Kết quả phân tích EFA

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học (Trang 98)

Nhưở trên đã đề cập, ban đầu khi phân tích EFA 9 biến độc lập và phụ thuộc thì biến quan sát TTE4 và TTE5 tải sai nhân tố. TTE4 có hệ số tải đồng đều vào các biến khác đồng thời kết hợp với phân tích độ tin cậy đã nêu ở phần trên, tác giả loại TTE4 và TTE5 ra khỏi phân tích. Sau khi đã loại 2 biến quan sát này, kết quả phân tích EFA cho đồng thời 9 biếnđộc lập và phụ thuộc cho thấy 8 nhân tốđược trích tại Eigenvalue>1, KMO-meyer là 0.883(đạt yêu cầu phải >0.6) và tổng phương sai trích/ biến thiên là 58,526%đạt yêu cầu (bảng 3.5).Cácbiến quan sát đều tải vềđúng nhân tố gốc với hệ số tải thấp nhất là 0.569 và cao nhất là 0,877đảm bảo yêu cầu trong phân tích nhân tố nhưđã mô tảở chương 2(cụ thểở bảng 3.6).

Bảng 3.5: kiểm định KMO and Bartlett's Test KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .883 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 9119.018

df 666

Sig. .000

(Nguồn: điều tra tác giả)

Tuy nhiên duy nhất có 3 biến quan sát của thang đo“kinh nghiệm kinh doanh thương mại” lại tải về cùng với 4biến quan sát của thang đo“kinh nghiệm lãnh đạo” thành một nhân tố. Khi tạm gộp 3 tiêu chí đo lường kinh nghiệm thương mại với 4 tiêu chí đo lường kinh nghiệm lãnh đạo thành một biến đơn chiều, độ tin cậy của

biến này tăng lên Cronbach’s Alpha = 0,804 (Bảng 3.7). So sánh với Cronbach’s Alpha của từng biến kinh nghiệm lãnh đạo và kinh nghiệm kinh doanh trước đây (Cronbach’s Alpha = 0.788 và 0.700 tương ứng) đồng thời xem xét kỹ nội hàm của các tiêu chí đo lường. Tác giả nhận thấy rằngbản thân 2 biến này theo khái niệm ban đầu đưa ra bởi Obschonka và cộng sự (2010)là 2 khía cạnh đơn hướng thể hiện các trải nghiệm của cá nhân trong các hoạt động khác nhau nhưng cùng được sử dụng để thể hiện năng lực KSKD của một cá nhân (entrepreneurship competence) [76]. Do vậy, mặc dù kinh nghiệm kinh doanh thương mại và kinh nghiệm lãnh đạo theo nghiên cứu ban đầu trên các nhà khoa học Đức là 2 thành phần phân biệt, thể hiệntrải nghiệm ở 2 lĩnh vực khác nhau nhưng trong thực tiễn với bối cảnh nghiên cứu trênsinh viên thì hai khái niệm này là một thành phần đơn hướng.Nguyên nhân một phần do sinh viên ở Việt Nam các kinh nghiệm tích lũy còn ít, những sinh viên tham gia nhiều vào các hoạt động mua bán hàng hóa cũng thường năng động và hay được bầu vào các chức vụ lãnh đạo lớp, nhóm. Hơn nữa, theo các nghiên cứu vềđặc tính cá nhân những người có tố chất lãnh đạo thường tham gia vào các hoạt động kinh doanh nên kinh nghiệm kinh doanh và kinh nghiệm lãnh đạo trong thực tiễn nghiên cứu ở sinh viên Việt Nam là rất gần nhau. Do vậy, tác giả gộp biến kinh nghiệm kinh doanh và kinh nghiệm lãnh đạo thành biến mới đặt têntheoObschonka và cộng sự (2010)[76] là “Năng lực KSKD của cá nhân”. Sau khi gộp thang đo “Năng lực KSKD của cá nhân” gồm 7 biến quan sát.

Như vậy sau khi kiểmtra độ tin cậy và giá trị, tất cả các thang đo được lựa chọn đã được kiểm định đều đảm bảo yêu cầu về giá trị và độ tin cậy để có thể sử dụng trong các phân tích tiếp theo.

Bảng 3.6: Ma trận nhân tố xoay cho tất cả các biến Thành phần 1 2 3 4 5 6 7 8 TUT1 .647 TUT2 .580 TUT3 .737 TUT4 .656 TUT5 .731 TUT6 .742 TUT7 .688 MMK1 .707 MMK2 .755 MMK3 .704 MMK4 .570 SON1 .749 SON2 .706 SON3 .761 ESI1 .741 ESI2 .880 ESI3 .869 TCH1 .706 TCH2 .710 TCH3 .686 TCH4 .692 NGK1 .651 NGK2 .726 NGK3 .703 NGK4 .720 NGK5 .623 NGK6 .668 KNL1 .766 KNL2 .781 KNL3 .691 KNL4 .689 KNB1 .504 KNB2 .381 KNB3 .479 TTE1 .781 TTE2 .843 TTE3 .812

Phương pháp trích: Principal Component Analysis. Phương pháp quay: Varimax with Kaiser Normalization.

