Hạn chế của nghiên cứu và các định hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học (Trang 140)

Hạn chế

- Nghiên cứu này chỉ nghiên cứu về tiềm năngKSKDcủa sinh viên chứ không phải hành động KSKDthực tế. Mặc dù mối quan hệ giữa tiềm năng, dựđịnh và hành vi KSKDthực tế đã được thiết lập bởi nền tảng lý thuyết vững chắc về hành vi dự định tuy nhiên vẫn cần có nghiên cứu để tìm hiểu rằng các nhân tố tác động tới tiềm năng KSKDcó tác động thật sự tới hành vi KSKDhay không và cũng cần có thêm bằng chứng chứng minh rằng tiềm năng KSKDcó thể dẫn tới hành động KSKDtrong tương lai. Vì là nghiên cứu 1 thời điểm (cross- sectional) nên không so sánh được sự thay đổi của tiềm năng KSKDtheo thời gian và sự biến đổi của nó khi dẫn tới hành vi KSKDthực tế.

- Trên thực tế có nhiều nhân tố khác có thể tác động tới mong muốn và tự tin KSKDnhưở các nghiên cứu khác đã đề cập tới nhưđặc tính cá nhân (chấp nhận rủi ro, sáng tạo), đặc điểm nhân khẩu học của cá nhân (giới tính, hay di chuyển chỗ ở, nghề nghiệp bố mẹ), vốn xã hội, hỗ trợ hay cản trở của môi trường kinh doanh thực tế, văn hóa trường cùng nhiều yếu tố khác chưa được xem xét trong nghiên cứu này. - Nghiên cứu này sử dụng thước đo hình mẫu chủ doanh nghiệp là thước đo một chỉ báo. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trước đã sử dụng cách thước đo này nhưng độ tin cậy của nó có thể cần được quan tâm. Ngoài ra, có 1 thước đo mới được phát triển trong nghiên cứu này mặc dù đã dựa trên căn cứ cụ thể (gợi ý từ các nghiên cứu đã thực hiện và kết quả nghiên cứu định tính và ý kiến chuyên gia) đồng thời được kiểm địnhđảm bảo về tính hiệu lực và độ tin cậy trong luận án. Tuy nhiên thước đo này cần được khẳng định lại trong các bối cảnh khác ngoài Việt Nam, điều

này đồng nghĩa với việc mô hình nghiên cứu cần được thử nghiệm trong một bối cảnh mới để khám phá các nội dung liên quan.

- Hạn chế về phương pháp thu thập dữ liệu. Trong nghiên cứu định lượng phương pháp thu thập thông tin được thực hiện qua bảng câu hỏi với hai cách là gửi thư trực tiếp cho người trả lời online qua mạng và gửi phiếu điều tra giấy cho người trả lời. Mặc dù cả hai cách trên đều sử dụng cùng một bảng hỏi được thiết kế như nhau nhưng do hai phương pháp trả lời khác nhau nên vẫn có thể không tránh khỏi kết quả có sự không đồng nhất.

Các hướng nghiên cứu tiếp theo

KSKD là một lĩnh vực thú vị chắn chắn sẽ thu hút sự quan tâm của giới học thuật trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, giáo dục và kinh tế phát triển.Từ các hạn chế của luận án và những gì các nhà nghiên cứu trước còn chưa làm được, tác giả gợi ý một số hướng nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Thứ nhất, có thể tăng cường các nghiên cứu thực nghiệm làm rõ mối quan hệ giữa tiềm năng khởi sự, dự định KSKDvà quyết định KSKD- hành động mà có thể diễn ra một thời gian dài sau khi đó.Hiện nay phần lớn các nghiên cứu mới trong lĩnh vực này là nghiên cứu một thời điểm.Các nghiên cứu theo trường phái dựđịnh KSKD hiện nay mới là nghiên cứu tĩnh, một chiều trong khi đó mối quan hệ giữa thái độ, tự tin- dựđịnh – hành vi có thể là một mối quan hệ động và có thể là mối quan hệ 2 chiều [54]; rất thiếu các nghiên cứu về mối quan hệ giữa dựđịnh và hành vi; rất thiếu mô hình tổng thể có thể mô tả mối quan hệ cạnh tranh giữa dự định KSKD với dựđịnh khác của con người [59].Các nghiên cứu cũng cần tìm hiểu liệu tiềm năng KSKDvà dựđịnh KSKDcó tồn tại ổn định trong một thời gian dài hay chỉ là một suy nghĩ bột phát một thời điểm. Trong quá trình một cá nhân chuyển sang hành động khởi sự, suy nghĩ của cá nhân về mong muốn và tự tin KSKDcũng như dự định có thể bị thay đổi, vậy có nhân tố nào tác động tới sự thay đổi đó. Cần khám phá các nhân tố về nhận thức, môi trường, xã hội, đào tạo đại học có thể ngăn cản hoặc thúc đẩy việc biến tiềm năng, dự định thành hành động.Và cũng rất cần các nghiên cứu khám phá cách thức, cơ chế để tiềm năng chuyển thành hành vi

trong thực tế. Các nghiên cứu tiếp theo cũng có thể trả lời câu hỏi liệu các nhân tố tác động tới tiềm năng KSKDcó thực sự tác động tới hành vi khởi sự. Để có thể theo dõi một hành vi mang tính ẩn trong thời gian dài như vậy, các nghiên cứu mới cần kết hợp sử dụng nhiều phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu một thời điểm và đa thời điểm (longitudinal) thì mới có thể giải quyết các câu hỏi trên.

Thứ hai, một hướng nghiên cứu khác nữa là kết hợp các cách tiếp cận khác nhau để giải thích lý do tại sao một cá nhân lại KSKD nhằm tạo ra một mô hình tổng thể có độ giải thích cao hơn và kết hợp phân tích được ảnh hưởng của cá nhân và yếu tố hoàn cảnh môi trường trong lý giải hành vi.Các mô hình về dự định KSKDsẽđược kết hợp với đặc tính cá nhân và đặc điểm nhân khẩu học để tạo thành mô hình tổng thể mới và tìm ra mối quan hệ mới. Ví dụ, các nhà nghiên cứu theo trường phái đặc điểm có thể sử dụng thêm các biến trung gian để tăng khả năng giải thích tác động của tố chất, đặc tính cá nhân đến tiềm năng, dựđịnh và hành vi khởi sự, giảm thiểu nhược điểm của trường phái lý thuyết về đặc tính và đặc điểm cá nhân. Nhiều nhân tố có tác động tới tiềm năng KSKD ở các nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển đã được đề cập tới ở các nghiên cứu trước như như rào cản hoặc hỗ trợ của môi trường sống, môi trường học tập, môi trường kinh tế, đặc điểm tài chính của gia đình, các yếu tố cá nhân khác cũng có thểđược xem xét ở các nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo ở bối cảnh Việt Nam

Thứ ba, cũng có thể nghiên cứu sự khác biệt giữa các nhóm người có động cơ, mục đích khởi sự khác nhau.KSKD có 2 dạng: những người KSKDvì cần thiết (ví dụ như vì họ thất nghiệp) và những người KSKDđể khai thác cơ hội kinh doanh (có bạn hàng tốt chào mời). Các nghiên cứu hiện nay thường quan tâm tới nhóm người khởi sựđể tận dụng cơ hội, trong khi đó KSKD vì cần thiết lại rất phổ biến ở các nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển. Giữa 2 nhóm người này có liệu có sự khác biệt trong mô hình tiềm năng, dựđịnh và hành viKSKD.

Thứ tư, có thể mở rộng các nghiên cứu về tiềm năng KSKDcủa sinh viên và tác động của đào tạo đại học tới tiềm năng, dựđịnh KSKD của sinh viên như nghiên

cứu về tiềm năng KSKD theo các ngành học khác nhau, các bậc học khác nhau, lứa tuổi khác nhau.Hiện nay, các nghiên cứu trên thế giới dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau đã cung cấp các bằng chứng mâu thuẫn về tác động của giáo dục đào tạo tới thái độ và tiềm năng KSKDcủa sinh viên, vậy giáo dục đào tạo có tác động không và tác động dưới điều kiện nào đang là câu hỏi còn nhiều tranh cãi. Các nghiên cứu sau này nên đi sâu vào tìm phương pháp, nội dung, cách thức tiến hành đào tạo, các kỹ năng cứng và mềm, phẩm chất cần có để đào tạo đại học có thể tác động và tác động tích cực tới tiềm năng KSKD của sinh viên đại học. Các nghiên cứu mới cũng có thể tiếp tục kiểm định thang đo đã phát triển trong nghiên cứu này trong các nghiên cứu ở các bối cảnh môi trường khác.

Cuối cùng, các nghiên cứu hiện nay mới được thực hiện chủ yếu ở các nước có nền kinh tế phát triển, rất ít được thực hiện ở các nước trong điều kiện chuyển đổi kinh tế như Việt Nam với các điều kiện về KSKDmang đặc thù riêng biệt, do vậy các nghiên cứu sau này có thể khai thác sự khác biệt về bối cảnh KSKD,để tìm ra các tri thức mới trong lĩnh vực này. Đặc biệt các nghiên cứu trong lĩnh vực này ở Việt Nam có thểđi sâu tìm hiểu cách thức tiến hành các hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động KSKD của sinh viên đặc biệt hỗ trợ vốn và hình thành các Quỹ hỗ trợ và đầu tư mạo hiểm, nghiên cứu các nhân tốđặc thù quan trọng ở bối cảnh Việt Nam.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương này tác giả đưa ra các bình luận đánh giá so sánh kết quả nghiên cứu của luận án với các nghiên cứu trước đây.Một số gợi ý giải pháp để thúc đẩy tiềm năng KSKDcủa sinh viên đại học cho các trường đại học (7 nhóm giải pháp) và với các cơ quan quản lý vĩ mô (2 nhóm giải pháp) cũng được tác giả đề xuất từ kết quả nghiên cứu.

Trong chương này, tác giả cũng làm rõ các ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn của đề tài nghiên cứu, chỉ ra các đóng góp mới của luận án.Các hạn chế của nghiên cứu cũng được tác giả phân tích để làm cơ sở đề ra các định hướng nghiên cứu cho tương lai.

KT LUN

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, thúc đẩy tinh thần doanh nhân được coi là hạt nhân cho tăng trưởng kinh tế. Ở Việt Nam, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng được xã hội công nhận bằng việc đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của đất nước, với GDP chiếm khoảng 45% tổng GDP của cả nước, hàng năm thu hút hơn 90% lao động mới vào làm việc. Các quốc gia trên thế giới (như Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ…) đều có kế hoạch quốc gia và cáchỗ trợ chính sách thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp nhỏđặc biệt đều có chính sách khuyến khích sinh viên KSKD. Lý do có sự quan tâm đặc biệt đến thúc đẩy tinh thần doanh nhân trong giới sinh viên bởi vì các nhà nghiên cứu hy vọng rằng những doanh nhân được đào tạo tốt sẽ tạo ra các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và mạnh hơn doanh nghiệp của những người có trình độ thấp.Để khuyến khích sinh viên sau khi ra trường sẽ KSKD, các nhà nghiên cứu tin rằng cần phải có các tác động ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường.

Tiếp nối các nghiên cứu theo lý thuyết hành vi hợp lý và dự định khởi sự, luận án đặt ra mục tiêu nghiên cứu là xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng (bao gồm các yếu tố môi trường và các yếu tố trải nghiệm cá nhân) tới tiềm năng KSKDcủa 2 nhóm sinh viên học ngành kinh tế- quản trị kinh doanh và nhóm sinh viên học ngành kỹ thuật.

Trong luận án, tác giả đã làm rõ các khái niệm KSKD, các loại hình KSKD, tiềm năng KSKD và các mô hình lý thuyết về chỉ báo của tiềm năng KSKD; xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường vàtrải nghiệm cá nhân (bao gồm kinh nghiệm cá nhân và kinh nghiệm qua quá trình đào tạo đại học) với tiềm năng KSKDcủa sinh viên đại học trong bối cảnh Việt Nam- một nền kinh tế chuyển đổi. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định mô hình gồm 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ (gồm nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ) và nghiên cứu định lượng chính thức trên mẫu điều tra 693 sinh viên thuộc 2 ngành học kỹ thuật và kinh tế - quản trị kinh doanh.

Kết quả luận án xác định được các yếu tố tác động tới tiềm năng KSKDcủa sinh viên. Cụ thể, luận án cho thấy các yếu tố tác động thuận chiều tới mong muốn KSKD(khía cạnh thứ nhất của tiềm năng khởi sự) là ý kiến người xung quanh, vị trí xã hội của doanh nhân, hình mẫu chủ doanh nghiệp, năng lực KSKD, truyền cảm hứng của nhà trường, học môn KSKD, ngành họcvà tham gia hoạt động ngoại khóa KSKD. Các yếu tố tác động thuận chiều tới tự tin KSKD(khía cạnh thứ hai của tiềm năng khởi sự) là ý kiến người xung quanh, hình mẫu chủ doanh nghiệp, năng lực KSKD, ngành học, truyền cảm hứng của nhà trường, học môn KSKD, ngành học, phương thức học qua thực tế và tham gia hoạt động ngoại khóa KSKD. Trong đó, ý kiến người xung quanh là nhân tố tác động mạnh nhất tới mong muốn KSKD trong khi năng lực KSKD là yếu tố tác động mạnh nhất tới cảm nhận về tự tin KSKD.

Với các phát hiện trong nghiên cứu này, luận án có các giá trị cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Về mặt lý luận, luận án đã khẳng định tác động của các hoạt động tích lũy kinh nghiệm cá nhântrong quá trình đào tạo đại học tới tiềm năng KSKDcủa sinh viên bên cạnh các yếu tố môi trường và kinh nghiệm cá nhân đã được khẳng định ở các nghiên cứu trước đó. Về mặt thực tiễn, luận án giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm hiểu biết để đưa ra các biện pháp phù hợp thúc đẩy KSKDở đối tượng sinh viên. Luận án cũng làm rõ một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này để tiếp tục khai phá hiểu biết trong lĩnh vực nghiên cứu về KSKD.

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG B

CA TÁC GI LIÊN QUAN ĐẾN LUN ÁN

1. Nguyễn Thu Thủy, “Đào tạo đại học với khởi sự doanh nghiệp xã hội”, Hội thảo khoa học: “Phát triển doanh nghiệp xã hội qua các trường đại học Việt Nam- Thách thức và cơ hội”, tháng 4/2012, trang 128-135.

2. Nguyễn Thu Thủy và Nguyễn Thành Độ, “Khởi sự kinh doanh, các mô hình lý thuyết và định hướng nghiên cứu tương lai”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 181, tháng 7/ 2012, trang 119- 123.

3. Nguyễn Ngọc Huyền và Nguyễn Thu Thủy, “Khởi sự kinh doanh và việc hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế”, tháng 4/ 2013, trang 19-23. 4. Nguyễn Thu Thủy và Nguyễn Ngọc Huyền, “Thúc đẩy tiềm năng khởi sự kinh

doanh của sinh viên qua đào tạo ở bậc đại học”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 193 tháng 7/ 2013, trang 108- 114.

5. Nguyễn Thu Thủy, “Khởi nghiệp ở sinh viên đại học: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 24 tháng 12/2013, trang 97-100. 6. Nguyễn Thu Thủy và Nguyễn Ngọc Huyền, “Tiềm năng khởi sự kinh doanhcủa

sinh viên khối kỹ thuật ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số tháng 3/2014, trang 141- 149. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Nguyễn Thu Thủy và Nguyễn Ngọc Huyền, “Các nhân tố tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học”,Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

Tiếng Việt

1. Hoàng Thị Phương Thảo, Bùi Thị Thanh Chi(2013), “Ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển kinh tế,số 271, 5/2013, pp 10-22.

2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất Bản Hồng Đức.

3. Hoàng Văn Hoa (2010),“Giải pháp xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số T4/2010,trang 61-65. 4. Hồ Sỹ Hùng (2004),Quản lý nhà nước đối với việc tạo lập doanh nghiệp mới”,

Tạp chí Quản lý nhà nước,Số 105/2004,trang 11-15.

5. Hồ Sỹ Hùng (2009), “Hình thành và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế-Dự báo, số 12, tháng 6/2009, trang 9-11.

6. Lê Ngọc Thông (2013), “Thực trạng và giải pháp phát triển tinh thần doanh nhân của sinh viên học chương trình tiên tiến chất lượng cao tại Đại học Kinh tế Quốc dân”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 181, tháng 8/ 2013, trang 22-29.

7. Lê Quân (2003),“Nghiên cứu động cơ khởi nghiệp của các chủ doanh nghiệp trẻ Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Thương mại, số 2/2003.

8. Lê Quân (2007), “Nghiên cứu quá trình khởi nghiệp của doanh nhân trẻ Việt Nam”,Tạp chí Phát triển Kinh tế, tháng 7/2007, trang 21-26

9. Lý Thục Hiền (2010), Mối quan hệ giữa kỹ năng chính trị với xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên chính quy ngành quản trị kinh doanh, luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế TPHCM 2010.

10.Ngô Quỳnh An (2011), “Một số yếu tốảnh hưởng đến tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế phát triển, Số 166, tháng 4/2011, trang 15-20. 11.Nguyễn Đình Thọ (2011),“Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh-

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học (Trang 140)