Chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc sông hương tỉnh thừa thiên huế (Trang 52)

3/ Phân theo giới tính 41 100 41 100 41 100 00

2.2.3.2.2Chỉ tiêu định lượng

* Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng tín dụng:

- Tổng doanh số cho vay: Là tổng doanh số của tất cả các món vay của ngân hàng thường trong khoảng thời gian một năm. Nó phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế. Ngân hàng có doanh số cho vay lớn chứng tỏ ngân hàng có mối quan hệ với rất nhiều khách hàng hoặc có quan hệ với nhiều khách hàng lớn. Khối lượng cấp tín dụng lớn chỉ có thể đạt được thông qua việc áp dụng chính sách tín dụng năng động và phù hợp.Và khi doanh số cho vay lớn mới có thể giúp nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.

- Tổng doanh số thu nợ: Doanh số cho vay lớn phải đi kèm với doanh số thu nợ cao. Nếu doanh số thu nợ thấp cũng sẽ hàm ý có những khoản nợ quá hạn nên khả năng thu hồi vốn và lãi thấp, chất lượng tín dụng kém.

* Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng tổ chức, quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Doanh số thu nợ trong kỳ Vòng quay vốn tín dụng =

Dư nợ bình quân

Dựa vào bảng 2.1 ta tính được: Vòng quay VTD năm 2009 là: 1,68; Vòng quay VTD năm 2010 là: 1,35;Vòng quay VTD năm 2011 là: 1,63.

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Năm 2009, vòng quay vốn tín dụng cao chứng tỏ nguồn vốn ngân hàng luân chuyển nhanh, tham gia vào được nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa, điều này thể hiện khả năng tận dụng và sử dụng vốn của Chi nhánh có hiệu quả. Đến năm

2010, tình trạng luân chuyển vốn chậm lại, đang trong tình trạng ứ đọng. Đến năm 2011 thi chỉ tiêu này tăng lên 1,63 cho biết tình hình kinh doanh đã biến chuyển tốt. Sở dĩ có sự biến chuyển như vậy vì năm 2010 bị khủng hoảng tài chinh kinh tế nên năm 2010 có giảm chút ít còn 1,35. Năm 2011 thì đã có phần nào khắc phục được cuộc khủng hoảng trên.

*Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu: Là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn (nợ xấu) trên tổng dư nợ của ngân hàng tại một thời điểm nhất định.

Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó khả năng hoàn trả của người vay là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay không được hoàn trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó đã vi phạm nguyên tắc tín dụng quan trọng nhất của ngân hàng và nó bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề, có khả năng mất vốn có nghĩa là tính an toàn thấp.

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100

Tổng dư nợ

Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ tình hình kinh doanh của Chi nhánh tốt, hầu hết các khoản cho vay của Ngân hàng đều sinh lãi và có khả năng thu hồi được. Ngược lại nếu chỉ tiêu này cao thì Ngân hàng cần có những biện pháp kiểm soát nợ quá hạn, đánh giá lại quy trình thủ tục cho vay, hạn chế những rủi ro có thể mất vốn do khoản nợ quá hạn gây ra.

Tuy nhiên, ta cũng thấy rõ hai vấn đề dường như trái ngược nhau là: Thứ nhất, chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn có thể thấp, có thể giảm đi qua các năm nhưng là do dư nợ của Ngân hàng tăng nhanh chóng (NQH của Ngân hàng vẫn có thể tăng đều đặn). Nếu Ngân hàng quá tin tưởng vào chỉ tiêu này cho rằng rủi ro tín dụng

