Xuất với cơ quan quản lý vĩ mô

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học (Trang 134)

Thúc đẩy tiềm năng KSKDở sinh viên đại học là công việc của toàn xã hội khi nhận thức và hành động của sinh viên bị tác động ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố môi trường. Thực tế các nước đã chứng minh các chính sách, hành động của Chính phủ có thể tác động mạnh tới sự phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp nhỏ, tạo ra một tầng lớp trung lưu vững chắc, một nguồn thuế ổn định và tăng cường ổn định xã hội [91][4]. Do vậy, bên cạnh các hoạt động của đào tạo đại học định hướng tinh thần khởi nghiệp, chính phủ và các cơ quan quản lý vĩ mô cũng cần hỗ trợ chính sách và biện pháp để có thể tạo ra một thế hệ doanh nhân mới giàu tự tin, nhiệt huyết. Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy các cơ quan quản lý vĩ mô cần làm những công việc sau:

Thứ nhất, tăng cườngtuyên truyền trong xã hội về các tấm gương doanh nhân tiêu biểu, thành đạt để sinh viên có khao khát làm giàu, có động lực để bắt chước các doanh nhân trẻ thành công.Các cơ quan quản lý nên có các biện pháp chính sách tuyên truyền hướng tới thay đổi suy nghĩ, niềm tin, xúc cảm của cá nhânvề kinh doanh, khuyến khích tinh thần doanh nhân không chỉ của cá nhân sinh viên mà của toàn xã hội.Nghiên cứu này lần nữa đã nhấn mạnh tới vai trò của ý kiến gia đình,

bạn bè và xã hội, của hình mẫu doanh nhân thành đạt và vị trí của doanh nhân trong xã hội tới thái độ và năng lực cảm nhận của sinh viên. Sự tự tin về năng lực của cá nhân chịu tác động không chỉ bởi kỹ năng kiến thức, kinh nghiệm tích lũy mà còn chịu tác động bởiyếu tố môi trường, nhận thức.Do vậy các biện pháp tác động ngoài các công cụ giúp sinh viên tăng cường kinh nghiệm kinh doanh và kinh nghiệm KSKD do nhà trường cung cấp, trên phương diện xã hội, cũng nên còn phải cung cấp các hình mẫu doanh nhân thành đạt đểthay đổi nhận thức của bản thân sinh viên và của xã hội về KSKD.

Việc tuyên truyền ngợi ca các đóng góp của chủ doanh nghiệp trong xã hộicó thể thực hiện qua các phóng sự trên đài, báo, tivi, các chương trình của tuổi trẻ mà giới trẻ hay quan tâm. Các câu chuyện kinh doanh thành công, các mẫu hình doanh nhân vượt khó khăn, các câu chuyện lập nghiệp của sinh viên hay doanh nhân trẻ tuổi giúp cho bản thân gia đình, bạn bè, môi trường xung quanh sinh viên có cái nhìn tích cực về kinh doanh và doanh nhân; tạo cho sinh viên một tâm lý muốn theo đuổi, bắt chước các tấm gương thành đạt, cung cấp sự ủng hộ về mặt tinh thần đối với sinh viên. Sinh viên sẽ tự nguyện rời bỏ sự an phận trong công việc của mình để khởi đầu những doanh nghiệp mới khi họ cảm thấy là chủ doanh nghiệp là cách lập nghiệp không phải quá rủi ro, là công việc mà được xã hội tôn vinh, được người thân ủng hộ. Sự ủng hộ về mặt tâm lý tinh thần này đóng vai trò rất quan trọng trong mong muốnKSKDvà tự tin KSKDnhư đã kiểm định trong mô hình nghiên cứu.

Hoạt động tuyên truyền có thể thông qua vinh danh các chủ doanh nghiệp nhỏ thành côngở các hội chợ, sự kiện quốc gia tạo ra một cái nhìn thiện cảm của xã hội về doanh nhân.Nghiên cứu đã cho thấy, muốn thúc đẩy sự phát triển của tiềm năng KSKD ở sinh viên thì cần phải có dân chúng ngưỡng mộ doanh nhân.Ví dụ như ở Costa Rica và Uruguay, các hội chợ và triển lãm doanh nghiệp nhỏ được chính phủ tổ chức thường xuyên để ngợi ca, vinh danh các chủ doanh nghiệp nhỏ và tinh thần doanh nhân của họ. Chính phủ Uruguay cũng có chính sách thưởng cho những doanh nghiệp có đóng góp cho xã hội [91].Việt Nam cũng nên thiết kế các

chương trình vinh danh doanh nhân tới các đối tượng mục tiêu cũng như thành viên gia đình và bạn bè thân thiết của họ. Trong các chương trình này, các doanh nhân thành đạt đóng vai trò như những hình mẫu doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm và bài học thành công của họ.

