Đó là giá trị mà đa dạng sinh vật cung cấp cho con người, một giá trị không thể thu được, lưu giữ được. Tuy nhiên, chúng luôn luôn gắn liền với sự tồn tại của đa dạng sinh học. Gía trị này đôi khi người ta có thể tính toán được, ví dụ như côn trùng hoang dại thụ phấn cho cây trồng. Ở Mỹ có khoảng 100 cây trồng đòi hỏi côn trùng thụ phấn (USDA, 1977). Giá trị đó có thể cho phép tính bằng số tiền thu hoạch tăng lên bao nhiêu hoặc người nông dân phải trả bao nhiêu tiền để thuê các tổ ong phục vụ cho sự thụ phấn đó. Xác định giá trị các dịch vụ của các hệ sinh thái khác là rất khó, đặc biệt trên phạm vi toàn cầu.
* Sản phẩm của hệ sinh thái:
Khả năng quang hợp cho phép cây và tảo lấy năng lượng mặt trời để tạo các sản phẩm cho loài người. Đó cũng là điểm xuất phát của một chuỗi thức ăn không
thể tính được và từ đó dẫn đến những sản phẩm của động vật, là nguồn thức ăn cho con người. Do đó, việc phá thảm thực vật bằng các cách khác nhau sẽ hủy diệt khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời và cuối cùng làm mất đi sự sản xuất sinh khối của thực vật và mất đi cả xã hội động vật, kể cả con người.
* Giá trị về môi trường:
Giá trị tài nguyên và môi trường của đa dạng sinh học đồng ruộng được thể hiện ở vai trò duy trì cân bằng sinh học, cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, là chức năng tự nhiên không thể thay thế được.
Các loài sinh vật tự dưỡng (chủ yếu là thực vật) thông qua quá trình quang hợp đã chuyển hóa các chất vô cơ thành hữu cơ, tạo thành nguồn chất hữu cơ duy nhất trên trái đất nuôi sống muôn loài sinh vật, trong đó có con người. Các loài sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy chuyển hóa các chất hữu cơ thành vô cơ, làm khép kín chu trình chuyển hóa vật chất trên trái đất. Chuyển hóa vật chất cùng trao đổi năng lượng, trao đổi thông tin là động lực duy trì dự tồn tại và phát triển của sự sống, sự tiến hóa cuả muôn loài.
Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển các chu trình địa hóa, thủy hóa (thủy vực): oxy và các nguyên tố cơ bản khác như cacbon, nitơ, photpho. Chúng duy trì sự ổn định và màu mớ của đất, làm giảm sự ô nhiễm, giảm nhẹ thiên tai...
- Bảo vệ nguồn nƣớc:
Hệ sinh thái đồng ruộng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ nguồn nước. Hệ thực vật tự nhiên tham gia trực tiếp vào còng tuần hoàn nước, giúp chu chuyển, điều chỉnh và ổn định vòng tuần hoàn. Hệ thực vật hoạt động như một lớp đệm nhằm duy trì lượng nước, đồng thời ngăn cản làm giảm nhẹ mức độ hạn hán hay lũ lụt. Cụ thể như, Tán lá, thân cây, lá khô làm giảm tốc độ hạt nước rơi xuống đất, ngăn cản dòng chảy. Rễ cây, hệ động vật đất làm cho đất tơi xốp, tăng độ thông khí, tăng độ thấm của nước cũng góp phần làm giảm dòng chảy, phân bố lượng nước từ ngày này qua ngày khác.
- Hình thành và bảo vệ đất:
Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái đồng ruộng tham gia vào quá trình hình thành, duy trì kết cấu, chế độ dinh dưỡng và độ ẩm trong đất như từ sự đóng góp các hợp chất hữu cơ ban đầu cho quá trình hình thành, đến quá trình làm mục cho đến cải tạo, làm mới. Cụ thể hệ thống dễ cây làm vỡ vụn đất, đá, làm thông thoáng tạo điều kiện cho nước thâm nhập sâu vào bên trong và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các vi sinh vật. Thông qua việc tăng độ phì cho đất, Giúp điều hoà dòng chảy và tuần hoàn nước, ôxy và khoáng chất trong trái đất từ quá trình hoạt động của hệ vi sinh vật phân hủy các hợp chất phức tạp, hay làm mục nát thống dễ cây trong đất.
Trong xử lý môi trường đất bị ô nhiễm, hệ vi sinh vật cũng như thực vật trong đất là rất quan trọng. Hệ vi sinh vật giúp phân hủy, hệ thống dễ cây ăn sâu vào đất có khả năng hấp thu các chất ô nhiễm trong đất. Đó là cơ sở của khả năng tự đồng hóa để giúp hệ sinh thái luôn cân bằng.
Sự mất đa dạng sinh học thông qua việc làm mất thảm thực vật (hệ thực vật) đã góp phần làm mặn hóa đất, rửa trôi chất dinh dưỡng và đá hóa các khoáng chất trong đất và đẩy nhanh quá trình xói mòn lớp đất bề mặt, giảm khả năng sản xuất của đất…
- Điều hòa khí hậu:
Hệ thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu địa phương, khí hậu vùng và cả khí hậu toàn cầu như tạo bóng mát, khuyếch tán hơi nước, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt khi thời tiết lạnh, điều hòa nguồn khí ôxy và cacbonic cho môi trường trên cạn cũng như dưới nước thông qua quá trình quang hợp.
- Sự phân hủy và hấp thu các chất ô nhiễm:
Hệ sinh thái đồng ruộng và các quá trình hoạt động của hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy, hấp thu các chất ô nhiễm được tạo ra từ con
người và các hoạt động của họ, bao gồm các chất thải như nước thải, rác thải… Thành phần của các hệ sinh thái rất đa dạng từ các loại vi khuẩn đến các cơ thể bậc cao, chúng cùng được tham gia vào quá trình đồng hóa và dị hóa. Lượng quá mức các chất ô nhiễm là bất lợi cho tính nguyên vẹn của hệ sinh thái và các sinh vật trong nó.
Các quần xã sinh vật, đặc biệt cac loài nấm và vi sinh vật có khả năng hấp phụ, hấp thu và phân hủy các chất ô nhiễm như KLN, thuốc trừ sâu và các chất nguy hại khác.