Khái niệm hợp đồng bảo hiểm thân tàu:

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu trong lĩnh vực hàng hải (Trang 44)

Trƣớc khi đƣa ra khái niệm hợp đồng BHTT, chúng ta tìm hiểu một số định nghĩa về hợp đồng hàng hải nói chung theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nƣớc.

- BLDS Việt Nam năm 1995 quy định: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên. Theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bán bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên đƣợc bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” (Điều 571). Đây là khái niệm chung, mang tính chất nguyên tắc về hợp đồng bảo hiểm, trong đó có hợp đồng BHTT, hợp đồng BHTNDSCT.

- BLHH Việt Nam quy định: “Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng đƣợc ký kết giữa ngƣời bảo hiểm và ngƣời đƣợc bảo hiểm mà theo đó, ngƣời bảo hiểm thu phí do ngƣời đƣợc bảo hiểm trả và ngƣời đƣợc bảo hiểm đƣợc ngƣời bảo hiểm bồi thƣờng tổn thất của đối tƣợng bảo hiểm do các hiểm hoạ hàng hải gây ra theo mức độ và điều kiện đã thoả thuận với ngƣời bảo hiểm” (Điều 200).

- Luật KDBH quy định: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và DNBH, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, DNBH phải trả tiền bảo hiểm cho ngƣời thụ hƣởng hoặc bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” (Điều 12).

Nhƣ vậy, theo pháp luật Việt Nam thì hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng có đầy đủ các điều kiện cơ bản nhƣ:

+ Có sự thoả thuận tự nguyện giữa các bên;

+ Các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm là bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm có tƣ cách pháp lý hợp pháp;

+ Bên mua bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

ii. Theo quy định của pháp luật một số nước

- Theo quy định tại Điều 216 BLHH Trung Quốc năm 1992 thì: “Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là một hợp đồng theo đó ngƣời bảo hiểm cam kết nhƣ đã thoả thuận, bồi thƣờng tổn thất của đối tƣợng bảo hiểm và trách nhiệm của ngƣời đƣợc bảo hiểm do các hiểm hoạ đƣợc bảo hiểm gây ra và nhận phí bảo hiểm do ngƣời đƣợc bảo hiểm trả; hiểm hoạ đƣợc bảo hiểm là bất kỳ hiểm hoạ hàng hải nào đƣợc thoả thuận giữa ngƣời bảo hiểm và ngƣời đƣợc bảo hiểm, kể cả các hiểm hoạ xảy ra trong vùng nội thuỷ hoặc trên đất liền liên quan đến hành trình đƣờng biển”.

- Bộ luật thƣơng mại hàng hải Ucraina năm 1995 định nghĩa về hợp đồng nhƣ sau: “Theo hợp đồng bảo hiểm hàng hải (hợp đồng), ngƣời bảo hiểm phải cam kết bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm hoặc ngƣời hƣởng lợi từ việc ký hợp đồng về những hƣ hỏng hoặc mất mát do những nguy hiểm hoặc sự cố (tai nạn đƣợc bảo hiểm) mà ngƣời đƣợc bảo hiểm nêu ra và nằm trong phạm vi hợp đồng để hƣởng phí bảo hiểm theo quy định” (Điều 239). Trên cơ sở định nghĩa về hợp đồng, Điều 244 quy định về hợp đồng bảo hiểm: “Ngƣời bảo hiểm cam kết phát hành theo yêu cầu của ngƣời đƣợc bảo hiểm, một chứng từ do ngƣời bảo hiểm ký bao hàm các điều kiện của một hợp đồng bảo hiểm hàng hải (đơn, chứng thƣ bảo hiểm...)”.

