Điều kiện tự nhiên và xã hộ

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình (Trang 35 - 36)

Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, ba bề giáp sông lớn, một bề giáp biển đông, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ. Lại nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác kinh tế tăng trưởng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Vị trí địa lý: 20,17 - 20,44 độ vĩ Bắc; 106,06 - 106,39 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Phía Tây và tây Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam. Phía Đông giáp vịnh bắc bộ, đây là một lợi thế lớn trong phát triển nền nông nghiệp sinh thái.

Là một địa bàn tỉnh duy nhất ở Việt Nam được bao quanh và ngăn cách với các tỉnh bạn trong vùng sinh thái bởi hệ thống sông biển khép kín. Có năm cửa sông lớn đổ ra biển và bốn sông lớn chảy qua địa phận của Tỉnh. Nhìn chung các sống lớn chảy qua địa phận Tỉnh rồi đổ ra biển chịu ảnh hưởng của thủy triều nên rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Mùa hè mực nước tăng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao. Mùa đông lưu lượng giảm xuống nhiều, nước mặn từ các cửa sông lớn có thể chuyển sâu vào đất liền thành những vùng nước lợ rất thuận lợi cho việc đánh bắt nuôi trồng thủy sản, song cũng gây không ít khó khăn cho địa phương hàng năm phải đầu tư cải tạo hàng trăm ha đất nhiễm mặn và xây dựng cơ sở hạ tầng, đê kè thủy lợi mương máng tưới tiêu và phòng chống thiên tai để đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân.

Thái Bình là một tỉnh có mật độ dân số cao so với các tỉnh trong cả nước (1.155 người/km2). Quy mô dân số của Tỉnh xếp hàng đứng thứ mười toàn quốc. Đến năm 2012, dân số Thái Bình là 1.786.500 người, số trong độ tuổi lao động là 1.052.000 người (chiếm 58,9%) tổng dân số, trong đó số dân và số lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (90% dân số và 58,46% lao động nông nghiệp). Có thể nói Thái Bình là tỉnh có tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn cao nhất cả nước và

27

là một tỉnh nông nghiệp hầu như thuần nông, đối tượng chính sách lớn, lại bị ảnh hưởng của phong tục tập quán làm ăn tiểu nông manh mún bao đời nay. Chính vì thế cần phải phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, đây cũng là quá trình làm thay đổi nếp nghĩ, nếp sống của người dân. Công việc này đòi hỏi phải làm trong một thời gian dài chứ không thể một sớm một chiều và chính nó là lực cản làm giảm tốc độ của quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Thái Bình.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)