là một yếu tố rất quan trọng để các nhà tài trợ quyết định có nên đầu tư vào Việt Nam hay không. Vì vậy, nếu chất lượng dự án càng cao, phù hợp với điều kiện của các nhà tài trợ cũng như các mục tiêu phát triển và tình hình thực tế của Việt Nam thì khả năng thu hút được nguồn vốn ODA từ dự án đó càng lớn. Đặc biệt, đối với các dự án đầu tư cho ngành giáo dục thì chất lượng dự án càng đáng quan tâm hơn vì mục tiêu của các dự án này là phục vụ cuộc sống của con người. Nếu như công tác lập dự án thiếu cẩn thận, thiếu nghiêm túc, chỉ nhằm mục đích xin được nguồn vốn
ODA đầu tư rồi sau đó thực hiện không đúng mục tiêu, thì sẽ gây những phản ứng không tốt từ phía nhân dân, làm mất lòng tin của nhân dân với Chính phủ. Qua thực tế lập các dự án đầu tư cho ngành giáo dục trong thời gian qua, để nâng cao chất lượng dự án thì Chính phủ cũng như BKH&ĐT, BGD&ĐT cần phải chú ý một số vấn đề sau:
-Mục tiêu đầu tư của các dự án giáo dục phải rõ ràng xác định trên nhu cầu thực tế của nơi được tiếp nhận dự án.
-Đảm bảo tính khoa học của dự án, có nghĩa là dự án phải được lập trên cơ sở nghiên cứu công phu tỉ mỉ, nghiêm túc từ các khía cạnh.
-Đảm bảo tính hệ thống của dự án: các nội dung của dự án phải được xây dựng trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, và trong mối quan hệ với các dự án khác trong khu vực được đầu tư, đồng thời tổng dự án phải đặt trong tổng thể quá trình phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh, thành phố, hay của ngành, lĩnh vực cụ thể.
-Đảm bảo tính cụ thể của dự án: các tính toán, phân tích phải dựa trên các dữ liệu cụ thể, đảm bảo tính khả thi cao, phù hợp tình hình thực tế, đặc biệt phải chú ý vấn đề này hơn với những dự án do nước ngoài lập.
-Đảm bảo tính chuẩn mực của dự án, tức là các dự án phải được lập trên cơ sở các chuẩn mực chung, để sao cho dự án có thể đáp ứng được những quy định chặt chẽ không chỉ của phía Việt Nam, mà còn của các nhà tài trợ nước ngoài.
-Đối với những dự án mà phía Việt Nam cùng chuẩn bị với phía tư vấn nước ngoài, thì ngay từ khâu lập dự án cần xác định rõ các quy trình, quy phạm kỹ thuật được áp dụng, tránh tình trạng áp dụng quy trình nước ngoài nhưng lại không phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của khu vực được đầu tư, ảnh hưởng đến công tác trình, duyệt dự án sau này.
3.2.1.5 Hài hoà thủ tục giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ.
Hài hoà thủ tục trong quá trình thẩm định, phê duyệt dự án cũng như hài hoà trong quy chế đấu thầu dự án từ cả hai phía Chính phủ và nhà tài trợ là biện pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Hàng trăm nhà tài trợ song phương, đa phương, cũng như các tổ chức, thì mỗi nhà tài trợ đều có những quy chế, thủ tục riêng. Vì thế, Chính phủ Việt Nam cũng như các bộ ngành phải nghiên cứu kỹ các quy chế, thủ tục riêng của từng nhà tài trợ để hiểu rõ và từ đó có thể áp dụng một cách có hiệu quả. Hơn nữa, cả phía Việt Nam cũng như các nhà tài trợ một khi đã bắt tay cùng hợp tác thì phải cùng đứng ra chia sẻ, giải quyết những khó khăn.
Vừa qua tại Hội nghị cấp cao Rome về thủ tục tổ chức vào ngày 24- 25/2/2003, Việt Nam đã được xem là một trong những lá cờ đầu về hài hoà thủ tục dự án. Đồng thời, Hội nghị cũng đưa ra một số hướng để Việt Nam có thể phối hợp với các nhà tài trợ tốt hơn:
- Với nhóm các nhà tài trợ đồng tư tưởng (LMDG).
+ Hoàn thành cuốn từ điển thuật ngữ về hợp tác phát triển để đào tạo thí điểm cho các dự án nhóm LMDG tài trợ.
+ Thực hiện chương trình nâng cao năng lực để đưa ra các thủ tục về hài hoà và nâng cao năng lực quản lý dự án thông qua các hoạt động đào tạo với việc thành lập quỹ uỷ thác.
+ Hài hoà thủ tục về theo dõi và báo cáo (cùng với WB, ADB, JBIC). - Với WB, ADB và JBIC: Triển khai ma trận hài hoà thủ tục với các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn.
+ Đấu thầu: Ban hành Pháp lệnh đấu thầu phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và ban hành các quy định chung về đấu thầu cạnh tranh trong nước.
+ Quản lý dự án: Tổ chức Hội nghị chung, kiểm điểm tình hình thực hiện dự án.
- Với các nhà tài trợ song phương khác: Tiếp tục chuẩn bị sổ tay hướng dẫn chung.
3.2.1.6. Tăng cường hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch giải ngân
Đây là một khâu rất quan trọng trong tiến trình thực hiện các dự án ODA vì nó quyết định đến hiệu quả của việc thực hiện dự án đầu tư. Vì vậy, khi lập kế hoạch cho dự án, Chính phủ và BKH&ĐT, BGD&ĐT phải xác định rõ mức vốn đối ứng, hình thức đóng góp và nguồn đóng góp (từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương hay ngân sách bộ, ngành thực hiện dự án). Khi xây dựng các kế hoạch năm về giải ngân, thì phải căn cứ vào các điều ước quốc tế về ODA đối với chương trình dự án, và phải chấp hành sự chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền về xây dựng kế hoạch. Đồng thời cũng phải chú ý đến khả năng thực thi của dự án và dự báo các tác động khách quan có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án: điều kiện nhân lực, thời gian, vật chất tối thiểu cho các hoạt động như thủ tục xét thầu, trình duyệt, rút vốn...
Việc bố trí danh mục, chương trình dự án ODA trong năm cần phải tuân thủ các nguyên tắc bố trí như: chỉ đưa vào danh mục chương trình, dự án đã được ký kết hiệp định hay chắc chắn có khả năng rút vốn trong năm kế hoạch, giá trị rút vốn được tính trên cơ sở khả năng thanh toán cho các hoạt động của dự án trong năm kế hoạch.
Đồng thời, trong khi tiến hành phải bồi dưỡng đào tạo cán bộ trong công tác lập kế hoạch, để cán bộ có thể tích luỹ thêm kinh nghiệm, lập kế hoạch tốt hơn, phù hợp với yêu cầu của phía Việt Nam và phía nhà tài trợ cũng như phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
3.2.1.7. Giải quyết tốt vấn đề vốn đối ứng
Vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA là phần vốn trong nước tham gia trong từng chương trình dự án ODA được cam
kết giữa phía Việt Nam và phía nước ngoài trong các hiệp định, văn kiện dự án, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. Các dự án vay vốn của Chính