Hoà với xu thế phát triển của đất nước, ngành giáo dục và đào tạo cũng đã không ngừng phát triển và mở rộng công tác quan hệ quốc tế của ngành. Nhiều hội nghị, hội thảo đã được mở ra để thu hút sự quan tâm của quốc tế, cũng như tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và đối tác như: Hội thảo Giáo dục Việt - Nhật lần thứ 4 với chủ đề “giáo dục đạo đức và giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông Việt Nam và Nhật Bản (tại khách sạn Horison 23/8/2005). Sở GD và ĐT tỉnh Long An cùng Lãnh sự quán New Zealand tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo giới thiệu về giáo dục New Zealand (ngày 5/12/2008). Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Đổi mới quản lý giáo dục đại học, giai đoạn 2010 - 2012” (ngày 28/04/2009). Triển lãm giáo dục Canada, có 60 đại diện đến từ các tỉnh, thành phố của Canada (ngày 25/10/2009 tại khách sạn Sheraton, Hà nội và 31/10/2009 tại TP HCM). Hội thảo trường SHMS, Thuỵ Sỹ (ngày 26/5/2010).và hội thảo với nhiều nước khác như Anh, Australia, Mỹ ... Các hội thảo này đều đã được tổ chức thành công ở Việt Nam, giúp nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam, đồng thời cũng tạo điều kiện thu hút nguồn vốn ODA cho phát triển ngành giáo dục.
Tính đến nay, Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam đã có quan hệ và hợp tác chính thức với 69 nước, 15 tổ chức quốc tế và 70 tổ chức NGOs. Thông qua các hội nghị, hội thảo đó, Bộ giáo dục và đào tạo đã thu hút được một số lượng vốn đáng kể cho ngành giáo dục.
10874 556 11436 687 22310 1243 0 5000 10000 15000 20000 25000 1998-2003 2004-2009 1998-2009 Tæng cam kÕt ODA Cam kÕt ODA cho gi¸ o dôc
Biểu đồ2.1: Cam kết ODA cho ngành giáo dục Việt Nam so với tổng cam kết ODA giai đoạn 1998 - 2009
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư[14-17])
Qua đồ thị trên có thể thấy cũng như nguồn vốn ODA cam kết cho Việt Nam, nguồn vốn ODA cam kết cho ngành giáo dục cũng có xu hướng chung là tăng lên trong giai đoạn 1998 - 2009. Tổng lượng vốn ngành giáo dục thu hút được trong giai đoạn 1998 - 2009 là 1243 triệu USD chiếm 5,57% tổng lượng vốn ODA thu hút được cho Việt Nam. So với các ngành khác thì số lượng vốn ODA thu hút được cho ngành giáo dục không nhiều (chỉ chiếm 7,57% lượng vốn ODA thu hút được cho Việt Nam giai đoạn 1998 - 2009 ) do quy mô của các dự án giáo dục nhỏ hơn, thậm chí có dự án chỉ có số vốn vài ngàn USD nhưng công tác thu hút nguồn vốn ODA của ngành giáo dục được đánh giá là thuận lợi và khá thành công do giáo dục luôn được các nhà tài trợ quan tâm. Có thể kể đến các nhà tài trợ chủ yếu là Nhật Bản, WB ... với số lượng dự án, lượng vốn đầu tư lớn cho nhiều cấp học. Ngành giáo dục đã thu hút được 104 dự án cho các cấp học. Giai đoạn 2004-2009 thu hút được 687 triệu USD, tăng 23, 56% so với mức 556 triệu USD của giai đoạn 1998 - 2005 (trong đó lượng vốn vay chiếm 45,4%, còn lại là vốn viện trợ không hoàn lại).
Đạt được những thành công trong thu hút nguồn vốn ODA cho ngành giáo dục là do chế độ mở cửa được thực hiện, công tác quan hệ quốc tế phát triển và Nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách. Các tổ chức phi chính phủ muốn hội nhập, đầu tư vào Việt Nam thông qua việc phát triển giáo dục ở Việt Nam. Hơn nữa, việc đầu tư vào giáo dục được coi là mang tính chất nhân đạo, đi đúng với mục tiêu của các nước hỗ trợ về xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường, nên có lẽ lượng vốn ODA thu hút được cho ngành giáo dục sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai.