Tình hình giải quyết các vấn đề xã hội khu vực nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình (Trang 60 - 66)

thôn tỉnh Thái Bình

2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp và vấn đề giải quyết việc làm trong lao động

Cùng với quá trình CDCCKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là quá trình phân công lao động xã hội, phân bố lại dân cư giữa các ngành, các vùng. Sự phân công lại lao động chủ yếu diễn ra giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, giảm bớt số lao động nông nghiệp trên cơ sở tăng năng suất lao động, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động trồng cây

52

lương thực chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và những cây trồng có giá trị kinh tế cao, giảm lao động trồng trọt tăng lao động chăn nuôi.

Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình (2001-2012)

Lao động ngành Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nông nghiệp (%) 75,4 73,34 72,19 72 71,0 65,83 64,81 64,2 61,2 60,2 59,3 58,5 Công nghiệp (%) 16,2 16,69 14,92 15 15,5 16,02 16,68 17,0 17,54 18,2 18,9 19,2 Thƣơng mại (%) 8,7 9,7 12,89 13 13,4 18,15 18,51 18,7 21,26 21,5 21,8 22,3

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình[ 41,trg.10]

Về mặt lý thuyết: Khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì cơ cấu lao động cũng phải thay đổi cho phù hợp. Thực trạng hiện nay Thái Bình đã có sự phù hợp giữa cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi với cơ cấu lao động hiện có. Tỷ trọng GDP trong ngành công nghiệp xây dựng liện tục tăng qua các năm và tỷ trọng lao động khu vực này cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực (từ 16,02% năm 2006 lên 19,2% năm 2012). Trong khi đó, tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm chậm, vẫn chiếm phần lớn lực lượng lao động xã hội từ 75,4% năm 2001 xuống 58,5% năm 2012 điều đó cho thấy, số lao động dôi ra từ nông nghiệp chuyển sang làm việc ở ngành công nghiệp và dịch vụ rất khó khăn. Vì số dôi này là chưa qua đào tạo nghề nghiệp, từ đó dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động, thừa lao động giản đơn, thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Nhiều chương trình KT - XH như: Chương trình phát triển làng nghề, chương trình xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm, chương trình khuyến nông, lâm, ngư, chương trình phát triển kinh tế trang trại…đã tạo ra bước phát triển mới thu được những kết quả đáng khích lệ trong giải quyết việc làm. Làng nghề phát triển rộng khắp đến nay trên địa bàn

53

Tỉnh có 152 làng nghề thu hút 14,5 vạn lao động. Ba năm qua quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm của Tỉnh đã cho vay 2.648 lượt dự án với số tiền là 79 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 2,5 vạn lao động. Công tác đào tạo dạy nghề cho người lao động được đẩy mạnh, đã đào tạo được 25.000 lao động nông thôn theo đề án dạy nghề cho khu công nghiệp, ngoài ra còn mở rộng hoạt động dạy nghề thông qua các tổ chức khuyến nông-lâm-ngư nghiệp và truyền nghề của các nghệ nhân.

Từ những hình thức giải quyết việc làm trên đây, chỉ tính trong 6 năm qua (2007 - 2012) Thái Bình đã tạo việc làm mới cho 96.578 lao động, ngoài ra còn tạo thêm việc làm cho hàng vạn lao động ở nông thôn trong những lúc nông nhàn; nâng tỷ lệ thời gian lao động ở khu vực nông thôn từ 74,69% năm 2001 lên 79,19% năm 2005 và 82,40% năm 2012, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 20% năm 2001 lên 25,6% năm 2005 và 34% năm 2012 [14, tr.20].

Tuy mức lương thực bình quân đầu người ở Thái Bình đạt vào loại cao nhất cả nước (hơn 600 kg/người/năm). Nhưng nếu chỉ phát triển sản xuất đơn thuần thì không thể giàu có được dù cộng cả thu nhập về sản xuất và chăn nuôi, dịch vụ trong năm cũng chỉ đạt mức sống trung bình khá. Trong khi lực lượng lao động ở nông thôn trên địa bàn Tỉnh còn dôi dư khá nhiều, chưa được khai thác sử dụng vào các hoạt động sản xuất khác. Bởi vậy các cơ quan lãnh đạo Tỉnh đã chú trọng sản xuất công nghiệp để sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ và sử dụng nhiều lao động góp phần tích cực vào giải quyết việc làm trong lao động và chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp.

