b) Trách nhiệm của bên mua bảo hiểm trong quá trình thực hiện
2.2.3.2 Bên bảo hiểm:
Theo quy định của pháp luật về hợp đồng BHTNDSCT thì trách nhiệm của bên bảo hiểm chỉ phát sinh nếu ngƣời thứ ba yêu cầu ngƣời đƣợc bảo hiểm bồi thƣờng thiệt hại do lỗi của ngƣời đó gây ra cho ngƣời thứ ba trong thời hạn bảo hiểm (khoản 1 Điều 53 Luật KDBH).
Thực tiễn giao kết hợp đồng BHTNDSCT tại Việt Nam trong thời gian qua, các bên thƣờng áp dụng Quy tắc P & I Class 1 – 2002. Do vậy, trƣớc khi trình bày trách nhiệm của bên bảo hiểm trong quan hệ BHTNDSCT theo quy định của pháp luật Việt Nam tác giả xin trình bày những điểm cơ bản về trách nhiệm của bên bảo hiểm theo Quy tắc P & I Class 1 – 2002, nhóm bảo vệ, bồi thƣờng và các rủi ro khác (Protection and Indemnity and Other Risks). Nhóm 1 Quy tắc P & I Class 1 – 2002 gồm 60 Quy tắc đƣợc chia làm sáu phần. Phần 1 là giới thiệu và các rủi ro đƣợc bảo hiểm (từ Quy tắc 1 đến Quy tắc 5). Theo quy định của phần 1 về các rủi ro đƣợc bảo hiểm thì bên bảo hiểm sẽ bồi thƣờng cho ngƣời mua bảo hiểm những chi phí phát sinh trong quá trình ngƣời mua bảo hiểm sử dụng, quản lý, khai thác tàu, bao gồm:
- Thƣơng tật, ốm đau, chết (thuyền viên);
- Thƣơng tật, ốm đau, chết (những ngƣời khác không phải là thuyền viên và hành khách);
- Chi phí hồi hƣơng và thay thế thuyền viên; - Lƣơng và bồi thƣờng thất nghiệp khi đắm tàu; - Chi phí thay đổi tuyến đƣờng;
- Ngƣời bỏ trốn, tị nạn và nạn nhân đƣợc cứu trên biển; - Cứu sinh mạng con ngƣời;
- Mất mát và hƣ hỏng tƣ trang của thuyền viên và những ngƣời khác; - Đâm va với tàu khác;
- Tổn thất hay thiệt hại tài sản; - Ô nhiễm;
- Trách nhiệm theo hợp đồng lai dắt;
- Trách nhiệm phát sinh từ các hợp đồng và điều khoản bồi thƣờng; - Trách nhiệm đối với xác tàu;
- Chi phí kiểm dịch; - Hàng hoá;
- Những đóng góp tổn thất chung không thu đƣợc; - Phần đóng góp tổn thất chung của tàu;
- Tài sản trên tàu đƣợc bảo hiểm;
- Chi phí của ngƣời cứu hộ theo các mẫu hợp đồng cứu hộ; - Tiền phạt;
+ Tịch thu tàu;
- Điều tra và tố tụng hình sự;
- Trách nhiệm, chi phí và phí tổn do việc thực hiện các chỉ thị của Quản trị viên;
- Chi phí tố tụng và đề phòng tổn thất.
Ngoài 24 rủi ro chính kể trên, thuộc phần 1 này, còn có Quy tắc 3: Bảo hiểm đặc biệt (Special Cover), theo đó Hội nhận bảo hiểm thêm các rủi ro nhƣ rủi ro về thân tàu; trách nhiệm của hội viên đối với tổn thất về nhiên liệu; trách nhiệm về cƣớc phí; mất tiền thuê tàu v.v... Quy tắc 3A: Bảo hiểm đặc biệt cho ngƣời thuê tàu và các bên liên quan (Special Cover for Charterers and Related Parties); Quy tắc 4: Bảo hiểm đặc biệt cho ngƣời cứu hộ (Special Cover for Salvors); Quy tắc tổng quát (Omnibus Rule).
