2.3.1.1. Quy trình xây dựng phiếu điều tra
Để thực hiện nghiên cứu định lượng, tác giảđã xây dựng bảng câu hỏi phục vụđiều tra.Quy trình xây dựng bảng câu hỏi điều tra được thực hiện theo các bước ở hình 2.2.
Quy trình xây dựng Kết quả
Hình 2.2: Thiết kế quy trình xây dựng phiếu điều tra
(Nguồn: tác giả)
Bước 1: Xác định nội dung của các khái niệm nghiên cứu và lựa chọn thang đo cho các khái niệm này dựa trên cơ sở tổng quan các lý thuyết ở các nghiên cứu trước đây. Đối với biến mới đưa vào mô hình chưa có thang đo có sẵn thì dựa trên tổng quan lý thuyết để xây dựng tập biến quan sát để đo lường nội dung khái niệm nghiên cứu.
Bước 2: Xây dựng phiên bản tiếng Việt của bảng hỏi. Tác giả đã nhờ 2 chuyên gia Tiếng Anh có kinh nghiệm trong lĩnh vực Quản trị Kinh doanh dịch xuôi từ Anh sang Việt và sau đódịch ngược trở lại từ bản Tiếng Việt sang phiên bản tiếng Anh đểđảm bảo việc chuyển đổi ngôn ngữ là chính xác, rõ ràng, mạch lạc và không làm thay đổi đáng kể ý nghĩa của thang đo.
1. Nghiên cứu tổng quan ĐịXác nh nghđịnh thang ĩa các biđếo và các n biến 2. Xây dựng phiên bản tiếng Việt của thang đo Phiên bản tiếng Việt của thang đo nháp đầu 3. Nghiên cứu định tính qua phỏng vấn sâu Bảng hỏi nháp 4. Nghiên cứu định lượng sơ bộ Bảng hỏi chính thức
Bước 3: Nghiên cứu định tính qua phỏng vấn sâu 10 sinh viên và thảo luận nhóm nhằm chuẩn hóa thuật ngữ, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát trong thang đo cho phù hợp bối cảnh và điều kiện Việt Nam. Đối với các thang đo mới xây dựng, trên cơ sở tập biến quan sát được tập hợp từ nghiên cứu tổng quan, tác giả phỏng vấn 2 chuyên gia trong lĩnh vực KSKD và quản trị kinh doanh để giúp loại bỏ bớt các biến quan sát không phù hợp và lựa chọn được các biến quan sát đo lường chính xác khái niệm mới đưa vào.
Bước 4: Nghiên cứu định lượng sơ bộ trên mẫu 154 sinh viên để kiểm trađảm bảo không có sự hiểu lầm về các thuật ngữ trong thang đo, hiệu chỉnh thang đo, loại bỏ các nội dung không phù hợp, chuẩn hóa từ ngữ để có phiếu điều tra chính thức.
2.3.1.2. Nội dung phiếu điều tra
Sau khi thực hiện xây dựng và lựa chọn thang đo như quy trình đã mô tả ở hình 2.2, phiếu điều tra được hình thành (phụ lục 4). Ngoài thang đo cho biến “Mức độ tham gia hoạt động ngoại khoá kinh doanh” được tác giả phát triển dựa trên kết quả tổng quan nghiên cứu sau đó phỏng vấn và tham khảo ý kiến chuyên gia, cách đo lường các biến còn lại trong nghiên cứu đềusử dụng thang đo hoặc mô phỏng theo cách đo lường các thang đo đã được sử dụng và kiểm định trong các nghiên cứu trước đây.
Nội dung bảng câu hỏi điều tra bao gồm các phần sau:
Phần mở đầu: Giới thiệu mục đích nghiên cứu. Phần này giới thiệu ngắn gọn về KSKD, mục đích, ý nghĩa của thông tin cung cấp đối với nghiên cứu và các thông tin có liên quan giúp người trả lời có được hình dung chung về nghiên cứu.
Phần 1: Các câu hỏi liên quan tới tự tin và mong muốn khởi sự kinh doanh. Phần 2: Nội dung chính gồm các câu hỏi liên quan tới các nhân tốảnh hưởng tới tiềm năng KSKDcủa sinh viên đại học
Phần 3: Thông tin chung. Phần này để xác định thêm các đặc điểm nhân khẩu và nội dung khác liên quan tới người trả lời đảm bảo đối tượng điều tra đúng yêu cầu.