Bảng 3.7: Cronbach alpha cho biến “Năng lực KSKD của cá nhân” Cronbach’s Alpha = 0,804 Biến quan sát (Kí hiệu cũ) Biến quan sát (Kí hiệu mới) Trung bình thước đo nếu loại biến

Phương sai thước đo nếu loại biến Hệ số tương quan biến tổng Tương quan bội bình phương Cronbach's Alpha nếu loại biến KNL1 ECO1 16.45 22.335 .606 .485 .765 KNL2 ECO2 17.15 21.897 .589 .465 .768 KNL3 ECO3 17.02 21.991 .560 .349 .774 KNL4 ECO4 15.96 23.059 .532 .334 .779 KNB1 ECO5 16.79 23.232 .556 .405 .775 KNB2 ECO6 15.93 24.313 .465 .333 .790 KNB3 ECO7 16.78 23.085 .457 .265 .794 (Nguồn: điều tra tác giả)

Điều chỉnh mô hình nghiên cứu

Kết quả đánh giá các thước đo thông qua độ tin cậy và giá trị cho thấy hai biến “kinh nghiệm lãnh đạo” và “kinh nghiệm kinh doanh thương mại” được xem là hai thành phần riêng biệt nhưng trong bối cảnh nghiên cứu của luận án lại là thành phần đơn hướng và được gọi chung là “Năng lực KSKD của cá nhân”. Ký hiệu cho biến mới này là ECO với các biến quan sát từ ECO1 tới ECO7, trong đó ECO1, ECO2, ECO3, ECO4 là các tiêu chí đo lường kinh nghiệm lãnh đạo trước đây ký hiệu là KNL1, KNL2, KNL3; KNL4 các biến quan sát ECO5, ECO6, ECO7 đo lường kinh nghiệm kinh doanh trước đây được ký hiệu là KNB1, KNB2 và KNB3. Trên cơ sở này mô hình nghiên cứu được trình bày trong chương 1 được điều chỉnh lại và trình bày trong mô hình điều chỉnh (hình 3.5) với các giả thuyết sau:

Hình 3.5: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

(Nguồn: Tác giả)

Các giả thuyết nghiên cứu mới

Nhóm giả thuyết về các nhân tố tác động tới cảm nhận về mongmuốn KSKD

H1a: Ý kiến người xung quanh tác động thuận chiều tới cảm nhận về mong muốn KSKD

H2: Vị trí xã hội của chủ doanh nghiệp tác động thuận chiều tới cảm nhận về mong muốn KSKD

H3a: Hình mẫu chủ doanh nghiệp tác động thuận chiều tới cảm nhận về mong muốn KSKD

H4a: Năng lực KSKD tác động thuận chiều tới cảm nhận về mong muốn KSKD Các biến kiểm soát: giới tính, nghề bố mẹ tự doanh, hoạt động KSKD Tiềm năng KSKD Năng lực KSKD

Ý kiến người xung quanh

Vị trí xã hội của chủ doanh nghiệp Hình mẫu chủ doanh nghiệp Học môn KSKD Phương thức học qua thực tế Hoạt động truyền cảm hứng Cảm nhận về mong muốn KSKD Cảm nhận tự tin KSKD

Tham gia hoạt động ngoại khóa Ngành

H5a: Hoạt động truyền cảm hứng KSKD tác động thuận chiều tới cảm nhận về mong muốn KSKD

H6a: Được học môn học KSKD tác động thuận chiều tới cảm nhận về mong muốn KSKD

H8a: Mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa tác động thuận chiều tới cảm nhận về mong muốn KSKD

H9a: Sinh viên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh có cảm nhận về mong muốn KSKD ở cao hơn sinh viên ngành kỹ thuật

Nhóm giả thuyết về các nhân tố tác động tới cảm nhận về tự tin KSKD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

H1b: Ý kiến người xung quanh tác động thuận chiều tới cảm nhận về tự tin KSKD

H3b: Hình mẫu chủ doanh nghiệp tác động thuận chiều tới cảm nhận về tự tin KSKD

H4b: Năng lực KSKDtác động thuận chiều tới cảm nhận về tự tin KSKD H5b: Hoạt động truyền cảm hứng tác động thuận chiều tới cảm nhận về tự tin KSKD

H6b: Học KSKDtác động thuận chiều tới cảm nhận về tự tin KSKD

H7: Phương thức học qua thực tế ở đào tạo đại học tác động thuận chiều tới cảm nhận về tự tin KSKD

H8b: Mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa tác động thuận chiều tới cảm nhận về tự tinKSKD

H9b: Sinh viên kinh tế và quản trị kinh doanh có cảm nhận về tự tin KSKD cao hơn sinh viên ngành kỹ thuật.

3.4.Kết qu kim định các gi thuyết nghiên cu

3.4.1.Kiểm định dạng phân phối của dữ liệu

Để có thể sử dụng mẫu thu thập được vào việc chạy mô hình hồi quy đa biến, cần đảm bảo các biến trong mô hình thỏa mãn giảđịnh về tính phân phối chuẩn. Do

vậy, bước đầu tiên của giai đoạn phân tích dữ liệu là kiểm tra dạng phân phối của dữ liệu. Bảng 3.8 cho thấy giá trị biến thiên của các thang đo từ giá trị thấp nhất (Min) đến giá trị cao nhất (Max) trong khoảng từ 1 đến 5, riêng thang đo biến truyền cảm hứng KSKD từ 0 đến 5. Giá trị trung bình của các giá trị này xoay xung quanh điểm 3.5.Giá trị tuyệt đối của thống kê Skewness trong khoảng từ -1 đến 1 (bảng 3.8). Theo Hair (2006), nếu Skewness nằm trong khoảng ±1 và Kurtosis trong khoảng± 3, được xem là tốt, trong khoảng ±2 thì biến đó vẫn được chấp nhận để sử dụng thực hiện các kỹ thuật thống kê [50].Do vậy, có thể kết luận là phân phối của các thang đo sử dụng trong nghiên cứu này đều có dạng phân phối chuẩn, đáp ứng được yêu cầu đối với các phân tích tiếp theo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học (Trang 98)