đỗi với Ngân hàng là không đáng kể khi chỉ tiêu này thấp thì rất nguy hiểm. Bởi vì rất có thể việc mở rộng quy mô cho vay của Ngân hàng không gắn liền với nâng cao chất lượng sẽ làm cho rủi ro của khoản cho vay mới đó trong tương lai mới bộc lộ. Thứ hai, nợ quá hạn chưa hẳn đã là tổn thất của Ngân hàng, đây vẫn là chỉ tiêu gián tiếp. Bởi vì không phải tất cả các khoản nợ quá hạn đều dẫn đến rủi ro. Do đó, bên cạnh chỉ tiêu Tỷ lệ NQH thì để đánh giá chất lượng cho vay của tổ chức tín dụng thì theo Điều 2 khoản 6 NĐ493/QĐ-NHNN còn đưa thêm chỉ tiêu nợ xấu. Trong đó, nợ xấu là khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5.

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = x 100 Tổng dư nợ

Bảng 2.6: Tỷ lệ NQH của KHCN tại Agribank – BSH Huế

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU GT GT GT Dư nợ 315.452 336.109 340.327 NQH 5.363 571 9.631 Nợ xấu --- 168,1 3.879 Tỷ lệ NQH (%) 1.7 0.17 2.83 Tỷ lệ nợ xấu (%) --- 0.05 1.14

(Nguồn:Bảng Cân Đối Tài Khoản Agribank BSH – Huế)

Qua bảng số liệu trên, nếu xem xét nợ quá hạn trong mối quan hệ với Tổng dư nợ thì tỷ lệ NQH lại có sự biến động tăng, giảm không đều qua các năm. Cụ thể, vào năm 2009 NQH là 5.363 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ NQH là 1.7%. Trong năm này, kết quả thu nợ bị chững lại do chịu ảnh hưởng của thời tiết, lạm phát làm cho các hộ sản xuất cũng như các cá nhân gặp khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như kinh doanh nên thu nhập có phần giảm bớt kéo theo

sẽ ảnh hưởng tới tiến trình trả tiền lãi và gốc cho Ngân hàng. Nhưng những khó khăn này đã được giải quyết bằng các chính sách như hỗ trợ lãi suất, kéo dài thời gian trả nợ ...nên khoản Nợ xấu trong năm này rất tốt. Và đến năm 2010 NQH đã tiếp tục giảm còn 571 triệu đồng do Tổng dư nợ giảm ứng với số tương đối là 0.17%, năm này nền kinh tế nước nhà phải đối diện với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nó tác động rất lớn đến việc sản xuất cũng như tiêu dùng của cá nhân nên cũng đã ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả lãi và vốn vay cho Ngân hàng, được thể hiện qua con số nợ xấu là 168,1 triệu đồng. Tuy nhiên đến năm 2011, sau khi nền kinh tế đã dần ổn định trở lại, nhu cầu vay vốn của cá nhân tại tăng cao nhưng do những hậu quả của năm 2010 để lại quá lớn nên khả năng tiêu dùng, mức chi tiêu của người dân còn hạn chế. Do đó đã làm cho khoản NQH tăng lên đạt 9.631 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ nợ xấu là 1,14% và điều Ngân hàng cần phải chú ý đến đó chính là những khoản nợ này đa số thuộc vào khoản nợ có khả năng mất vốn.

* Chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng phù hợp với thực lực của ngân hàng.

Cơ cấu vốn đầu tư: Việc phân tích cơ cấu tín dụng theo thời gian, các chủ thể vay vốn…chính là việc xem xét đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa. Trên cơ sở đó, các ngân hàng có thể quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay vừa có thể thu lại lợi nhuận cao.

Mặt khác yêu cầu của cơ cấu vốn đầu tư là phải đảm bảo nguyên tắc phân tán rủi ro và phải có cơ cấu hợp lý để đảm bảo khả năng thanh khoản. Vì vậy ngân hàng Nhà nước cũng đã có những quy định về các yêu cầu về cơ cấu vốn đầu tư như:

+ Tỷ lệ sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. (Hiện nay ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ này tối đa là 40%)

+ Mức cho vay tối đa đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc sông hương tỉnh thừa thiên huế (Trang 52)