Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc sông hương tỉnh thừa thiên huế (Trang 44)

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường người ta xem con người là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong công việc kinh doanh của một Ngân hàng. Vì thế mà nguồn lao động tại chi nhánh cũng như của toàn hệ thống Agribank luôn được quan tâm. Chi nhánh luôn có những chiến lược tốt trong lĩnh vực tuyển dụng và sử dụng lao động của mình, CBCNV của chi nhánh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung thường xuyên được nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình thông qua các khoá đào tạo, tập huấn của Agribank. Để hiểu rõ hơn nguồn lực lao động của ngân hàng ta đi vào phân tích.

Nhưng mà trong thời gian qua, tình hình lao động tại chi nhánh vẫn không có sự biến động, với số lao động của chi nhánh là 41 người năm 2009 thì đến năm 2010 và 2011 con số đó vẫn là 41 người, tăng 0% so với năm 2009.Con số này vẫn chưa cao nhưng đây thật sự là một dấu hiệu tốt cho chi nhánh. Bởi vì khi khối lượng khách hàng của chi nhánh ngày càng tăng, quy mô vốn huy động và cho vay cũng tăng lên rõ rệt, điều đó đòi hỏi cần thêm một số lượng lao động có trình độ để đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động của ngân hàng được thông suốt, nhanh chóng và hiệu quả phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Tại chi nhánh, khi phân chia theo tính chất công việc thì lao động của chi nhánh chủ yếu là lao động trực tiếp với 36 người chiếm 87,8% ngay khi mới thành lập (năm 2009), và vẫn không tăng lên người nào nữa chiếm 0% (năm 2010, 2011). Bộ phận lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ nhỏ do quy mô hoạt động của chi nhánh chưa lớn. Mặt khác, Chi nhánh cũng muốn duy trì một bộ máy quản lý đơn giản, gọn nhẹ, vừa tiết kiệm chi phí vừa hoạt động có hiệu quả được thể hiện qua số lao động gián tiếp không có sự thay đổi qua các năm 2009, 2010, 2011.

Mặt khác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ luôn được nâng cao ở chi nhánh, phần lớn là trình độ đại học và trên đại học. Ba năm 2009, 2010 và 2011 trình độ đại học chiếm 70,7% (mỗi năm đều 29 người). Đây chính là điểm thuận lợi của ngân hàng trong việc điều chỉnh cơ cấu dân sự hoạt động kinh doanh phù hợp xu thế hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động kinh doanh phải chịu tác động rất lớn của các quy luật kinh tế thị trường, như vậy việc đào tạo cán bộ có trình độ cao trực tiếp làm nghiệp vụ ngân hàng chiếm tỷ lệ lớn thể hiện sự năng động trong hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Bắc Sông Hương đảm bảo cho sự phát triển bền vững trên thương trường. Số cán bộ có trình độ trung cấp trong năm 2009 là 8 người, chiếm 19,5%; và năm 2010, 2011 cũng là 8

người chiếm 19,5%. Số cán bộ sơ cấp của 3 năm 2009, 2010, 2011 đều là 4 người, không tăng và cũng không giảm.

Như vậy qua 3 năm lượng cán bộ công nhân viên nam và nữ trong chi nhánh không thay đổi với nam là 12 người chiếm 29,3% và nữ là 29 người chiếm 70,7%. Bên cạnh đó, nếu phân theo giới tính thì số lao động nữ luôn chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới. Và mặc nhiên cơ cấu lao động như thế này đều hoàn toàn hợp lý khi công việc của ngành ngân hàng chủ yếu là giao dịch với khách hàng nên đòi hỏi sự mềm mỏng, khéo léo, do đó thích hợp với nữ giới hơn nam giới.

Bảng 2.4: Tình hình về nguồn nhân lực của chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Sông Hương

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 So sánh

Số lượng % Số lượng % Số lượng % 2010/2009 2011/2010 Số

lượng (+/-)% lượngSố (+/-)% Tổng số CBCNV 41 100 41 100 41 100 0 0 0 0 1/ Phân theo cơ cấu 41 100 41 100 41 100 0 0 0 0

a/ Trực tiếp 36 87,8 36 87,8 36 87,8 0 0 0 0 b/ Gián tiếp 5 12,.2 5 12,2 5 12,2 0 0 0 0 2/ Phân theo trình độ 41 100 41 100 41 100 0 0 0 0 a/ Đại học, trên ĐH 29 70,7 29 70,7 29 70,7 0 0 0 0 b/ Trung cấp 8 19,5 8 19,5 8 19,5 0 0 0 0 c/ Sơ cấp 4 9,8 4 9,8 4 9,8 0 0 0 0

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc sông hương tỉnh thừa thiên huế (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w