Hệ sinh thái các bờ ruộng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học đồng ruộng làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững tại xã song phương, hoài đức, hà nội (Trang 42)

Các bờ ruộng là những ranh giới thực sự giữa các cánh đồng và thửa ruộng; cũng là ranh giới giữa các cánh đồng với các đối tượng như đường xá, hào, mương...

Các bờ ruộng thường là những môi trường sống của nhiều loài thực vật như cỏ, cây bụi, tre, cây gỗ. Bờ ruộng cũng là môi trường sống của nhiều loại côn trùng như sâu bọ, côn trùng thụ phấn, các loài côn trùng ăn được như kiến đỏ và bọ cánh cứng. Đặc biệt, những bờ ruộng lớn là nơi cư trú của các loài lưỡng cư như ếch, nhái…Một số nông dân cũng trồng cả cây hoa màu, cây thuốc, hay các cây ăn quả trên các bờ ruộng. Đồng thời nhiều loài cây khác nhau cũng mọc hoặc được trồng trên các bờ ruộng để cung cấp nguyên liệu, thực phẩm hay để bán mang lại thu nhập cho người dân.

Bờ ruộng là môi trường sống quan trọng của nhiều loài đọng thực vật, đặc biệt là vào mùa khô, hoặc mùa lạnh. Bờ ruộng thường là nơi cư ngụ của các loài có khả năng chịu đựng khô hạn tốt hoặc những loài lưỡng cư ngủ đông. Chúng là những nguồn đa dạng sinh học quan trọng để tái tạo lại các loại côn trùng của cánh đồng khi bắt đầu vụ mới.

Hiện trạng quản lý sử dụng :

Cách thức quản lý bờ ruộng của nông dân rất khác nhau nhưng thường thuộc ba trường hợp sau:

- Không quản lý: là khi người nông dân không coi trọng bờ ruộng và để mặc cho phát triển tự nhiên.

- Quản lý làm giảm đa dạng sinh học: là người dân đốt rơm, làm cỏ, phun các loại thuốc trừ cỏ để làm giảm bớt các loài cỏ dại và các loài sinh vật sống trong cỏ,

dùng các loại thuốc, bả để diệt chuột và các loài gặm nhấm, hay chặt phát quang làm thay đổi sinh cảnh.

- Quản lý có xu hướng làm tăng đa dạng sinh học: là người nông dân bảo vệ hay trồng cây tại các khu vực bờ, ven đường để lấy sản phẩm tiêu dùng làm thuốc, hay để tạo sinh cảnh cho những loài quan trọng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học đồng ruộng làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững tại xã song phương, hoài đức, hà nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)