2.3.1.4. Các biến và thang đo
Các thang đo của các khái niệm nghiên cứu trong mô hình sử dụng thang Likert thang điểm đánh giá từ 1 đến 5. 11 thang đo chính thức cho 11 biến trong mô hình được đưa vào phiếu điều tra với các biến quan sát (items) được ký hiệu theo tên gọi- viết tắt theo từ khóa thể hiện tên khái niệm cần đo lường và theo thứ tự xuất hiện trong thang đo. Thang đo được sử dụng trong phiếu điều tra để đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:
(1) Cảm nhận về mong muốn KSKD:
Bảng 2.2: Thang đo cảm nhận về mong muốn KSKD
Ký hiệu Nội dung
MMK 1 Tôi thích được KSKD nếu tôi có đủ nguồn lực và cơ hội MMK 2 Trở thành chủ doanh nghiệp làm cho tôi rất hài lòng MMK 3 Mục tiêu của tôi là trở thành chủ doanh nghiệp
MMK 4 Ước mơ chính của cuộc đời tôi là tạo lập doanh nghiệp của riêng tôi
(Nguồn: Krueger và Brazeal, 1994 [58])
Có nhiều thước đo đã được phát triển cho khái niệm này, tuy cách thể hiện có khác nhau nhưng các thang đo đều thống nhất mong muốn KSKD thể hiện cảm nhận của cá nhân người được hỏi về việc cá nhân có yêu thích, có hài lòng nếu KSKD và KSKD là mục tiêu của cuộc đời. Luận án sử dụng thang đo kế thừa từ nghiên cứu của Krueger và Brazeal (1994) [58] vì thang đo này đã được kiểm định bởi nghiên cứu của Begley và Tan (2001) [32]. “Cảm nhận về mong muốn KSKD” được đo lường bằng 4 tiêu chí thể hiện suy nghĩ của cá nhân về sự yêu thích
KSKD(MMK1), nguồn gốc của sự thỏa mãn, hài lòng (MMK2), mục đích cuộc đời (MMK3), và là ước mơ (MMK4).Các biến được đo lường bằng thang đo Likert từ 1 hoàn toàn không đồng ý tới 5 hoàn toàn đồng ý.
(2) Cảm nhận về tự tinKSKD
Theo Kruerger vàBrazeal (1994) cảm nhận về tựtin phản ánh niềm tin của cá nhân về khả năng thực hiện các hành vi cụ thể để mở doanh nghiệp [58]. Trong nghiên cứu này, cảm nhận về tự tin được đo lường theo thang đo trong nghiên cứu của Begley và Tan (2001) [32]. Thang đo này đã được kiểm chứng trong các nghiên cứu liên quan như của Nguyen và cộng sự [75]. Cụ thể cảm nhận về tự tin KSKD được đo lường về sự tự tin của cá nhân khi thực hiện các hành vi: phát hiện cơ hội tốt (TUT1), huy động tiền (TUT2), thuê nhân lực (TUT3), lựa chọn công nghệ tốt (TUT4), hiểu biết thị trường (TUT5), thu hút khách (TUT6), đủ kiến thức và kỹ năng (TUT7). Qua nghiên cứu định tính, tác giả chỉnh sửa về thuật ngữđôi chút cho rõ nghĩa và dễ hiểu hơn.Cụ thể, TUT1 đã được chuyển từ “Phát hiện một khái niệm tốt để KSKD” thành “Phát hiện cơ hội kinh doanh tốt để khởi sự”. Các biến được đo lường bằng thang đo Likert từ 1 hoàn toàn không tự tin tới 5 hoàn toàn tự tin.
Bảng 2.3: Thang đo cảm nhận về tự tin KSKD
Ký hiệu Nội dung
Bạn có tự tin vào khả năng thực hiện những hoạt động sau đây?
