Thứ nhất, các trường đại học phải nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc tạo dựng tiềm năng KSKDcho sinh viên.
Kết quả luận án đã khẳng định các hoạt động đào tạo đại học và các trải nghiệm liên quan tới KSKD mà sinh viên có được trong quá trình học đại học có tác động tích cực tới tiềm năng KSKD của sinh viên. Do vậy muốn có được lực lượng doanh nhân trẻ tiềm năng được tốt nghiệp từ các trường đại học, các cơ sở đào tạo đại học cũng phải đóng góp cho các hoạt động thúc đẩy KSKD và nhận thức được
vai trò quan trọng của mình trong thúc đẩy tiềm năng KSKD.Đối với lứa tuổi sinh viên đại học, môi trường và giáo dục đại học được coi là phương tiện quan trọng để chuẩn bị cho tương lai nghề nghiệp [31].Giáo dục đại học có nhiệm vụ chính là cung cấp kiến thức cơ sở, kỹ năng tăng cường năng lực bản thân của sinh viên và cũng giúp định hình suy nghĩ, quan điểm sống của sinh viên chuẩn bị hành trang lập nghiệp [93].Nếu chúng ta muốn có một thế hệ thanh niên có tinh thần doanh nhân cao, sẵn sàng đương đầu với rủi ro để KSKD, thì các cơ sở đào tạo đại học phải là lực lượng nòng cốt trong tạo dựng tiềm năng KSKD. Giáo dục và đào tạo phải tạo ra một môi trường phục vụ tốt nhất cho học tập, đối với các trường đại học điều này có nghĩa là phải tạo ra được môi trường hỗ trợ cho việc phát triển khả năng cá nhân, hỗ trợ cho việc học tập của sinh viên có hiệu quả, là nơi khơi gợi tinh thần kinh doanh của giới trẻ.
Kinh nghiệm trên thế giới, các trường đại họcluôn là nhân tố quan trọng trong chương trình thúc đẩy tinh thần định hướng kinh doanh, đặc biệt là khối các trường thuộc ngành kinh tế và quản trị kinh doanh [85]. Theo cuộc điều tra tại các cơ sở đào tạo đại học (higher education) ở Anh do Viện doanh nghiệp nhỏ và KSKD (ISBE) cùng phối hợp với Ủy Ban quốc gia về giáo dục KSKD (NCEE) từ năm 2006 tới năm 2010 ở 116 trên tổng số 129 cơ sở giáo dục đại học của Anh thì80% cơ sở đào tạo đại học có chuyên ngành KSKD. Ở Mỹ năm 1985 chỉ có 253 trường đại học Mỹ có khóa học KSKD trong chương trình thì đến 1993 đã có 441 trường và hiện nay đã có 1200 trường cao đẳng và đại học Mỹ có các khóa đào tạo KSKD và điều hành doanh nghiệp nhỏ [39].Các trường đại học ở Anh, Mỹ cũng tổ chức rất nhiều hoạt động trong chương trình đào tạo chính thức cũng như ngoài trường mang định hướng KSKD cho sinh viên tham gia (phụ lục 5).Tuy nhiên, nghiên cứu củaWuvà Wu (2008) [92] chỉ ra rằng việc thúc đẩy tinh thần doanh nhân và việc triển khai các chương trình giáo dục KSKD ở các cơ sở đào tạo đại học tại các nước đang phát triển còn chưa được coi trọng như ở các nước phát triển.Điều này rất đúng với trường hợp Việt Nam. Ở Việt Nam cũng chưa có trường đại học nào đào tạo chuyên ngành KSKD, phỏng vấn định tính cũng cho thấy các trường
chủ yếu chú trọng tới đào tạo lực lượng lao động định hướng làm thuê cho các doanh nghiệp, sinh viên rất ít khi được các thầy cô khuyến khích mở công ty“Sinh viên giỏi được thầy cô giữ lại trường hoặc mời về làm ở công ty của các thầy cô- Hùng, sinh viên Bách Khoa”. Như vậy thời gian tới, để tăng cường tiềm năng KSKDtừ khi sinh viên đang còn đang trên ghế nhà trường nhằm tạo dựng một thế hệ doanh nhân trẻ chất lượng cao, các trường đại học Việt Nam cần đóng góp vai trò to lớn hơn nữa, phải là lực lượng đóng vai trò trụ cột trong tổ chức các hoạt động thúc đẩy sinh viên KSKD. Nhà trường cũng cần đổi mới nhận thức quan điểm và mục tiêu đào tạo, mở ra cho sinh viên một định hướng lập nghiệp mới bên cạnh định hướng nghề nghiệp truyền thống, đó làđào tạo sinh viên không chỉ nhằm mục đích cho họ có kiến thức để đi làm thuêcho doanh nghiệp khác mà phải có một tinh thần doanh nhân tự tạo việc làm và làm chủ.
