Hệ sinh thái thủy vực

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học đồng ruộng làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững tại xã song phương, hoài đức, hà nội (Trang 36)

a. Hệ thống kênh mương nội đồng

Là hệ sinh thái nhân sinh, phục vụ canh tác nông nghiệp, cấu trúc không liên tục, ngập nước theo mùa vụ hoặc phụ thuộc vào hệ thống thủy lợi. Đa phần thường có dạng thẳng tạo dòng chảy tốt và hạn chế mực nước chết. Lượng nước khá dồi dào trong mùa mưa dù được cung cấp nước hoặc không, vào mùa khô khi bước vào vụ đông xuân với cây trồng cạn hàng năm, mương thường khô ở nhiều đoạn.

Các mương nội đồng là nơi sống của nhiều loài thực vật ưa ẩm hoặc chịu ngập mọc hai bên bờ, chủ yếu là cỏ, các cây bụi và đôi chỗ là các cây gỗ được trồng phân tán, nơi đây còn là chỗ cư trú cho nhiều loài côn trùng và các lài động vật khác. Thủy vực trong mương là nơi sinh sống của các loài cá nhỏ, các loài trai, ốc và thường phổ biến nhất là loài ngoại lai hại lúa ốc biêu vàng. Xét về khía cạnh sinh thái nông nghiệp, các dòng mương là thành phần khá đặc trưng của hệ sinh thái nông nghiệp cóa mức độ đa dạng khá cao, là mối liên kết giữa ruộng lúa và các sinh cảnh, các hệ sinh thái khác. Như vậy, một cách khái quát, trong hệ sinh thái nông nghiệp, hệ thống mương nội đồng có ba vai trò như sau:

- Mương nội đồng là nguồn tích trữ đa dạng sinh học quan trọng ở hệ sinh thái đồng ruộng, là nơi cư trú của các loài thực vật, loài thụ phấn, săn môi và ký sinh, có tác dụng làm mối liên kết giữa những thủy vực lớn và đồng ruộng.

- Mương nội đồng có vai trò quan trọng trong tưới tiêu cho ruộng. Những khu vực này cũng có nguồn nguyên liệu và thực phẩm có thể bán được.

- Mương có thể là nguồn cung cấp các loài cá nhỏ, ếch, các loài nhuyễn thể và các thực phẩm phụ.

Khác với qui mô của mương, kênh là những đường dẫn nước, tạo dòng nước chảy qua hay chứa nước quanh năm và thường được xây dựng kiên cố để phục vụ cho mục đích tưới tiêu. Các con kênh cung cấp môi trường sống cho các loài thủy sinh quan trọng như: cá, lươn, các loài thân mềm…Tùy theo con kênh có được xây bằng bê tông hay không, mà nó còn có thể có các loài cỏ, cây bụi, và các loài thực vật thân gỗ khác phân bố hai bên bờ, đây còn là nơi cư ngụ cho các loài côn trùng, các loại động vật sống ở ven sông như các loài chim, các loài bò sát, ếch nhái, các loài động vật có vú… loài ốc biêu vàng cũng thường gặp ở trong và bên các dòng kênh. Bèo tây, Bèo cái, và các loài ngoại lai cũng là loài thường phân bố phổ biến trên mặt nước. Bên cạnh đó hai bên bờ kênh còn thấy xuất hiện Mai dương là loài thực vật xâm lấn gây hại phổ biến, Do các con kênh nối giữa dòng sông và các cánh đồng, chúng thường có các loài vật sống ở cả hai môi trường này, có thể coi đây là hệ sinh thái chuyển tiếp hoặc pha trộn của hai môi trường sống trên.

Hiện nay, việc sử dụng rộng rãi các hóa chất nông nghiệp đã tác động đến hệ thống kênh mương nội đồng, bắt đầu từ mương và từ đó ảnh hưởng đến các dòng kênh, mặc dù với mức độ nhỏ hơn do kênh có lượng nước lớn hơn giúp pha loãng nồng độ hóa chất. Nhiều nông dân thường đổ vỏ chai, vỏ bao hóa chất bảo vệ thực vật ra đất ruộng, gần những đường nước như các kênh rạch, khiến cho một số kênh bị ô nhiễm. Vì thế, hiện nay đa dạng sinh học của hệ sinh thái kênh đang bị suy giảm nghiêm trọng.

Hình 3.2: Hóa chất bảo vệ thực vật trên bờ ruộng, kênh mƣơng

Tại xã Song Phương hiện nay, hệ thống kênh mương nội đồng có tổng chiều dài 25.765 m, chủ yếu là kênh mương đất, trong đó chỉ có trên 2.074 m được kiên cố hóa. Nhận xét trên quan điểm bảo tồn đa dạng sinh học đồng ruộng, điều kiện hệ thống kênh mương hiện nay tại Song Phương hoàn toàn thuận lợi cho triển khai hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học đồng ruộng. Tuy nhiên, việc giữ nguyên hiện trạng hệ thống kênh mương nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học lại mâu thuẫn với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cụ thể là nhu cầu kiên cố hóa toàn bộ hệ thống kênh mương nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp.

b. Ao, hồ

Ao, hồ là nơi con người đào để dự trữ nước cho tưới tiêu, nước uống cho gia súc như trâu và nuôi trồng thủy sản. Ao, hồ thường nằm gần các khu dân cư, các lều canh ở ven ruộng. Ao, hồ là môi trường sống đối với rất nhiều loài sinh vật thủy sinh, lưỡng cư hay những loài có một phần vòng đời sống dưới nước. Nông dân thường trồng rau ngay trên mặt nước, cũng như trên bờ ao, hồ và thường nuôi các loại cá, tôm trong ao, hồ

Các vùng bờ ao, hồ thường có cây cỏ mọc xanh quanh năm, tạo môi trường thuận lợi cho các loài sinh vật sinh sống, và là nguồn thực phẩm cho cả con người cũng như các loài gia súc.

Phần lớn các ao hồ được kết nối với các hệ sinh thái nước khác và liền kề với các đồng ruộng. Chúng phải chịu tác động không thể tránh được của việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu ngày càng tăng. Các ao trong hệ thống vườn – ao – chuồng thường nhận được rác thải, phân gia súc do người nông dân đưa xuống ao hồ để nuôi cá và lượng thức ăn cho các dư thừa cũng như các loại hóa chất, kháng sinh dùng trong nuôi cá thâm canh cũng làm môi trường nước bị ô nhiễm. Gần đây, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng tại Song Phương cũng như dưới áp lực tăng dân số, nhiều ao hồ đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng thành khu trồng trọt chăn nuôi hoặc thành đất ở hay đất cho các khu công nghiệp hoặc chất lượng môi trường nước ao suy giảm nghiêm trọng.

c. Hệ sinh thái đất ngập nƣớc

Đất ngập nước là vùng đầm lầy nước ngọt có than bùn hoặc không, nơi mà đất bị bão hòa nước. Đất ngập nước có thể có diện tích rất khác nhau từ vài chục m2 cho tới vài km2. Hầu hết đất ngập nước thường ít được quan tâm sử dụng do cấu trúc bờ của chúng còn chưa được quản lý tốt nên nguồn lợi thủy sản khó quản lý.Vì vậy đất ngập nước không được nông dân cho là quan trọng và ít được quan tâm quản lý đúng mức.

Đất ngập nước là môi trường sống cực kỳ quan trọng, mặc dù đang chịu áp lực từ nông nghiệp và đô thị hóa. Nhiều vùng đất ngập nước là những bãi đẻ trứng quan trọng của cá và là khu vực làm tổ của chim. Chúng cũng là nhân tố quan trọng trong chu trình dinh dưỡng và trong việc loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu.

* Hiện trạng:

Hầu hết vùng đất ngập nước đều có liên quan chặt chẽ với những cánh đồng xung quanh, hay được bao bọc bởi những cánh đồng. Việc phun và sử dụng các loại hóa chất nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng không thể tránh khỏi đối với những vùng đất ngập nước, nhưng có nhiều loại cây ngập nước có khả năng loại bỏ các chất độc như dư lượng thuốc trừ sâu hay các loại chất ô nhiễm khác. Do vậy, chúng có chức năng như bộ lọc hóa chất nông nghiệp để loại bỏ hay làm loãng các hóa chất nông nghiệp trước khi chúng hòa vào các hệ sinh thái nước khác. Mặc dù chức năng lọc này có tính tích cực đối với đa dạng sinh học ở cuối dòng, nhưng dường như nó có vẻ sẽ dẫn đến hiệu ứng tích lũy có hại đối với bản thân đa dạng sinh học trong vùng đất ngập nước, điều này có liên quan trực tiếp đến hệ sinh thái nông nghiệp của địa phương. Việc sử dụng các loại hóa chất nông nghiệp và việc thu hẹp dần các vùng đất ngập nước, sẽ xuất hiện nguy cơ các vùng đất ngập nước sẽ tích tụ đầy các hóa chất độc hại cùng các chất dinh dưỡng.Tiềm năng sử dụng các loài thực vật có khả năng giảm thiểu chất độc hại trong thủy vực ở nơi đây chưa được khai thác mạnh, nhiều loài thực vật có khả năng này chưa được chú ý phát triển đúng mức.

Nhiều vùng đất ngập nước đang chịu áp lực bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp và đô thị hóa dẫn đến những tổn thất đáng kể về đa dạng sinh học. Những sự chuyển đổi không có quy hoạch này sẽ dẫn đến việc các vùng còn lại bị chia cắt, cản trở việc di chuyển của các loài giữa các vùng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học đồng ruộng làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững tại xã song phương, hoài đức, hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)