Hệ sinh thái ruộng lúa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học đồng ruộng làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững tại xã song phương, hoài đức, hà nội (Trang 40)

Lúa là loại cây bản địa phù hợp một cách hoàn hảo với điều kiện khí hậu nhiệt đới của xã Song Phương. Việt Nam có hệ sinh thái đất ngập nước được phát

triển qua hàng triệu năm, nếu không sử dụng các loài thuốc trừ sâu liên tục thì các cánh đồng lúa sẽ cung cấp một môi trường sống thủy sinh đang dạng và phong phú.

Lúa hiển nhiên là loài cây điển hình nhất trên các cánh đồng lúa. Các giống lúa thường ít có ảnh hưởng tới hệ sinh thái chung của ruộng lúa do mọi giống lúa đều có chức năng sinh thái giống nhau. Tuy nhiên, mức nước trong các ruộng lúa lại có tác động rõ ràng đối với các quần thể các loài sinh vật, nhất là những loài thường cần có mực nước sâu và ổn định như cá, tôm…

Các ruộng lúa có nước ngập sâu là ngôi nhà cư ngụ của nhiều loài nhuyễn thể. Một số loài là những món ăn ngon của nông dân nhưng một số loài khác như ốc bươu vàng lại là loài có hại vì chúng ăn lúa và sinh sản rất nhanh.

Ruộng lúa cũng là nơi ẩn náu của rất nhiều loại côn trùng. Phần lớn các loại côn trùng trong ruộng lúa đều không có hại hay có lợi trực tiếp đối với việc sản xuất lúa. Chúng chỉ đóng một vai trò quan trọng theo góc độ hỗ trợ cho hệ sinh thái tổng thể của ruộng lúa. Dù vậy nông dân có thể coi nhiều loại côn trùng là những món ăn có giá trị. Tuy là loài thụ phấn nhờ gió, nhưng các chủng lúa lại là nơi sinh trưởng và nguồn sinh thái dinh dưỡng cho các côn trùng gây hại, và do quá trình thụ phấn ít chịu ảnh hưởng của côn trùng nên thường là nơi lạm dụng thuốc BVTV và do đó đây cũng là một trong những hệ sinh thái dễ nhiễm thuốc BVTV trong các hệ sinh thái nông nghiệp

Thực trạng hiện nay:

- Việc sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan là nguy cơ quan trọng nhất đối với đa dạng sinh học trên các ruộng lúa.

- Thói quen đốt rơm rạ trên các ruộng lúa của người dân làm giảm đáng kể lượng chất hữu cơ trong đất mà nhiều loài sinh vật sống nhờ vào đó. Ngoài ra việc đốt rơm cũng làm lửa lan tới cả bờ ruộng là nơi cư ngụ của một số loại côn trùng có ích.

- Việc quy hoạch đô thị hóa cũng làm cho diện tích đất lúa ngày càng bị thu hẹp nghiêm trọng do chuyển từ đất trồng lúa sang đất dịch vụ. Đây là nguyên nhân đáng kể gây nên sự suy giảm đa dạng sinh học đồng ruộng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học đồng ruộng làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững tại xã song phương, hoài đức, hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)