TUT1 1. Phát hiện cơ hội kinh doanh tốt để KSKD TUT2 2. Huy động đủ tiền cho KSKD
TUT3 3. Thuê được nhân lực tốt để KSKDvà vận hành doanh nghiệp TUT4 4. Lựa chọn được công nghệ tốt để kinh doanh
TUT5 5. Đủ hiểu biết về thị trường tiềm năng để KSKD
TUT6 6. Thu hút được khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ của bạn TUT7 7. Có đủ kỹ năng, kiến thức để bắt đầu KSKD
(3) Ý kiến người xung quanh
Các nghiên cứu trước đây sử dụng một số thang đo khác nhau đểđo lường “ý kiến người xung quanh” do có sự khác nhau về quan niệm những người xung quanh nào có khả năng tác động tới tiềm năng KSKD. Ý kiến người xung quanhtheo Krueger và Brazeal làthể hiện sự phản đối/ ủng hộ của những người quan trọng nhất đối với một cá nhân với việc KSKD [58]. Mặc dù đồng quan điểm là ý kiến những người xung quanh có tác động tới quan niệm, suy nghĩ của cá nhân nhưng các nhà nghiên cứu có quan điểm rất khác nhau về khái niệm thế nào là những người quan trọng. Một số nghiên cứu cho rằng thành viên của các mạng lưới xã hội của doanh nhân có tác động mạnh hơn ý kiến của gia đình và bạn bè do vậy, ý kiến của những người xung quanh ngoài gia đình, bạn bè được đo lường thêm bằng ý kiếnbạn kinh doanh [21] hoặc thành viên của mạng lưới [82]. Linan và Chen(2009),Elfving(2009) cho rằng những người xung quanh có tác động tới suy nghĩ quan điểm của cá nhân gồm gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
[65][43].Kolvereid (1996a) lại đo lường những người xung quanh có tác động tới suy nghĩ quan điểm của cá nhân gồm gia đình, bạn bè và những người quan trọng
đối với cá nhân [55].
TheoElfving và Carsrud (2009)[43], sự tác động của ý kiến xung quanh sẽ khác biệt tuỳ thuộc vào bối cảnh xã hội, văn hóa cụ thể. Trong bối cảnh văn hoá Việt Nam gia đình đóng vai trò rất quan trọng, ý kiến của các thành viên trong gia đình có tác động lớn tới cá nhân; bạn bè và các giao tiếp xã hội cũng rất quan trọng đối với sinh viên. Ngoài ra với đối tượng sinh viên đại học, chưa đi làm nên chưa có đồng nghiệp, bạn kinh doanh nên tác giả cho rằng trong bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam ý kiến của những người xung quanh có thể tác động tới tiềm năng KSKD bao gồm ý kiến của gia đình, bạn bè, và những người quan trọng đối với cá nhân
đó.Qua nghiên cứu định tính “Ý kiến đồng nghiệp”, và “bạn kinh doanh”với bối cảnh sinh viên chưa có đồng nghiệpnơi làm việc và rất ít sinh viên có bạn kinh doanhnên cũng đã khẳng định lại lập luận trên: hai biến đo lườngđồng nghiệp và bạn kinh doanh không hợp lý và quan trọng bằng “Những người quan trọng đối với
tôi” nên tác giả lựa chọn thang đo của Kolvereid (1991)[56]. Thang đo này cũng đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Nasurdin (2009) [74], Begley và Tan (2001)[32] gồm 3 biến quan sát SON1 tới SON3. Các biến được đo lường bằng thang đo Likert từ 1 hoàn toàn không đồng ý tới 5 hoàn toàn đồng ý.
Bảng 2.4.Thang đo ý kiến người xung quanh
Ký hiệu Nội dung
SON1 Bạn bè tôi sẽủng hộ quyết định KSKD của tôi SON2 Gia đình tôi sẽủng hộ quyết định KSKD của tôi
SON3 Những người quan trọng với tôi sẽủng hộ quyết định KSKD của tôi
(Nguồn: Begley và Tan [32])
(4) Vị trí xã hội của chủ doanh nghiệp
Cảm nhận của cá nhân vềđược những người khác trong xã hội đánh giá cao hay thấp khi lựa chọn nghề tự kinh doanh. Nhìn nhận cuả xã hội về chủ doanh nghiệp sử dụng thang đo trong nhiều nghiên cứu như nghiên cứu của Nasurdin[74] Baughn và cộng sự [28] gồm 3 biến quan sát ESI1 tới ESI3. Các biến được đo lường bằng thang đo Likert từ 1 hoàn toàn không đồng ý tới 5 hoàn toàn đồng ý.