Thứ hai, tổ chức các hoạt động ngoại khóa định hướng kinh doanh ngoài chương trình đào tạọ chính thức và khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan tới KSKDvàkinh doanh.
Các hoạt động ngoại khóa ngoài đào tạo chính thống trên lớp là phương thức tăng cường phát triển năng lực kinh doanh và mong muốn KSKDcủa sinh viên rất hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của luận án đã khẳng định tham gia hoạt động ngoại khóa, các hoạt động liên quan tới bán hàng và kinh doanh tác động rất mạnh tới cả hai khía cạnh của tiềm năng KSKD là cảm nhận về mong muốn KSKDvà tự tin KSKD.Đặc biệt với bối cảnh các trường đại học Việt Nam sinh viên luôn thấy đào tạo trong trường đại học bị thiếu thời lượng thực tế, và thiếu đào tạo kỹ năng mềm theo như nghiên cứu của Nguyễn và Lê (2013) [12], Nguyễn [17]thì các hoạt động ngoại khóa là nơi có thể cung cấp những kinh nghiệm, quan hệ xã hội và kỹ năng thực tế cho sinh viên.
Các trường đại học, các khoa bộ môn có thể thành lập các câu lạc bộ kinh doanh trong trường, dưới sự bảo trợ của trường như câu lạc bộ doanh gia tương lai, câu lạc bộ kinh doanhvà cho sinh viên tự điều hành tăng cường khả năng lãnh đạo và điều hành và khả năng quan hệ xã hội.Trường đại học cũng nên tổ chức thường
xuyên các ngày hội kinh doanh, hội chợ nơi sinh viên có thể bán sản phẩm hàng hóa tự làm cho nhau, đăng cai một quầy hàng trong hội chợ để bán nhằmtích lũy kinh nghiệm bán hàng, kinh nghiệm tự kinh doanh để gia tăng năng lực khởi sự.
Bên cạnh đó, các trường đại học cũng nên tổ chức thường niên các hoạt động định hướng KSKD như: tổ chức các cuộc thi viết kế hoạch kinh doanh, các cuộc thi sáng tạo ý tưởng kinh doanh, các cuộc hội thảo về kinh doanh và KSKD, các buổi giao lưu doanh nhân- sinh viên để truyền nhiệt huyết kinh doanh và say mê KSKDcho sinh viên và cũng là nơi thử thách, tìm kiếm cơ hội kinh doanh và nâng cao năng lực. Mô hình này cũng đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng như91% trường tại Anh có các hoạt động ngoại khóa để hỗ trợ cho sinh viên kỹ năng, hiểu biết về KSKDnhư tổ chức hội thảo về KSKD(79% số trường), tổ chức cuộc thi viết kế hoạch kinh doanh (60%), tổ chức các cuộc thi hình thành ý tưởng kinh doanh (xem thêm phụ lục 5).Các hoạt động này có thể được nhà trường tài trợ hoặc được đài thọ bởi các quỹđầu tư bên ngoài [39].Các hoạt động ngoại khóa sẽ cung cấp các cơ hội cho sinh viên phát triển kỹ năng, kinh nghiệm thực tế, thiết lập các quan hệ xã hội, tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đối tác.Thực tiễn phỏng vấn sinh viên cho thấy sinh viên rất cần và thích tham gia các hoạt động ngoại khóa “Nhà trường cần có nhiều hoạt động ngoại khóa hơn nữa để sinh viên năng động hơn”– Hùng, sinh viên Bách Khoa.
Các trường cũng có thể liên kết nhau để tổ chức hình thành nhiều cuộc thi kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm tài năng doanh nhân trẻ giữa các trường, các khối hoặc cuộc thi cấp quốc gia.
Để tài trợ cho tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các trường đại học cũng nên thành lập một quỹ riêng để phục vụ cho các hoạt động định hướng sinh viên về KSKD. Nguồn tiền của quỹ có thể trích từ thu nhập từ đào tạo của trường. Các trường đại học cũng có thể là đầu mối kêu gọi, thu hút các nguồn tài trợ tài chính từ các nhà hảo tâm, các quỹ đầu tư, xã hội, các doanh nghiệp để đóng góp cho quỹ thúc đẩy tinh thần doanh nhân và KSKD. Ví dụ như ở Anh, 41% số trường có quỹ riêng để phục vụ hoạt động hỗ trợ khởi sự, ngoài ra quỹ còn huy động được nhiều
tiền từ các nguồn khác như tài trợ từ chính phủ theo hợp đồng (38%), các quỹ đầu tư tư nhân hoặc của nhà nước, các nhà tài trợ, từ quỹ của EU và các chương trình hỗ trợ của chính phủ [39].Quỹ tài chính cho thúc đẩy KSKD này sẽ sẵn sàng phục vụ cho ý tưởng kinh doanh hay, tài trợ cho các hoạt động ngoại khóa, hỗ trợ tổ chức hoạt động các câu lạc bộ các hoạt động tuyên truyền của nhà trường.