Phần 2 của Quy tắc P & I Class 1 – 2002 là các quy định về miễn thƣờng, giới hạn, loại trừ và sự bảo đảm (Deductibles, Limitation, Exclusions and Warranties) từ Điều 6 đến Điều 23.
Phần 3 của Quy tắc P & I Class 1 – 2002 là các quy định về bồi thƣờng (Claims) từ Điều 24 đến Điều 29.
Phần 4 của Quy tắc P & I Class 1 – 2002 là các quy định về đăng ký và kết thúc bảo hiểm (Entry for and Cessser of Insurance) từ Điều 30 đến Điều 44.
Phần 5 của Quy tắc P & I Class 1 – 2002 là các quy định về phí bảo hiểm và tài chính (Calls and Finance) đƣợc quy định từ Điều 45 đến Điều 53.
Phần 6 của Quy tắc P & I Class 1 – 2002 là các quy định khác (Miscellaneous) đƣợc quy định từ Điều 54 đến Điều 60.
Các điều khoản quy định tại Quy tắc P & I Class 1 – 2002 đƣợc chi phối bởi luật và tập quán bảo hiểm hàng hải của Anh, cụ thể tại Điều 21 quy định: “Các quy tắc này của Hội và tất cả các hợp đồng bảo hiểm do Hội thực hiện đều đƣợc chi phối bởi và kết hợp với các quy định của Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906 và bất kỳ sửa đổi nào của nó trừ khi luật ấy và các sửa đổi ấy bị các quy tắc này hoặc bất kỳ điều khoản nào trong các hợp đồng bảo hiểm loại trừ. Không ảnh hƣởng gì đến các quy định chung của các quy tắc nói ở trên:
i) Các mục của Luật nêu trên liên quan đến việc khai báo và thông báo (mục 17 đến mục 20 và những mục về các quy định khác (mục 33 đến mục 41) đƣợc áp dụng cho mọi hợp đồng bảo hiểm giữa Hội viên và Hội;
ii) Hội không chịu trách nhiệm về bất kỳ trách nhiệm, tổn thất, phí tổn hoặc chi phí nào gây ra bởi hành động sai trái cố ý của Hội viên hoặc ngƣời quản lý của họ”.
Ngoài ra, Quy tắc P & I 2002 còn có các nhóm khác nhƣ: class 2- nhóm bảo hiểm cƣớc phí và biện hộ; class 3- nhóm đình công của thuỷ thủ và sỹ quan trên tàu; class 4-nhóm đình công ở cảng. Tuy nhiên, trong các nhóm này thì một phần do khả năng tiếp cận thị trƣờng Việt Nam của các Hiệp hội bảo hiểm nƣớc ngoài, một phần do nhu cầu thực tế cũng nhƣ hiệu quả của việc tham gia các nhóm này là chƣa thiết thực đối với các chủ tàu Việt Nam nên gần nhƣ thị trƣờng này chƣa đƣợc khai thác
và phát triển tại Việt Nam mà chủ yếu là áp dụng class 1 (nhóm 1), nhóm bảo vệ, bồi thƣờng và các rủi ro khác.
Thực tế tại Việt Nam từ trƣớc đến nay đối với tàu biển hoạt động tuyến nƣớc ngoài thì các chủ tàu của Việt Nam đều mua BHTNDSCT chủ yếu thông qua Bảo Việt; Bảo Minh hoặc Công ty Bảo hiểm Dầu khí thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, v.v... Sau đó, các Công ty bảo hiểm Việt Nam này lại tái bảo hiểm tại các Hiệp hội bảo hiểm của nƣớc ngoài, chủ yếu là tái bảo hiểm tại Hiệp hội BHTNDSCT miền tây nƣớc Anh (West of England - WOE). Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 42/2001 về hƣớng dẫn áp dụng Luật KDBH thì: “Trong trƣờng hợp tái bảo hiểm cho các DNBH ở nƣớc ngoài, DNBH phải tái bảo hiểm theo tỉ lệ 20% trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết cho Công ty tái bảo hiểm quốc gia. Việc giảm tỉ lệ tái bảo hiểm bắt buộc phù hợp với điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia” (Điều 22 Nghị định).