Bảng 2.5.Thang đo vị trí xã hội của chủ doanh nghiệp
Ký hiệu Nội dung
ESI 1 Nếu tôi trở thành chủ doanh nghiệp, tôi sẽđược đánh giá cao bởi gia đình, bạn bè và xã hội
ESI 2 Nếu trong tương lai con tôi hoặc họ hàng tôi là chủ doanh nghiệp, họ sẽ được đánh giá cao bởi gia đình, bạn bè và xã hội
ESI 3 Nếu trong tương lai, một người bạn của tôi trở thành chủ doanh nghiệp, họ sẽđược gia đình bạn bè và xã hội đánh giá cao
(5) Kinh nghiệm kinh doanh thương mại (KNB)
“Kinh nghiệm kinh doanh thương mại” sử dụng thang đo đã được sử dụng trong nghiên cứu của Obschonka và cộng sự (2010) [76]. Kinh nghiệm kinh doanh thương mại thể hiện các trải nghiệm của cá nhân liên quan tới các công việc bán hàng hoặc các hoạt động thương mại đã làm trong quá khứ có liên quan tới kinh doanh như bán hàng (KNB1), thường xuyên suy nghĩ về loại hàng hóa có khả năng kinh doanh (KNB2), trao đổi hàng hóa (KNB3). Thang đo kinh nghiệm kinh doanh thương mạigồm 3 biến quan sát, các biến được đo lường bằng thang đo Likert từ 1 không bao giờ tới 5 rất thường xuyên.
Bảng 2.6: Thang đo kinh nghiệm kinh doanh thương mại
Ký hiệu Nội dung
KNB 1 Bạn có thường xuyên tổ chức bán sản phẩm nào đó KNB 2 Bạn có thường xuyên nghĩ về một thứ có thể bán chạy KNB 3 Bạn có thường xuyên trao đổibuôn bán hàng hóa với bạn bè
(Nguồn: Obschonka và cộng sự, 2010 [76])
(6) Kinh nghiệm lãnh đạo
Thang đo kinh nghiệm lãnh đạo được lấy từ nghiên cứu của Obschonka và cộng sự (2010)[76]. Kinh nghiệm lãnh đạo thể hiện mức độ thường xuyên của cá nhân đảm nhiệm vị trí lãnh đạo ở các tổ chức khác nhau. Câu hỏi chung cho các biến quan sát là “Bạn đã từng được giao vị trí lãnh đạo và giữ trách nhiệm quan trọng ở”và có 4 biến quan sát tương ứng với 4 tổ chức là lớp(KNL1), trường (KNL2), câu lạc bộ (KNL3), nhóm (KNL4).
Biến quan sát thứ nhất KNL1 ở thang đo gốc là “Người phát ngôn của lớp” Ở trong lớp học ở các nước phương Tây, không có bạn nào được cử làm lớp trưởng, lớp phó hay cán bộ lớp mà chỉ có các bạn là người đóng vai trò đại diện lớp phát ngôn với bên ngoài được gọi là phát ngôn của lớp. Các lớp học Việt Nam thì ngược
lại không có chức danh người phát ngôn của lớp mà chức danh tương đươngcó chức năng lãnh đạo lớp là các cán bộ lớp nên sau khi thực hiện nghiên cứu định tính KNL1 được chuyển thành “Cán bộ lớp”.Các biến được đo lường bằng thang đo Likert từ 1 không bao giờ tới 5 rất thường xuyên.
Bảng 2.7: Thang đo kinh nghiệm lãnh đạo
Ký hiệu Nội dung
Bạn đã từng được giao đảm nhiệm vị trí lãnh đạo và giữ trách nhiệm quan trọng ở:
KNL 1 Ở lớp (như cán bộ lớp (lớp trưởng, lớp phó, cán bộđội, cán bộđoàn…) KNL 2 Ở trường (như liên chi đoàn, đội….)
KNL 3 Ở các câu lạc bộ (thể thao, văn nghệ, …) KNL 4 Ở nhóm, tổ (Trưởng nhóm thảo luận, tổ…)
(Nguồn: Obschonka và cộng sự, 2010[76])
(7) Truyền cảm hứng KSKD của nhà trường (TCH)
Biến truyền cảm hứng trong trường đại học sử dụng thang đo và cách thức đo lường trong nghiên cứu của Souitaris và cộng sự(2007) [86].