- Theo MIA 1906 thì: “Một hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng mà ngƣời bảo hiểm cam kết bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm theo cách thức và mức độ thoả thuận về những tổn thất hàng hải, nghĩa là những tổn thất xảy ra đối với hành trình đƣờng biển” (Điều 1) còn khái niệm về một hành trình đƣờng biển đƣợc định nghĩa nhƣ sau:

“a) Bất kỳ một tàu nào, hàng nào hoặc những động sản khác có nguy cơ bị những rủi ro hàng hải. Những tài sản đó theo luật này là: “tài sản bảo hiểm”;

b) Việc thu đƣợc hay kiểm đƣợc tiền cƣớc, tiền về hành khách, hoa hồng, tiền lãi hoặc lợi nhuận khác tính bằng tiền hoặc việc đảm bảo bất kỳ một khoản tiền ứng trƣớc nào, tiền cho vay hoặc các chi phí bị dẫn tới nguy hiểm cho tài sản bảo hiểm ở tình trạng có rủi ro hàng hải;

c) Bất kỳ trách nhiệm nào đối với ngƣời thứ ba cũng có thể do ngƣời chủ hàng hoặc ngƣời khác có liên quan hoặc có trách nhiệm về tài sản bảo hiểm cáng đáng vì rủi ro hàng hải gây ra;

Rủi ro hàng hải” có nghĩa là những rủi ro do hậu quả của việc lái tàu hoặc xảy ra trong việc lái tàu ở biển gây ra, nghĩa là những rủi ro ở biển, cháy, rủi ro chiến tranh, cƣớp biển, trộm cƣớp, bắt giữ, câu lƣu và câu thúc của vua chúa và nhân dân, vứt hàng xuống biển, hành vi phi pháp và bất kỳ những rủi ro nào khác, những rủi ro thuộc loại tƣơng tự hoặc những rủi ro có thể do hợp đồng quy định rõ ràng” (Điều 3).

Mặc dù cách diễn đạt khác nhau song về cơ bản pháp luật của các nƣớc cũng nhƣ pháp luật của Việt Nam quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải đều có những

nội dung tƣơng tự nhau, ví dụ đề trên cơ sở tự nguyện thoả thuận giữa bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm và bên bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thƣờng cho những tổn thất đối với đối tƣợng bảo hiểm trong phạm vi rủi ro, hiểm hoạ đƣợc bảo hiểm đối với một hành trình đƣờng biển đã đƣợc hai bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, v.v...

BHTT thuộc loại bảo hiểm hàng hải nên pháp luật Việt Nam cũng nhƣ pháp luật các nƣớc không có định nghĩa riêng về loại hợp đồng này. Tuy nhiên, từ các định nghĩa chung trên ta có thể rút ra khái niệm cho hợp đồng BHTT nhƣ sau: “Hợp đồng BHTT là hợp đồng đƣợc thoả thuận ký kết giữa ngƣời bảo hiểm và ngƣời đƣợc bảo hiểm, theo đó ngƣời bảo hiểm thu phí BHTT do ngƣời đƣợc bảo hiểm trả và ngƣời đƣợc bảo hiểm đƣợc ngƣời bảo hiểm bồi thƣờng những tổn thất do những hiểm hoạ bảo hiểm gây ra cho đối tƣợng bảo hiểm trong hành trình bảo hiểm”.

Nhƣ vậy, hợp đồng BHTT có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng BHTT. Theo quy định của pháp luật hàng hải Việt Nam, cụ thể tại điều 201 thì: “Đối tƣợng của hợp đồng BHTT là tàu biển, tiền cƣớc vận chuyển, tiền công vận chuyển hành khách, tiền thuê tàu, tiền thuê - mua tàu, chi phí tổn thất chung và các khoản tiền đƣợc bảo đảm bằng tàu hoặc tiền cƣớc vận chuyển; tàu đang đóng”.

Nhƣ vậy, phạm vi đối tƣợng BHTT đƣợc pháp luật Việt Nam quy định tƣơng đối rộng. MIA 1906 quy định về đối tƣợng của bảo hiểm hàng hải nhƣ sau: “Theo những quy định của luật này, mọi hành trình hàng hải hợp pháp đều có thể là đối tƣợng của một hợp đồng bảo hiểm hàng hải” (khoản 1 Điều 3), còn theo quy định tại khoản 2 Điều 3, MIA 1906 thì: “Bất kỳ một tàu nào, hàng nào hoặc những động sản khác có nguy cơ bị những rủi ro hàng hải. Những tài sản đó theo luật này là tài sản bảo hiểm”;

Theo quy định tại điều 219 Bộ luật hàng hải Trung Quốc 1992 thì đối tƣợng của BHTT bao gồm: “Toàn bộ giá trị thân tàu, máy móc, trang thiết bị trên tàu, nhiên liệu, vật phẩm dự trữ, lƣơng thực, thực phẩm, phụ tùng, nƣớc ngọt cũng nhƣ phí bảo hiểm”;

Nhƣ vậy, so với pháp luật hàng hải của các nƣớc thì pháp luật bảo hiểm hàng hải Việt Nam quy định đối tƣợng bảo hiểm hàng hải nói chung và đối tƣợng BHTT nói riêng là tƣơng đối phù hợp. Do đó, trong dự thảo sửa đổi, bổ sung BLHH Việt Nam giữ nguyên quy định này.