2.2.2.2. Xóa đói giảm nghèo

Trong những năm qua công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thái Bình đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhờ sự quan tâm của đặc biệt của lãnh đạo các cấp trong Tỉnh mà sự tập trung chủ yếu là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện “chương trình xóa đói giảm nghèo”, “chương trình xóa nhà tranh tre”, “chương trình áo ấm tình thương”, Tỉnh đã thực hiện tốt chính sách và huy động mọi nguồn lực giúp đỡ người nghèo như cho vay đầu tư phát triển sản xuất, cho vay giải quyết việc làm, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 100% người nghèo, miễn giảm chi phí chữa

54

bệnh cho bệnh nhân thuộc diện khó khăn (tổng kinh phí trên 500 tỷ đồng). Hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà cho trên 1.500 hộ nghèo. Từ năm 2006 đến năm 2011 đã thực hiện thành công 19 dự án nghèo, số hộ được giảm nghèo thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo đã tăng lên hàng năm, năm 2006 là 100 hộ, đến năm 2010 là 700 hộ [25, tr.24], góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của Tỉnh từ 7,8% năm 2001 xuống 5,3% năm 2005 và 4,1% năm 2010 (theo chuẩn nghèo cũ). Xu hướng giảm nghèo có bước chuyển biến rõ rệt, điều này phản ánh chất lượng cuộc sống của nông dân cũng được nâng lên.

2.2.2.3. Sản xuất lương thực đã giải quyết được vấn đề đảm bảo cơ bản của dân cư

Đặc trưng kinh tế nổi bật của Tỉnh là tỉnh nông nghiệp, vựa lúa của đồng bằng sông Hồng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với bao khó khăn bộn bề nhưng nhân dân Thái Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng đã bền gan, vững chí chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, ra sức tăng gia sản xuất, tất cả cho tiền tuyến với khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, dân không thiếu một người” và thực tế sản xuất nông nghiệp Thái Bình năm 1965 là tỉnh dẫn đầu miền Bắc ghi tên bảng vàng 5 tấn/ha/năm.

Sau chiến tranh cũng như trong thời kỳ đồi mới mặc dù sản xuất lượng thực ở Thái Bình có những lúc thăng trầm, nhưng vẫn thuộc tỉnh PTNN khá nhất so với nhiều tỉnh trong cả nước và khu vực. Đặc biệt từ khi có nghị quyết 10 của Bộ chính trị đến nay sản xuất nông nghiệp của Tỉnh tăng mạnh và liên tục được mùa, sản lượng lương thực sản xuất ra không những đảm bảo nhu cầu lương thực trong Tỉnh mà còn dư thừa một lượng lương thực đáng kể dành cho tích lũy, làm hàng hóa tiêu thụ trong nước và cả cho xuất khẩu, mỗi năm con số dư thừa lương thực của Tỉnh khoảng 35 vạn tấn. Cho đến nay năng suất lúa của Thái Bình đạt tới 13,1 tấn/ha, đưa lương thực bình quân đầu người đạt 723 kg/người/năm. Có thể nói Thái Bình không chỉ có năng suất lúa cao mà còn là tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất các tỉnh đồng bằng sông Hồng [1, tr.186].

55

Sản xuất lúa của Thái Bình ổn định và nổi trội so với các tỉnh trong khu và cả nước do thâm canh tăng năng suất cây trồng, năng suất lúa. Vì thế sản xuất lúa của Thái Bình là một thành công lớn của nông thôn Thái Bình trong những năm đổi mới góp phần tích cực trong phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững.

2.2.2.4. Cải thiện đời sống dân cư

Nhờ xác định đúng tiềm năng, lợi thế so sánh để dồn sức thực hiện, đời sống dân cư trong Tỉnh được nâng lên. Các hoạt động kinh tế nông thôn, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình đã tạo ra nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho phần lớn dân cư. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung về kinh tế của Tỉnh, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân chung dân cư năm 2008 là 842.000 nghìn đồng, năm 2012 là 1.516.000 đồng tăng 29,59% [14, tr.181]. Toàn Tỉnh có 99,7% số hộ dùng điện, 90% số hộ dùng nước sạch, 87,5% số hộ có máy thu hình, 70% số hộ có nhà xây kiên cố, 75% số hộ có xe máy. Tất cả các xã trong Tỉnh có nhà văn hóa, có đài phát thanh.

Một biểu hiện hết sức sinh động là trong những năm qua, do khủng hoảng của kinh tế thế giới, các ngành công nghiệp dịch vụ ở nước ta gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn, hàng vạn công nhân gốc Thái Bình ở các thành phố bị đẩy ra khỏi các khu sản xuất công nghiệp. Chính trong tình hình như thế nông thôn, nông nghiệp, nông dân lại là địa bàn cưu mạng một cách yên lành cho con em của mình. Nông nghiệp được mùa cũng góp phần tạo cho giá cả sinh hoạt xã hội đỡ đi một phần lạm phát.

2.2.2.5. Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao

Cùng với sự phát triên về kinh tế thì lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, TDTT của Tỉnh cũng được chú trọng phát triển.

Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa ngày càng được đáp ứng tốt hơn nhu câu hưởng thụ văn hóa cho nhân dân, phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng nếp sống văn minh đạt được kết quả đáng kể. Năm 2012 có 85,6% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, có gần 58,4% số thôn, làng đạt tiêu chuẩn văn hóa, một số hủ tục trong tiệc cưới, tang lễ…được đẩy lùi ở địa

56

phương. Công tác thông tin báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình tiếp tục được phát triển, phục vụ ngày một tốt hơn nhiệm vụ chính trị của Tỉnh trong xây dựng và phát triển KT - XH và nhu cầu của nhân dân nhất là ở nông thôn.

Về y tế: Tỉnh đã chú trọng đầu tư phương tiện kỹ thuật, chú ý quan tâm nhiều hơn đến việc khám chữa bệnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường, bệnh viện đa khoa Tỉnh với quy mô hơn 700 giường bệnh đã cơ bản hoàn thành và được đưa vào sử dụng, các trung tâm y tế huyện, thị được đầu tư nâng cấp, mạng lưới y tế cơ sở không ngừng được củng cố, các chương trình y tế quốc gia được chú trọng, số lượng cơ sở khám chữa bệnh ngày càng tăng năm 2006 có 34 cơ sở, năm 2012 có 309 cơ sơ [14, tr.174]. Chất lượng và tốc độ phục vụ tăng, tốc độ phát triển về số lượng giường bệnh trên một vạn dân là 110,12%, số lượng bác sỹ trên vạn dân bình quân hàng năm tăng 20,5%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và tỷ lệ trẻ em chết dưới 5 tuổi giảm rõ rệt qua các năm. Những năm qua hầu như không có dịch bệnh lớn xảy ra, số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng mở rộng hàng năm đạt gần 100%, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2005 còn 25,6%, năm 2012 còn 15,7%. Nhìn chung mức độ thỏa mãn các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân trong Tỉnh những năm qua tăng cả về chất lượng và số lượng phục vụ.

Về giáo dục: Những năm qua quy mô giáo dục đào tạo ở Thái Bình tiếp tục được mở rộng, các loại hình trường lớp phát triển đa dạng ở các ngành học, cấp học, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Năm (2011 - 2012) tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp tương đối cao, trung học cơ sở 99,61%, trung học phổ thông 99,08%. Ngành giáo dục của Tỉnh giữ vững đạt kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở 100% xã, phường, thị trấn.

Về thể dục, thể thao: Để làm tốt công tác xã hội hóa về thể dục, thể thao, Tỉnh ủy Thái Bình đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện tại địa phương về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao từ các cấp cơ sở, qua đó nhận thức của người dân trên địa bàn toàn Tỉnh đã được nâng lên và có chuyển biến

57

tích cực. Đông đảo tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội tự nguyện, than gia vào các hoạt động thể dục, thể thao. Cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp tới công tác thể dục, thể thao gắn với quá trình lao động phát triển KT - XH, tạo lên phong trào về thể dục, thể thao rộng khắp trong nhân dân.

Đặc biệt công tác xã hội hóa các hoạt động thể dục, thể thao trong Tỉnh ngày càng được quan tâm. Hàng năm ngành thể dục, thể thao đã ký kết triển khai công trình liên tịch với các ngành đoàn thể như ngành giáo dục đào tạo, Công an, Quân đội, Đoàn thanh niên, Liên đoàn lao động, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội người cao tuổi, Mặt trận Tổ quốc, báo đài phát thanh và truyền hình nhằm nâng cao nhận thức và chất lượng cho hội viên và các tầng lớp xã hội tham gia hoạt động thể dục, thể thao đẩy mạnh các hoạt động thể dục, thể thao đến mọi đối tượng trong cộng đồng, đồng thời thu hút nhiều nguồn lực xã hội đóng góp cho hoạt động thể dục, thể thao của Tỉnh.

Đến nay toàn Tỉnh đã có 850 câu lạc bộ, điểm tập trung về thể dục thể, thao cơ sở, nhiều câu lạc bộ về thể dục, thể thao trong các trường học, đơn vị lực lượng vũ trang được thành lập thu hút đông đảo học sinh, cán bộ chiến sỹ tham gia và hoạt động thường xuyên, các liên đoàn thể thao như cầu lông, bóng bàn, quần vợt hoạt động có kết quả.

Cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục, thể thao cũng được tăng lên đáng kể. Hiện nay Tỉnh đã giao cho ngành thể dục, thể thao đang tích cực triển khai xây dựng mới nhà thi đấu đa năng (3.000 ngàn chỗ ngồi) tại xã Hoàng Diệu. Triển khai trụ sở làm việc, nhà ở cho vận động viên. Các huyện thành phố, cơ sở cơ bản hoàn thành việc quy hoạch đất cho xây dựng công trình thể thao. Hiện nay toàn Tỉnh có 373 sân bóng đá (60 - 50m), 8 bể bơi đạt tiêu chuẩn, 948 sân bóng chuyền, 1.505 sân cầu lông, 957 bàn bóng bàn, 17 sân quần vợt (trong đó có 9 sân do tư nhân đầu tư) phục vụ phong trào thể dục, thể thao.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình (Trang 60 - 66)