Thứ ba, tăng cường hoạt động truyền cảm hứng KSKD cho sinh viên trong nhà trường.
Bên cạnh việc đào tạo kiến thức, kết quả nghiên cứu cũng thể hiện các trường đại học cũng là nơi rất phù hợp để khuyến khích sinh viên coi KSKD như một sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, cho sinh viên cảm nhận thấy KSKD cũng là một lựa chọn nghề hấp dẫn, có nhiều ưu điểm và cho thấy KSKD là việc làm không phải quá khó khăn. Hoạt động truyền cảm hứng có thể thông qua các thầy cô trong quá trình giảng trên lớp, trong quá trình điều khiển việc thảo luận môn học, qua việc minh họa, đưa ra tình huống thảo luận bằng những câu chuyện thành công của các doanh nhân thành đạt. Hoạt động truyền cảm hứng KSKDcòn có thể được thực hiện qua hoạt động của các kênh tuyên truyền khác nhưqua hoạt động tuyên truyền vận động của Đoàn Thanh Niên, các hoạt động thường kỳ của câu lạc bộ kinh doanh, tổ chức các các cuộc giao lưu hoặc nói chuyện chuyên đềvới các khách mời là các chủ doanh nghiệp thành đạt.
Nhà trường cũng cần có các định hướng với giáo viên để giáo viên khuyến khích các sinh viên khởi sự, đặc biệt ở các nền kinh tế chuyển đổi giáo viên thường có tư tưởng không khuyến khích sinh viên KSKDdo vẫn bị các tư tưởng truyền thống từ thời kỳ cũ để lại [45].Các giáo viên dạy khởi sự, dạy về kinh doanh và quản trịkinh doanh, những cán bộ chịu trách nhiệm dẫn dắt trong các câu lạc bộ, cán bộ định hướng nghề nghiệp cũng nên được đào tạo để không chỉ biết cách truyền đạt kiến thức kinh nghiệm kinh doanh mà còn biết cách truyền được cả nhiệt huyết khởi sự, truyền xúc cảm cho sinh viên và tình yêu nghề doanh nhân.
Thứ tư, đưa môn học KSKD vào dạy trong các trường đại học, cả khối kinh tế quản trị kinh doanh lẫn khối kỹ thuật.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rõ mối quan hệ giữa việc được học môn KSKD với tiềm năng KSKDcủa sinh viên.Trên thế giới, môn học KSKDthường được đưa vào chương trình đào tạo của nhiều trường.Nhưở Anh, 80% cơ sởđào tạo đại học có chuyên ngành KSKD hoặc có ít nhất là 1 môn học về KSKD trong chương trình dạy học [39].Ở Mỹ, các môn học về KSKDkhông chỉ được dạy cho sinh viên trường kinh tế và quản trị kinh doanh, các sinh viên kỹ thuật cũng có thể lựa chọn môn học này.Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy sinh viên có tiếp thu được nhiều kỹ năng liên quan tới tìm kiếm ý tưởng, viết kế hoạch kinh doanh và rất hứng khởi khi được học môn KSKD.
Hiện nay, ở Việt Nam trong khối trường kỹ thuật chỉ có đại học Bách khoa Đà nẵng và Đại học Hồng Đức là có đào tạo ngắn hạn về lập dự án kinh doanh cho sinh viên kỹ thuật [13]; FPT có môn học KSKD trong chương trình đào tạo kỹ sư phần mềm, đại học Mở Hà Nội có cho sinh viên học 1 môn quản trị kinh doanh trong chương trình đào tạo.Ngay cả các trường trong khối kinh tế quản trị kinh doanh cũng không phải trường nào cũng có môn học KSKD.Do vậy, thời gian tới, các trường đại học nên đưa môn KSKD vào chương trình học, đó cũng phù hợp với xu thế thế giới. Các trường thuộc khối kỹ thuật cũng nên cho sinh viên học môn KSKDhoặc môn học về nguyên lý quản trị kinh doanh như một môn lựa chọn trong chương trình đào tạo để thúc đẩy việc thương mại hóa các nghiên cứu đổi mới kỹ thuật, công nghệ.Hơn nữa,các trường đại học Việt Nam cũng nên suy nghĩ về việc
hình thành chuyên ngành đào tạo KSKDở một số trường thuộc khối kinh tế và quản trị kinh doanh.Hiện nay,chuyên ngành đào tạo KSKD ở Mỹ có số lượng sinh viên tham gia học rất đông chỉ sau chuyên ngành quản trị kinh doanh [85].