Thứ hai, chủ thể của hợp đồng BHTT. Chủ thể của hợp đồng BHTT là các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm. Thông thƣờng và chủ yếu các bên trong quan hệ hợp đồng BHTT là các pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh. Do vậy, mà hợp đồng BHTT thƣờng là các hợp đồng kinh tế. Theo quy định tại PLHĐKT năm 1989 thì: “Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình”.

- Điều 2 PLHĐKT quy định: “Hợp đồng kinh tế là hợp đồng đƣợc ký kết giữa các bên sau: a) Pháp nhân với pháp nhân; b) Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật”.

Trong hợp đồng BHTT bên mua bảo hiểm có thể là pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh để kịp thời khắc phục thiệt hại lớn do những rủi ro bất thƣờng xảy ra, các hoanh nghiệp tàu biển thƣờng mua bảo hiểm cho đội tàu biển của mình. Bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho chính tàu biển thuộc sở hữu của mình nhƣng cũng có thể mua bảo hiểm cho đối tƣợng thuộc sở hữu của ngƣời khác hoặc vì quyền lợi của ngƣời thứ ba. Trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm cũng có hợp đồng đƣợc ký kết giữa hai hoanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với nhau (hợp đồng tái bảo hiểm).

Bên bảo hiểm là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đƣợc thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật và ký hợp đồng bảo hiểm nhằm mục đích kinh doanh. Theo Luật KDBH thì ở Việt Nam có các loại hình DNBH nhƣ: DNBH Nhà nƣớc; công ty cổ phần bảo hiểm; tổ chức bảo hiểm tƣơng hỗ; DNBH liên doanh; DNBH 100% vốn nƣớc ngoài, v.v...

Thứ ba, cách thức ký kết hợp đồng BHTT. Vấn đề thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, Điều 11 PLHĐKT năm 1989 quy định: “Hợp đồng kinh tế đƣợc coi là đã hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm các bên đã ký vào văn bản hoặc từ khi bên nhận tài liệu giao dịch thể hiện sự thoả thuận về tất cả các điều khoản chủ yếu của hợp đồng”.

Điều 21 PLHĐKT năm 1989: “Các bên có quyền ký kết các văn bản, phụ lục hợp đồng kinh tế để chi tiết hoá và cụ thể hoá các điều khoản của hợp đồng kinh tế. Nội dung của hợp đồng không đƣợc khác với nội dung của hợp đồng kinh tế. Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, các bên có quyền ký văn bản bổ sung những điều khoản mới thoả thuận vào hợp đồng kinh tế”.

Nhƣ vậy, PLHĐKT có những quy định chung nhất về ký kết hợp đồng kinh tế, về quyền ký phụ lục hợp đồng, về thoả thuận bổ sung mới vào hợp đồng chính. Các thoả thuận đó đều có giá trị pháp lý nhƣ hợp đồng chính nếu nó đƣợc thoả thuận đúng trình tự và không trái với nội dung hợp đồng chính. Khi ký hợp đồng BHTT các bên ký kết cũng phải tuân thủ những quy định này, nếu pháp luật về bảo hiểm không có quy định khác.

- Theo quy định tại Nghị định 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trƣởng quy định chi tiết thi hành PLHĐKT thì: “Mỗi bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế chỉ cần một đại diện ký hợp đồng kinh tế” (Điều 5); hoặc “a) Hợp đồng kinh tế đƣợc cả hai bên cùng ký hoặc một bên ký trƣớc, bên khác ký sau nhƣng cùng ký trên một văn bản; b) Hợp đồng kinh tế đƣợc ký kết bằng tài liệu giao dịch nhƣ văn bản, điện báo, đơn đặt hàng, những loại hợp đồng kinh tế mà pháp luật quy định phải đăng ký thì không đƣợc áp dụng cách ký kết theo chế định uỷ quyền” (Điều 7).