Cụ thể Souitaris và cộng sự(2007) khi nghiên cứu tác động của truyền cảm hứng ở những chương trình đào tạo KSKDđã hỏi 2 câu hỏi. Câu 1: “Bạn có nhớ có một sự kiện cụ thể hoặc nhân tố nào trong chương trình học KSKD đã thay đổi hoàn toàn “suy nghĩ và trái tim” của bạn và làm cho bạn bắt đầu cân nhắc về mở
công ty không” với hai đáp án (có/ không). Sau đó sinh viên sẽ tích vào một danh sách gồm các nhân vật hoặc nhân tố trong quá trình học có thể tác độngtheo câu hỏi trên. Danh sách gồm (1) Quan điểm của giáo viên (TCH1), (2) khách mời (TCH2), (3) bạn cùng lớp (TCH3), (4) câu chuyện về chủ doanh nghiệp (TCH4) và (5) việc chuẩn bị cho cuộc thi viết kế hoạch kinh doanh và các đánh giá trong cuộc thi này (TCH5). Kèm theo đó là câu thứ 2 đánh giá “mức độ tác động của từng nhân tố, sự
rất mạnh. Điểm số về “truyền cảm hứngKSKD trong nhà trường” được tính bằng cách nhân câu số 1 (0=không, 1= có) với câu 2 (điểm từ 1 đến 5) nên kết quả sẽ có thang điểm từ 0- 5.
Bảng 2.8: Thang đo truyền cảm hứng KSKD trong nhà trường
Ký hiệu Nội dung
TCH 1 Quan điểm khuyến khích KSKD của các giáo viên a. Có/không
b. Mức độ tác động (1 đến 5)
TCH 2 Quan điểm của khách mời nói chuyện a. Có/không
b. Mức độ tác động (1 đến 5) TCH 3 Quan điểm của bạn cùng lớp
a. Có/không
b. Mức độ tác động (1 đến 5)
TCH 4 Câu chuyện kể về chủ doanh nghiệp và quá trình xây dựng doanh nghiệp của họ
a. Có/không
b. Mức độ tác động (1 đến 5)
(Nguồn: Souitaris và cộng sự, 2010 [86])
Qua nghiên cứu định tính, để phù hợp với mục tiêu và bối cảnh nghiên cứu của đề tài về tác động của hoạt động truyền cảm hứng KSKD trong nhà trường đại học nói chung, một số câu từ và nội dung thang đo đã được chỉnh sửa. Cụ thể, câu hỏi thứ nhất được chuyển thành “Bạn có nhớ có một sự kiện cụ thể hoặc nhân tố nào trong thời gian học đại họcđã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của bạn và làm cho bạn bắt đầu cân nhắc về mở công ty không” đáp án (có/ không).Đối với câu hỏi thứ hai, vì Souitaris và cộng sự nghiên cứu trong bối cảnh các chương trình đào tạo về KSKD, thì mới có hoạt động thứ (5) liên quan tới thi viết kế hoạch kinh doanh.Trong khi chương trình học của các trường đại học Việt Nam không tổ chức
hoạt động này trong chương trình học chính khóa, qua nghiên cứu định tính và điều tra định lượng sơ bộ, hoạt động thứ năm bị loại bỏ.Đồng thời để rõ nghĩa hơn, tác giả thêm cụm từ “Khuyếnkhích KSKD” vào biến quan sát 1. Như vậy truyền cảm hứng trong trường đại học còn lại 4 biến quan sát từ TCH1 tới TCH4.Kết quả trình bày ở bảng 2.8.
(8) Phương thức học qua thực tế
Bảng 2.9:Thang đo phương thức học qua thực tế
Ký hiệu Nội dung
TTE1 Quá trình học tập trong trường đã giúpbạn có được các kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế
TTE2 Trong quá trình học tại trường, bạn được áp dụng các những gì đã học vào thực tế công việc
TTE3 Trong quá trình học tại trường, bạn đã được kết hợp học kiến thức lý thuyết với kiến thức thực tiễn
TTE4 Trong quá trình học tại trường, bạn đã tích lũy được các kiến thức và