Đối với các tàu thuyền hoạt động trên sông hồ, vùng nội thủy và ven biển Việt Nam, các Công ty bảo hiểm Việt Nam nhận bảo hiểm theo quy tắc bảo hiểm của chính mình đƣợc ban hành dựa trên sự tham khảo Quy tắc P & I Class 1 – 2002. Chẳng hạn, Bảo Việt có Quy tắc BHTT, BHTNDSCT 2001 ban hành kèm theo Quyết định số 3582/BV/TT2000 ngày 22/11/2000 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam; Bảo Minh có Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với tàu, thuyền hoạt động trên sông hồ, vùng nội thuỷ và ven biển Việt Nam ban hành năm 1999.
Theo đó, trách nhiệm của bên bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm bao gồm:
Một là, trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba:
i. Trách nhiệm mà chủ tàu, thuyền phải gánh chịu theo luật pháp do tàu, thuyền đƣợc bảo hiểm gây ra, làm:
- Thiệt hại cầu cảng, đê đập, kè, cống, bè mảng, giàn đáy, công trình trên bờ hoặc dƣới nƣớc, cố định hoặc di động;
- Bị thƣơng hoặc thiệt hại tính mạng, tài sản của ngƣời thứ ba khác (không phải thuyền viên trên tàu, thuyền đƣợc bảo hiểm);
- Mất mát, hƣ hỏng hàng hoá, tài sản chuyên chở trên tàu, thuyền đƣợc bảo hiểm (loại trừ hƣ hỏng, mất mát do những hành vi ăn cắp hoặc thiếu hụt tự nhiên).
ii. Những chi phí thực tế phát sinh từ tai nạn của tàu, thuyền đƣợc bảo hiểm mà chủ tàu, thuyền phải chịu trách nhiệm dân sự theo luật pháp cũng nhƣ theo quyết định của Toà án gồm:
- Chi phí tẩy rửa ô nhiễm dầu, tiền phạt của chính quyền địa phƣơng và các khiếu nại về hậu quả do ô nhiễm gây ra;
- Chi phí thắp sáng, đánh dấu, phá huỷ, trục vớt, di chuyển xác tàu, thuyền đƣợc bảo hiểm bị đắm, theo yêu cầu của chính quyền địa phƣơng.
Trƣờng hợp trục vớt, di chuyển xác tàu, thuyền ngƣời đƣợc bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm khi chủ tàu tuyên bố từ bỏ tàu, thuyền:
- Chi phí cần thiết và hợp lý trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất, trợ giúp cứu nạn;
- Chi phí liên quan đến việc tố tụng, tranh chấp khiếu nại về trách nhiệm dân sự.
iii. Những khhoản chi phí mà chủ tàu, thuyền phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng theo luật pháp đối với:
- Thiệt hại về thân thể hoặc các tổn thất vật chất đối với thuỷ thủ, thuyền viên trên tàu, thuyền đƣợc bảo hiểm;
- Lƣơng và các khoản phụ cấp lƣơng hoặc trợ cấp của thuỷ thủ đoàn trong trƣờng hợp tàu, thuyền đƣợc bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ theo Bộ Luật lao động.
iv. Trách nhiệm đâm va bao gồm những chi phí phát sinh từ tai nạn đâm va giữa tàu, thuyền, đƣợc bảo hiểm với tàu, thuyền khác mà chủ tàu có trách nhiệm theo luật pháp phải bồi thƣờng cho ngƣời khác về:
a) Thiệt hại, hƣ hỏng trên tàu, thuyền khác hay tài sản trên tàu, thuyền ấy; b) Chậm trễ hay mất thời gian sử dụng tàu, thuyền khác hay tài sản trên tàu, thuyền ấy;
c) Tổn thất chung, cứu nạn hay cứu hộ theo hợp đồng của tàu, thuyền khác hay tài sản trên tàu, thuyền ấy;
d) Trục vớt, di chuyển hoặc phá huỷ xác tàu, thuyền ấy;
f) Tẩy, rửa ô nhiễm do tàu, thuyền ấy gây ra.
