Nghiên cứu nàyđặt trọng tâm là nghiên cứu định lượng với mục tiêu để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.Tuy nhiên, trước khi thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức tác giả thực hiện thêm nghiên cứu sơ bộ.Quy trình nghiên cứu cụ thểđược thực hiện qua hai bướcgồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thứcthể hiện ở hình 2.1.
Quy trình nghiên cứu Kết quả
a
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu của luận án
(Nguồn: tác giả)
Lý do tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ trước khi nghiên cứu định lượng chính thức vì đây là nghiên cứu mới ở một quốc gia có bối cảnh kinh tế, ngôn ngữ và thể chế khác các nước phát triển khác nên theo Nguyễn(2011) [11] nghiên cứu sẽ
1. Nghiên cứu tổng quan Khuôn khổ khái niệm
2. Nghiên cứu sơ bộ khám phá Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lượng thử nghiệm
Kiểm tra và hiệu chỉnh thang đo
Kiểm tra mô hình nghiên cứu 3. Nghiên cứu định lượng chính thức Đánh giá giá trị và độ tin cậy
thang đo
Kiểm định giả thuyết
phải kết hợp nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Cụ thể quy trình nghiên cứu của luận án được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng nghiên cứu định tính và định lượng cỡ mẫu nhỏđược thực hiện từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2012.
Nghiên cứu định tính
+ Mục tiêu nghiên cứu định tính: để kiểm tra, sàng lọc và xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình lý thuyết ban đầu (đã được hình thành dựa trên nghiên cứu tổng quan lý thuyết).Nghiên cứu này cũng nhằm mục đích hiệu chỉnh, các thang đo đã được sử dụng ở các nghiên cứu định lượng trước. Do có sự khác nhau về văn hoá, ngôn ngữ, trình độ phát triển, các thang đo này cần hiệu chỉnh từ ngữ văn phong cho phù hợp điều kiện Việt Nam.
+ Phương pháp nghiên cứu định tính: Tác giả đã thực hiện 10 cuộc phỏng vấn sâu và 1 thảo luận nhóm với các sinh viên đang chuẩn bị kết thúc năm học cuối cùng ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn kỹ càng để đảm bảo tính đại diện trên một số tiêu chí chính: ngành, giới tính, kinh nghiệm KSKD (bảng 2.1). Các đối tượng được phỏng vấn với các đặc điểm riêng biệt sẽ cung cấp các thông tin đa chiều, đầy đủ cho nội dung nghiên cứu đảm bảo mục tiêu kiểm tra và sàng lọc các biến được xác định trong mô hình lý thuyết ban đầu.
Đểđảm bảo chất lượng phỏng vấn để các thông tin thu thập được đầy đủ, tác giả đã xây dựng bảng hướng dẫn câu hỏi phỏng vấn (phụ lục 2). Các câu hỏi trong phỏng vấn định tính tập trung vào các vấn đề:
(a)Nghiên cứu các yếu tốảnh hưởng tới tiềm năng KSKD thể hiện qua mong muốn KSKD của sinh viên và cảm nhận về tự tin khi KSKD của sinh viên trong mô hình lý thuyết có phù hợp thực tế Việt Nam
(b) Lắng nghe góp ý của các đối tượng được phỏng vấn về từng nội dung cụ thể của thang đo, từ ngữ sử dụng trong thang đo
Bảng 2.1: Thông tin vềđối tượng tham gia phỏng vấn
ĐTPV 1 ĐTPV 2 ĐTPV 3 ĐTPV 4 ĐTPV 5 ĐTPV 6 ĐTPV 7 ĐTPV 8 ĐTPV 9 ĐTPV 10 Giới tính Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nữ
Ngành QTKD Kỹ thuật Kỹ thuật Kỹ thuật QTKD Kinh tế QTKD QTKD QTKD Kinh tế Đã khởi sự/ chưa chưa Đã khởi sự Chưa chưa Đã khởi sự chưa chưa chưa chưa chưa Truyền thống kinh doanh gia đình
không không Có không có không có có không không Kinh nghiệm kinh
doanh, quản trị
có Có Không có không không có không có có Có học khởi sự có Có không không có không không không không không Tham gia các hoạt
động ngoại khóa
không Có có không có có không có không Có Trường KTQD FPT Giao thông Bách khoa KTQD Ngoại thương KTQD Ngân Hàng KTQD Đại Nam (Nguồn: điều tra của tác giả) + Thời gian tiến hành:Các cuộc phỏng vấn và thảo luận nhómđược thực hiện từ tháng 8/2012 đến 3/2013. Thời lượng mỗi cuộc phỏng vấn sâu từ 30 đến 45 phút, thảo luận nhóm 30 phút được tiến hành tại giảng đường, nhà riêng hoặc văn phòng khoa nhưng vẫn đảm bảo tính riêng tư và tập trung của cuộc phỏng vấn.Tất cả các đối tượng tham gia phỏng vấn đều rất quan tâm ủng hộ nghiên cứu và sẵn sàng cung cấp thông tin trung thực về gia đình và chia sẻ quan điểm cá nhân về các nội dung phỏng vấn.
Nghiên cứu sơ bộ định lượng
Nghiên cứu sơ bộ định lượng thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi chi tiết với một mẫu nghiên cứu nhỏ thuận tiện(154 sinh viên). Dữ liệu này nhằm đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và tính hiệu lực của thang đo, cũng như chuẩn hóa thuật ngữ và bổ sung thang đo cho phù hợp bối cảnh và điều kiện Việt Nam để kiểm tra lại một lần trước khi sử dụng thang đo và bảng hỏi cho điều tra chính thức.
Sau khi có kết quả nghiên cứu định tính cho thấy các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đều được ủng hộ (phụ lục 3).Các thang đo được kiểm tra lại một lần bằng nghiên cứu định lượng sơ bộ, nghiên cứu chính thức được thực hiện với phương pháp nghiên cứu định lượng bằng phiếu điều tra với bảng hỏi chi tiết trên mẫu đã chọn. Nghiên cứu định lượng chính thức thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu, các dữ liệu thu thập được dùng đểđánh giá thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện từ tháng 6 tới tháng 8 năm 2013 và tháng 11 tới tháng 12 năm 2013 khi sinh viên đang học kỳ cuối của khóa học hoặc bắt đầu kết thúc khoá học chuẩn bị tốt nghiệp.
Tác giả xử lý số liệu qua sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16 để phân tích đánh giá giá trị, độ tin cậy của thang đo,kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết từ đó rút ra kết luận cho tổng thể nghiên cứu. Chi tiết các nội dung của nghiên cứu định lượng chính thức được trình bày cụ thểở mục 2.2.