Thứ hai, các cơ quan quản lý vĩ mô cũng cần tổ chức các hoạt động thúc đẩy tinh thần lập nghiệp trên phạm vi quốc gia và cung cấp các hỗ trợ cho các trường

đại học trong các hoạt động gia tăng tiềm năng KSKDcủa sinh viên. Cụ thể:

Các cơ quan quản lý vĩ mô nên phát động và tài trợ tổ chức các cuộc thi cấp quốc gia, cấp vùng về hình thành ý tưởng kinh doanh, thì kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm tài năng doanh nhân, sáng tạo sản phẩm mới… Các hoạt động này có thểđược tổ chức qua các đầu mối như Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, hoặc như VCCI đang tiến hành hoặc qua hoạt động của Đoàn Thanh Niên.Ví dụ chính phủ tài trợ giải "Doanh nhân tiêu biểu trong năm” giải thưởng thường niên cấp địa phương và quốc gia về ý tưởng kinh doanh.Nếu được tuyên truyền tốt, các hoạt động này cũng sẽ giúp ích nhiều trong việc khuyến khích óc nhạy bén kinh doanh của sinh viên.

Bên cạnh các hoạt động đào tạo KSKD ở đại học, cũng nên tổ chức các lớp đào tạo KSKD trực tuyến cung cấp miễn phí trên đài, internet, các kênh tivi.Các lớp học này bên cạnh cung cấp các kiến thức lý thuyết giảng dạy từ các giảng viên của trường đại học cũng cần tận dụng chuyên môn của các lãnh đạo doanh nghiệp đã trải qua kinh nghiệm KSKD.Các chuyên gia về doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chủ doanh nghiệp giảng dạy kỹ năng kinh doanh, kỹ năng KSKD trực tuyến cho đông đảo những người quan tâm trên các website trực tuyến.

Hội thảo, các lớp học ngắn hạn cũng nên được tổ chức thường xuyên qua các tổ chức như VCCI, Hiệp hội doanh nghiệp trẻ. Các lớp học này có thểđịnh hướng bổ sung kỹ năng mềm, kỹ năng lãnh đạo, các kinh nghiệm kinh doanh và KSKD trong từng lĩnh vực ngành nghề cụ thểđược huấn luyện, đào tạo bởi chính các chủ doanh nghiệp đã thành công. Các chương trình này đóng vai trò bổ trợ cho các hoạt động đào tạo KSKD có tính lý thuyết cao ở đào tạo đại học.

Chính phủ cũng có thể kêu gọi các chủ doanh nghiệp hình thành một ủy ban tư vấn tự nguyện về KSKD và thành lập doanh nghiệp để tận dụng nguồn tri thức của doanh nhân. Các ủy ban này hỗ trợ các chương trình đào tạo tư vấn về KSKD, sẵn sàng tư vấn KSKD cho những sinh viên có ý định KSKD, kết nối sinh viên với cộng đồng doanh nhân.

Các cơ quan quản lý vĩ môcũng nên là đầu mối kêu gọi các nhà tài trợ, các quỹđầu tư mạo hiểm, các doanh nhân thành đạt tài trợ tài chính, phối hợp tổ chức, hay thành lập các hội chuyên tư vấn, tổ chức các hoạt động thường niên nhằm khơi gợi tinh thần doanh nhân cho giới trẻ. Có nhiều nguồn quỹ tài chính và đặc biệt kinh nghiệm của các quỹđầu tư mạo hiểm thì có thể trợ giúp tích cực cho các hoạt động của trường đại học trong lĩnh vực đào tạo và thúc đẩy KSKD.

Các cơ quan quản lý vĩ môcũng có thể gây tạo quỹ tài chính dành cho các trường đại học để xây dựng những vườn ươm doanh nghiệp ngay trong khuôn viên của trường. Với ngân quỹ eo hẹp của các trường đại học hiện nay, để các vườn ươm doanh nghiệp trong các trường đại học hình thành và phát triển bền vững thì nguồn tài chính từ nhà nước là rất quan trọng và đóng vai trò chủđạo cung cấp đầy đủ các hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp mới.Kinh nghiệm của Hồng Kong, Singapore cho thấy, để sinh viên đại học có tinh thần khởi nghiệp rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt về vốn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học (Trang 134)