Bài học kinh nghiê ̣m cho tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình (Trang 32 - 35)

Nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt, có vị trí trọng yếu trong cơ cấu nền kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và của tỉnh Thái Bình nói riêng. Thông qua việc nghiên cứu những kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của các tỉnh trong nước sẽ giúp cho Thái Bình có nhiều bài học trong chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Một là, xác định đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH và phát triển KT - XH của Thái Bình. Công nghiệp và nông nghiệp chính là hai ngành kinh tế xương cốt trực tiếp tạo ra của cải vật chất và là hai ngành có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện thúc đẩy nhau phát triển. Do vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế của mình nếu Thái Bình không phát triển hài hòa được giữa công nghiệp và nông nghiệp thì nền kinh tế có nguy cơ rơi vào tình trạng mất ổn định thiếu tính cân bằng tổng thể. Đặc biệt trong quá trình phát triển KT - XH của Thái Bình hiện nay, việc xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp đang đẩy một bộ phận dân cư mất đất sản xuất nông nghiệp và rơi vào tình trạng thiếu việc làm, đời sống khó khăn, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội khó giải quyết.

24

Từ kinh nghiệm của các tỉnh, trên cơ sở những vấn đề thực tiễn của Tỉnh việc xác định đúng mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH là bài học có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Thái Bình.

Hai là, phát triển nông nghiệp gắn với việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Ngành nông nghiệp là ngành có liên quan trực tiếp tới các điều kiện tài nguyên môi trường. Cụ thể là trong quá trình sản xuất nông nghiệp liên quan trực tiếp tới các yếu tố tài nguyên đất, nước, rừng… Bên cạnh đó khu vực nông nghiệp, nông thôn là khu vực có trình độ dân trí thấp. Do trình độ khoa học, kỹ thuật còn lạc hậu, trình độ nhận thức của người sản xuất cũng còn hạn chế nên trong quá trình sản xuất, các yếu tố đầu vào của sản xuất đã bị sử dụng một cách thiếu tổ chức, thiếu khoa học gây ra hậu quả như ô nhiễm nguồn nước, sự suy thoái của đất nông nghiệp do lạm dụng hóa chất, sự cạn kiệt của nguồn lợi thủy sản do khai thác quá mức với những phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt. Điều đó đã và đang tác động trực tiếp tới toàn bộ khu vực nông nghiệp, nông thôn làm cho diện tích đất bị hoang hóa, sản lượng đánh bắt thủy hải sản gần bờ có xu hướng giảm. Chính vì vậy việc phát triển nông nghiệp, nông thôn phải gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bảo vệ tài nguyên môi trường chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Ba là, phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn liền với vấn đề xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của dân cư vùng nông thôn. Thực tiễn cho thấy, do yêu cầu của quá trình tăng trưởng kinh tế nên không chỉ có riêng Thái Bình mà hầu hết các tỉnh trong cả nước đều dành phần lớn các nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ, trong khi đó vốn đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế. Vậy nên khu vực nông nghiệp vẫn là khu vực phát triển chậm nhất, đời sống của nhân dân vẫn trong hoàn cảnh nghèo đói. Tuy nhiên để vượt qua vòng luẩn quẩn này ở khu vực nông nghiệp là hết sức khó khăn. Đời sống khó khăn cùng với sự gia tăng của nghèo đói sẽ là sự gia tăng của hàng loạt các tệ nạn xã hội gây mất ổn định không chỉ ở khu vực nông nghiệp, nông thôn mà nó còn tạo ra áp lực đè nặng lên nền kinh tế của Tỉnh cũng như của cả nước. Để giải quyết được vấn đề đó thì không còn con đường

25

nào khác là phải tập trung các nguồn lực để vực dậy sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn, đầu tư thích đáng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Do vậy Tỉnh cần có kế hoạch tốt và hợp lý, cần phải có cơ chế chính sách đầu tư hiệu quả cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư cho kết cấu hạ tầng xã hội phát triển nông nghiệp, nông thôn. Việc phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn phải nhằm thực hiện được mục đích cao nhất đó là xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống dân cư. Chỉ khi đó sự phát triển mới thực sự bền vững.

Bốn là, để có một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững, năng suất cao, có những sản phẩm có giá trị cần có sự kết cấu “bốn nhà” trong sản xuất chế biến, tiêu thụ. Đồng thời đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với nhu cầu thị trường coi nông nghiệp công nghệ cao là khâu đột phá để phát triển nông nghiệp chất lượng cao, hiệu quả và bền vững. Cần tập trung đầu tư nghiên cứu sản xuất các loại vác xin phòng chống hiệu quả dịch bệnh cho gia súc, cây trồng, vật nuôi, theo đó tập trung đầu tư trang thiết bị máy móc vào nông nghiệp.

Xuất phát từ thực tiễn Thái Bình là một tỉnh thuần nông, cơ sở vật chất của công nghiệp hầu như chưa có gì. Do vậy, muốn phát triển KT - XH của Tỉnh chúng ta phải xuất phát từ nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu với nền nông nghiệp thủ công lạc hậu, khép kín thì sẽ rất khó phát triển. Trước những diễn biến bất thường của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong khi đó nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau. Cần phải phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững đó là sự phát triển của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội. Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình đảm bảo hài hòa ba nhóm mục tiêu KT - XH và môi trường.

26

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)