Thứ năm, tăng cường tính ứng dụng, thực tiễn trong giảng dạy.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phương thức học qua thực tế, học đi đôi với hành có tác động tích cực tới gia tăng năng lực cảm nhận của cá nhân.Tự tin KSKD có thểđược gia tăng bằng việc áp dụng các phương pháp giảng dạy có liên hệ nhiều tới thực tế mà điều kiện dạy và học cho phép.Nghiên cứu của Nguyễn và Lê (2013) [12] cũng cho thấy hiện nay sinh viên rất mong muốn được nâng cao tính thực tế
trong đào tạo đại học.Đối với các trường thuộc khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh thì áp dụng các phương pháp như thảo luận, bài tập tình huống, thiết lập kế hoạch kinh doanh...; các khối ngành kỹ thuật thì tăng cường giờ thực hành, làm đồ án, dự án… Sinh viên sẽ được tự do khai thác các ý tưởng mới và phản biện các ý tưởng trong nhóm để hình thành doanh nghiệp trong tương lai.Các trường đại học cũng nên có cơ chế biện pháp để khuyến khích, yêu cầu sinh viên tự học,tự tăng cường hiểu biết và ứng dụng thực tế trong học tập của sinh viên như yêu cầu sinh viên tự tìm kiếm tài liệu về các doanh nghiệp và trình bày lại mô hình hoạt động, cơ chế, phạm vi và lợi ích của nó.Khi được tự tìm hiểu, sinh viên sẽ có nguồn thông tin phong phú hơn và có thể hứng thú với tấm gương thành công chủ doanh nghiệp.
Để tăng cường tính thực tiễn, các cơ sở đào tạo cũng cần tạo mối liên kết chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp, tăng cường kết nối để đưa sinh viên vào làm việc, thực tập và tiếp thu kinh nghiệm thực tế trong các doanh nghiệp; đưa sinh viên đi thăm quan tìm hiểu doanh nghiệp [17].Trong đào tạo KSKD cần đặc biệt chú trọng tới đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên đặc biệt kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng bán hàng, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp [12].
Để tăng cường tính thực tiễn và cung cấp một hoạt động ngoại khóa quan trọng cho sinh viên, cần xây dựng các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp trong các trường đại học.Các trung tâm ươm tạo sẽ là nơi cung cấp các hoạt động ngoại khóa hữu ích, là nơi cho sinh viên có cơ hội gia tăng trải nghiệm kinh doanh và KSKD thực tế, tăng khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế công việc và là nơi cung cấp các hình mẫu doanh nhân cho sinh viên.
Thực tế hoạt động của vườn ươm doanh nghiệp ở các trường đại học trên thế giới cho thấy, các trung tâm ươm tạo là nơi trợ giúp cho những doanh nghiệp mới bắt đầu có chỗđể phát triển.Một mặt, các trung tâm này sẽ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp mới cụ thể: (1) Tư vấn thành lập, tư vấn quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ;giúp chủ doanh nghiệp tương lai tiếp cận tới các nguồn tài chính cho KSKDhoặc cung cấp các tư vấn và trợ giúp về mặt quản trị, pháp lý, tài chính, chiến lược và kỹ thuật [5]; (2) Các trường đại học qua trung tâm ươm tạo cũng cung
cấp cơ sở vật chất, mặt bằng với chi phí ưu đãi để nuôi dưỡng các công ty mới thành lập cho tới khi công ty có thể trưởng thành, tự đứng vững trên thương trường;(3) Các trung tâm cũng cung cấp kiến thức khởi sự: thầy cô và các chuyên gia của trường dành thời gian và chuyên môn của họđể dạy cho những doanh nhân sinh viên mới mọi thứ, từ bán hàng, tiếp thị cho tới luật pháp và thuế. Khi những ông chủ doanh nghiệp nhỏ tương lai này đã kết thúc khóa học kinh doanh cấp tốc ở vườn ươm, họ sẽ KSKDdoanh nghiệp của mình, còn những doanh nhân mới sẽ lại đến, thế chỗ và được hỗ trợđể hình thành các doanh nghiệp mới [13].
Như vậy, trung tâm ươm tạo là một hoạt động ngoại khóa nơi sinh viên có thể áp dụng các lý thuyết đã học vào thực tế. Sinh viên có thể được học qua việc tiếp thu kinh nghiệm KSKDcủa các doanh nghiệp trong vườn ươm. Sinh viên cũng có thểtham gia trực tiếp hoặc quan sát trải nghiệm hoạt động kinh doanh và thành lập doanh nghiệp thực tế. Sinh viên cũng được học qua việc tham gia đánh giá, làm tư vấn dự án kế hoạch và ý tưởng kinh doanh của các doanh nghiệp trong vườn ươm. Cuối cùng, thành công của các doanh nghiệp trong vườn ươm là câu chuyện