Nhóm giải pháp về cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình (Trang 93)

2006 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm

3.3.1. Nhóm giải pháp về cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô

3.3.1.1. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

Đây là giải pháp rất quan trọng nhằm phục vụ đắc lực cho việc phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững. Kết cấu hạ tầng nông thôn vừa tạo điều kiện cho sản xuất, lưu thông, vừa nâng cao mức sống ở nông thôn, vừa làm giảm bớt chênh lệch giữa nông thôn với thành thị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu chuyển hàng hóa giữa các vùng. Với ý nghĩa đó, cần tăng cường hơn nữa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn để phục vụ sản xuất, nhất là những vùng sản xuất hàng hóa, áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng an toàn và vùng chuyên canh để sản xuất theo hướng bền vững. Đầu tư xây dựng hạ tầng khu vực chăn nuôi tập trung, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, các hạng mục đầu tư bao gồm (các hệ thống thủy lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, trường trạm…) là việc làm có tính chiến lược phù hợp với định hướng PTNN theo hương bền vững. Trong những năm qua hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn ở Thái Bình đã có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể hệ thống này vẫn còn tình trạng thấp kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất và mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, cần thiết phải có những giải pháp tổng thể, đồng bộ về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn. Có thể xem một số giải pháp sau:

Thứ nhất, phát triển hệ thống thủy lợi.

Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực đặc thù phụ thuộc nhiều vào tự nhiên vì vậy cần phải thực hiện tốt quy hoạch thủy lợi của Tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Hệ thống thủy lợi là công việc hàng đầu cần được đầu tư để phục vụ thâm canh, tăng năng suất cây trồng. Đối với một tỉnh thuần nông như Thái Bình thì công tác thủy lợi của Tỉnh hàng năm được cải tạo nâng cấp, nhưng thường không

85

đồng bộ; vốn đầu tư cho công trình thủy lợi còn thấp; kết hợp việc quản lý nước yếu kém còn làm lãng phí trong việc sử dụng tài nguyên nước. Biến động của khí hậu và quá trình xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện trên sông, quá trình phát triển kinh tế cũng như nhu cầu thâm canh PTNN theo hướng bền vững đòi hỏi phải đánh giá, quy hoạch lại hệ thống thủy lợi. Các chỉ tiêu được xác định qua quy hoạch sẽ là căn cứ cho việc đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi thời gian tới. Hướng đầu tư chủ yếu sẽ là:

Nâng cấp hệ thống đê điều: Xây dựng các tuyến kè đảm bảo ổn định dòng chảy, chống sạt lở, cứng hóa toàn bộ mặt đê. Xây mới, thay thế các cống qua đê đã hư hỏng, bảo đảm trong việc phòng, chống lũ.

Xây dựng và nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi nội đồng phù hợp với các chỉ tiêu của quy hoạch thủy lợi được điều chỉnh. Nạo vét các trục dẫn nước chính của hệ thống thủy nông. Cải tạo thay thế các trạm bơm trục ngang đã cũ bằng máy trục đứng. Nâng cao hệ số tiêu để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Xây dựng và nâng cấp các hồ chứa nước dung tích lớn khu vực bắc đường 10 thị trấn Đông Hưng. Thực hiện việc tưới bằng đường ống đối với khu vực sản xuất rau chuyên canh chất lượng cao, rau an toàn.

Thứ hai, phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn.

Đây là nội dung hết sức quan trọng để phát triển KT - XH nông thôn, nhất là đối với việc PTNN theo hướng bền vững. Sự phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn trong vùng có liên quan đến cung cấp dịch vụ “đầu vào, đầu ra” cho các trang trại, gia trại, hộ gia đình và các khu sản xuất tập trung nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản xuất kinh doanh. Mặc dù hệ thống giao thông nông thôn ở Thái Bình phát triển khá, các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã và liên huyện. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp.

Để phát triển hệ thống giao thông nông thôn trong thời gian tới, Tỉnh cần tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng và từng bước nâng cấp những công trình hiện có để khai thác tối đa khả năng hoạt động, phát huy tác dụng của chúng. Đồng thời phải đẩy mạnh khảo sát thiết kế, quy hoạch mở rộng và xây dựng mới những

86

con đường giao thông nội đồng, bằng biện pháp bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm cho độ bền vững của nó. Xây dựng điểm cứng hóa đường ra đồng ở địa phương để hình thành vùng sản xuất hàng hóa gắn với kiên cố hóa kênh mương làm tiền đề xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba, phát triển mạng lưới cung cấp điện.

Ở nông thôn trong Tỉnh hiện nay đã được cung cấp điện phục vụ chiếu sáng cho đời sống sinh hoạt và sản xuất. Song điện ở khu vực nông thôn vẫn còn một số hạn chế như điện phục vụ sản xuất còn thiếu, hệ thống điện và công trình phân phối điện trong nông thôn chưa được quy hoạch, thiếu đồng bộ, giá điện còn cao. Vì thế cần tiếp tục hoàn thiện và mở rộng hệ thống lưới điện trong nông thôn. Trong những năm tới, vấn đề chủ yếu là ổn định nguồn điện bằng các biện pháp kỹ thuật và quản lý sau:

Về kỹ thuật, cần hoàn thiện các trạm hạ thế, đường dây tải điện bảo đảm cung cấp điện ổn định và có chất lượng đến tận hộ sản xuất các trang trại. Nguồn tài chính để hoàn thiện các hệ thống này cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế.