Hai là, trách nhiệm đối với các phương tiện do tàu lai kéo theo:
Ngƣời bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thƣờng các tổn thất gây ra cho những phƣơng tiện đƣợc lai dắt bởi tàu đƣợc bảo hiểm trong quá trình lai dắt, trừ những hàng hoá đƣợc chuyên chở trên những phƣơng tiện đó.
Ba là, trách nhiệm đối với hàng hoá chở trên tàu và/hoặc trên các phương tiện lai dắt theo:
Ngƣời bảo hiểm sẽ bồi thƣờng những trách nhiệm mà chủ tàu phải bồi thƣờng cho hàng hoá khi bị mất mát, hƣ hỏng (trừ trƣờng hợp do ăn cắp hay hao hụt tự nhiên) do sự cố tai nạn gây ra cho hàng hoá chở trên tàu đƣợc bảo hiểm và/hoặc trên các phƣơng tiện do tàu đƣợc bảo hiểm lai, dắt, là hậu quả trực tiếp của một trong những nguyên nhân sau đây:
g) Đâm va vào đá, vật thể ngầm cố định hoặc nổi, trôi (trừ bom, mìn, thuỷ lôi), cầu phà, đà, công trình đê đập, kè, cầu cảng;
h) Cháy nổ ngay trên tàu hay nơi khác gây tổn thất cho tàu đƣợc bảo hiểm; i) Vứt bỏ tài sản khỏi tàu để cứu tàu và/hoặc cứu ngƣời trong trƣờng hợp nguy hiểm;
j) Mất tích;
k) Động đất, sụt lở, núi lửa phun, mƣa đá hay sét đánh; l) Bão tố, sóng thần, gió lốc;
m) Tai nạn xảy ra trong lúc xếp, dỡ, di chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu, hoặc trong khi tàu, thuyền đang neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xƣởng.
Trong mọi trƣờng hợp tổng số tiền bồi thƣờng của ngƣời bảo hiểm về trách nhiệm dân sự đối với ngƣời thứ ba, và/hoặc trách nhiệm lai dắt, và/hoặc trách nhiệm đối với hàng hoá chở trên tàu đƣợc bảo hiểm cho mỗi vụ khiếu nại, không vƣợt quá số tiền bảo hiểm cho từng phần trách nhiệm tƣơng ứng mà chủ tàu tham gia bảo hiểm, đƣợc ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.
Bốn là, trách nhiệm bồi thường tổn thất đối với tàu được bảo hiểm xảy ra trong các trường hợp:
i. Khi thực hiện các nghĩa vụ hay các biện pháp cần thiết nhằm mục đích cứu sinh mạng trên biển, với điều kiện ngƣời đƣợc bảo hiểm có nghĩa vụ pháp lý đối với các chi phí đó và các chi phí đó không thể đòi lại đƣợc từ ngƣời thứ ba.
ii. Khi tàu đƣợc bảo hiểm đâm va với tàu cùng chủ hoặc cùng quyền quản lý, ngƣời đƣợc bảo hiểm vẫn có mọi quyền theo bảo hiểm này nhƣ thể chiếc tàu đó là hoàn toàn của một chủ tàu không có quyền lợi liên quan đến tàu đƣợc bảo hiểm. Nhƣng trong trƣờng hợp đó, trách nhiệm về đâm va hoặc số tiền phải trả cho dịch vụ đã cung ứng phải đƣợc ngƣời bảo hiểm đồng ý hay theo quyết định của Toà án.
Năm là, với điều kiện người được bảo hiểm phải thoả thuận trước và nộp thêm phí bảo hiểm theo yêu cầu của người bảo hiểm, người bảo hiểm nhận bảo hiểm và bồi thường trách nhiệm dân sự cả trong các trường hợp:
i. Có sự thay đổi về phạm vi hoạt động, lai dắt không theo tập quán. Về ngày khởi hành (trƣờng hợp bảo hiểm chuyến);
ii. Tàu đƣợc bảo hiểm là loại tàu biển pha sông đƣợc sử dụng vào hoạt động kinh doanh cần phải xếp, dỡ hàng hoá hoặc nguyên vật liệu ở biển từ tàu đƣợc bảo hiểm sang tàu khác hoặc từ tàu khác sang tàu đƣợc bảo hiểm.