Kinh nghiê ̣m của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình (Trang 28 - 30)

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng nông nghiệp truyền thống đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên xã hội tương đồng với Thái Bình. Bắc Ninh có diện tích 822,7 km2, dân số 1038,2 nghìn người (mật độ 162 người/km2) trong đó dân cư nông thôn chiếm 60,5%, lao động nông nghiệp chiếm gần 48% lực lượng lao động xã hội. Là địa bàn đất chật người đông, Bắc Ninh đang đứng trước một áp lực lớn trong phát triển nông nghiệp do qũi đất sản xuất ngày càng bị thu hẹp, vì vậy để PTNNBV Bắc Ninh đã và đang tích cực chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống hiện tại sang nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả tính trên một đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp.

Bắc Ninh xác định con người là trung tâm của phát triển bền vững. Vì vậy, Bắc Ninh rất chú trọng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, công tác đào tạo nghề lao động nông thôn được triển khai theo hướng đa dạng các loại hình, các ngành nghề đào tạo như trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản, cơ khí nông nghiệp, điện, mộc, thêu. Mô hình đào tạo nghề tiêu biểu của Bắc Ninh là mô hình “ba trong một”, đó là đào tạo nghề, giải quyết việc làm lao động nông thôn gắn với doanh nghiệp. Mô hình này lấy các cơ sở dạy nghề làm nơi đào tạo, rèn nghề, thực hành, vừa là nơi giới thiệu việc làm. Năm 2012, mô hình trên của các huyện Thuận Thành, Từ Sơn… Nhờ đó mà lĩnh vực đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn Bắc Ninh đã có bước phát triển cả lượng và chất. Nếu như năm 2010 có 11.000 lao động nông thôn được đào tạo thì riêng sáu tháng đầu năm 2012 có hơn 10.000 lao động nông thôn trong Tỉnh tham gia học nghề. Thật vậy, trong sáu tháng đầu năm 2012 Tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 13.000 lao động, tăng 19% so với năm 2011 góp phần giải quyết thời gian nông nhàn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân. Ngoài ra Bắc Ninh coi tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; khai thác hợp lý và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ

20

môi trường, tích cực và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường.

Bắc Ninh đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo chiều sâu trên cơ sở ứng dụng tích cực các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới tiên tiến. Phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sạch trong đó tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với nhu cầu thị trường, trước hết là thị trường Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, coi nông nghiệp công nghệ cao là khâu đột phá dễ phát triển nông nghiệp chất lượng cao, hiệu quả và bền vững.

Phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm thu hút sự đầu tư có trọng điểm tạo bước nhảy vọt về năng suất và chất lượng nông sản. Khu công nghiệp công nghệ cao sẽ đóng vai trò “đầu tàu” mở đường đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, tạo cơ sở phát triển nông nghiệp, nông thôn hướng nhanh tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khu công nghiệp công nghệ cao đáp ứng yêu cầu đưa công nghiệp Bắc Ninh thành nền nông nghiệp hàng hóa mạnh có sức cạnh tranh cao trên thị trường nội địa và xuất khẩu, phát huy hiệu quả các lợi thế về nguồn nhân lực và tài nguyên trên địa bàn Tỉnh.

Mục tiêu phát triển nông nghiệpcủa tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 đó là, bên cạnh việc bảo vệ an ninh lương thực, tập trung xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với quy mô khoảng 200 ha. Hướng sản xuất chủ yếu tập trung vào các sản phẩm rau, hoa, quả, cây cảnh. Chú trọng tới các sản phẩm cao cấp có giá trị và nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường xuất khẩu và thị trường nội tiêu và có yêu cầu khắt khe, phát triển mô hình trang trại chăn nuôi lớn và hiện đại, công tác thú y được quan tâm bảo đảm vệ sinh an toàn dịch bệnh.

Thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp của Bắc Ninh tới nay đã đạt được những thành tựu quan trọng đặt cơ sở tiền đề đẩy mạnh quy mô sản xuất theo hướng chất lượng cao. Đến năm 2011 Bắc Ninh đã đạt cơ cấu nông nghiệp khá tiến bộ khi ngành trồng trọt chỉ còn 50,82% và chăn nuôi chiếm 41,86%. Năm 2011 có 311 trang trại (chiếm 8,9% số lượng trang trại toàn vùng đồng bằng sông Hồng). Tới

21

nay trên địa bàn Tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản có quy mô hàng hóa gồm 13 vùng sản xuất hàng hóa, 24 vùng sản xuất khoai tây, 26 vùng sản xuất rau xuất khẩu và một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh… Không ít vùng đã đạt giá trị kinh tế cao, thu nhập gần 200 triêu đồng/ha/năm như vùng rau Hòa Đình (thành phố Bắc Ninh) vùng cây cảnh Phú Lâm (Tiên Du)…Với kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Tỉnh đang là bài học kinh nghiệm rất quý báu trong quá trình phát triển KT – XH của Thái Bình nói chung và phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)