Về tổ chức quản lý, nên có sự kết hợp quản lý giữa tư nhân và ngành điện. Tư nhân cũng có quyền quản lý và bán điện theo quy định của Nhà nước. Còn giá bán điện cho hộ sản xuất và các trang trại cần xem xét điều chỉnh thích hợp nhằm tạo điều kiện để kính thích sản xuất phát triển.

Thứ tư, phát triển hệ thống thông tin liên lạc

Sản xuất nông nghiệp thường gắn với địa bàn nông thôn, điều kiện tiếp cận thông tin còn nhiều khó khăn. Nông dân ít có điều kiện tiếp cận thông tin, nên thường rơi vào tình trạng “”được mùa thì mất giá”, thực tiễn việc sản xuất các loại rau củ quả (cà chua, khoai tây, đỗ tương, dưa chuột…) của Tỉnh những năm qua đã chứng minh rõ điều này và nó đã làm tổn hại rất lớn tới lợi ích của người nông dân. Thật vậy, để khắc phục hậu quả trên Tỉnh cần phải có kế hoạch phát triển hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống bưu điện văn hóa rộng khắp đến từng địa phương nhằm đảm bảo thông tin kịp thời đến người sản xuất giúp họ nắm vững đường lối, chủ trương chính sách

87

của Đảng và pháp luật Nhà nước liên qua đến ngành nông nghiệp, về thị trường đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp góp phần mang lại hiệu quả sản xuất nhất cho nông dân.

3.3.1.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

Để thúc đẩy PTNN theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình cần thực hiện tốt một số chính sách cơ bản sau:

Chính sách phát triển thị trường: Đẩy mạnh các kênh cung cấp thông tin về tình hình biến động của cung, cầu và giá cả trên thị trường đến tận cấp xã, thôn, xóm làm cho nông dân được tiếp cận thông tin về thị trường giá cả một cách nhanh nhất. Mặt khác, các cấp chính quyền địa phương và các hiệp hội ngành nghề cần có sự hỗ trợ trong việc cung cấp các thông tin về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt các thông tin về thị trường nông sản và công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp để giúp hộ nông dân và các trang trại, gia trại nâng cao kiến thức và nắm bắt kịp thời những thông tin về kinh tế thị trường, điều chỉnh sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Thực hiện tốt chính sách kích cầu để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ở nông thôn, khuyến khích nhân dân sử dụng hàng nội. Kiên quyết thực hiện các biện pháp chống buôn lậu, chống hàng giả.

Chính sách khuyến khích đầu tư: Tỉnh cần sớm quy hoạch phát triển các khu nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại. Tích cực triển khai trương trình PTNN và xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư qua từng giai đoạn, phù hợp với luật đất đai, luật đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Tỉnh cần nâng mức đầu tư và có chính sách ưu đãi đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn; cần tiếp tục đầu tư và nâng cấp thực hiện các mục tiêu về thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa.

Chính sách phát triển các vùng chuyên canh: Xây dựng các vùng chuyên canh, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại để tạo ra sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có chất lượng cao, tập trung tạo mối liên hệ giữa nông dân và công nhân nhà máy, giữa trồng trọt và chế biến trong các tổ chức hợp tác nhằm điều hòa lợi ích hợp lý giữa các phía; ưu đãi phát triển ở các vùng sâu, vùng xa nhiều hơn ở các

88

vùng có điều kiện thuận lợi. Hướng dẫn nông dân trong việc chọn giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thu hái và sơ chế, bảo quản, vận chuyển rau thu hoạch để nâng cao chất lượng nông sản và hiệu quả sản xuất.

3.3.1.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện

Để thực hiện có hiệu quả PTNN theo hướng bền vững ở Thái Bình cần triển khai thực hiện một số công việc sau:

Tiến hành lập quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất tập trung chuyên canh và các trang trại, gia trại trên địa bàn Tỉnh. Lập kế hoạch đưa vào triển khai xây dựng các nhà máy chề biến nông sản, tổ chức thực hiện chương trình hành động cụ thể về PTNN, nông thôn thực hiện đến năm 2015 và đến năm 2020, công bố rộng rãi chủ trương, chính sách và các chế độ chính sách trong PTNN và nông thôn.

Để thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư, Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với nhân dân để thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư. Ủy ban nhân dân Tỉnh chủ động gặp trực tiếp một số công ty đa quốc gia về lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, khoa học công nghệ, cơ khí chế tạo, thực hiện hoàn thiện trang Web, phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư để kêu gọi đầu tư trong nước và ngoài nước PTNN, nông thôn.

Nhằm tạo ra một lực lượng lao động đảm bảo về số lượng và chất lượng, giải quyết lao động dôi dư trong nông nghiệp. Sở Lao động Thương binh xã hội chủ trì phối hợp với Sở giáo dục - đào tạo, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện đề án phát triển và đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp và mở rộng giao lưu hợp tác với các tỉnh trong nước và quốc tế trong đào tạo, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động nông nghiệp.

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các ban ngành khác như: Sở Kế hoạch Đầu tư, Cục thống kê, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở khoa học công nghệ…thực hiện tốt công tác tổ chức, giám sát và điều tiết sự phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Cụ thể hóa các bước đi, giải quyết tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện quy hoạch. Tổng hợp báo cáo tình hình thực

89

hiện phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Tỉnh có những chỉ đạo đúng đắn thúc đẩy sự phát triển theo hướng bền vững và đảm bảo yếu tố môi trường.

Định kỳ theo năm, Sở kết hợp với các ban ngành khác thực hiện điều tra đánh giá về kết quả sản xuất nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tác động của sản xuất nông nghiệp đến môi trường, trình độ khoa học công nghệ. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình mới.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)