- Theo BLHH Việt Nam tại Điều 203 quy định: “Theo yêu cầu của ngƣời đƣợc bảo hiểm, ngƣời bảo hiểm có nghĩa vụ cấp đơn cho ngƣời đƣợc bảo hiểm. Đơn bảo hiểm là bằng chứng về việc ký kết hợp đồng (khoản 1); trƣớc khi cấp đơn bảo hiểm, ngƣời bảo hiểm có nghĩa vụ cấp cho ngƣời đƣợc bảo hiểm giấy chứng nhận về việc ký kết hợp đồng, nếu ngƣời đó yêu cầu (khoản 2)”;

- Theo quy định của Luật KDBH thì hợp đồng bảo hiểm đƣợc xác lập trong các trƣờng hợp sau:

+ DNBH cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho ngƣời đƣợc bảo hiểm;

+ DNBH cấp mẫu đơn bảo hiểm, đại diện hợp pháp của ngƣời đƣợc bảo hiểm cung cấp các thông tin ghi trong mẫu đơn và ký tên;

+ DNBH và ngƣời đƣợc bảo hiểm xác nhận việc tham gia quan hệ bảo hiểm bằng telex, fax, và các hình thức hợp pháp khác;

Nếu không có thoả thuận khác, hợp đồng bảo hiểm phát sinh quyền và nghĩa vụ khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm.

Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì quy trình ký kết hợp đồng BHTT có thể qua các bƣớc chủ yếu sau:

Bƣớc 1: Đề xuất nhu cầu bảo hiểm;

Bƣớc 2: Cấp đơn bảo hiểm. DNBH căn cứ vào giấy yêu cầu bảo hiểm (đơn bảo hiểm) cấp cho ngƣời đƣợc bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm;

Bƣớc 3: Nộp phí bảo hiểm;

Thứ tư, về các hiểm hoạ được bảo hiểm.

Vấn đề này BLHH Việt Nam cũng nhƣ Luật KDBH và các văn bản hƣớng dẫn đều không định nghĩa một cách rõ ràng. Tuy nhiên, vấn đề này đã đƣợc đề cập tại các quy tắc bảo hiểm của các DNBH Việt Nam, nhƣ quy tắc BHTT, BHTNDSCT của Bảo Việt (2001), của Bảo Minh (1999), nếu nhận bảo hiểm cho tàu thuyền hoạt động tại vùng sông, hồ, ven biển Việt Nam. Thực tiễn Bảo Việt, Bảo Minh và các DNBH Việt Nam khi nhận bảo hiểm cho tàu, thuyền hoạt động ở tuyến quốc tế thƣờng các bên thoả thuận áp dụng Quy tắc ITC 1995, Quy tắc P & I Class 1 – 2002, trong đó quy định rõ phạm vi các hiểm hoạ đƣợc bảo hiểm, cụ thể các hiểm hoạ đƣợc bảo hiểm bao gồm:

“- Hiểm hoạ của biển, sông, hồ hoặc các vùng nƣớc có thể hoạt động đƣợc; - Hoả hoạn, nổ;

- Cƣớp bạo động bởi những ngƣời ngoài tàu; - Vứt bỏ xuống biển;

- Cƣớp biển;

- Va chạm với phƣơng tiện chuyên chở, trang bị hay thiết bị bến hay cảng; - Động đất, núi lửa phun hay sét đánh;

- Tai nạn trong khi bốc dỡ hoặc chuyển dịch hàng hoá hay nhiên liệu; - Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc ẩn tỳ trong máy móc hay thân tàu; - Bất cẩn của Thuyền trƣởng, sỹ quan, thuỷ thủ hay hoa tiêu;

- Bất cẩn của ngƣời sửa chữa hay thuê tàu với điều kiện ngƣời sửa chữa hay ngƣời thuê tàu ấy không phải là ngƣời đƣợc bảo hiểm;

- Manh động của thuyền trƣởng, sỹ quan hay thuỷ thủ;

- Va chạm với máy bay, máy bay trực thăng hoặc vật tƣơng tự hoặc các vật rơi từ đó;

Với điều kiện là tổn thất hay tổn hại ấy không do thiếu mẫn cán hợp lý của người được bảo hiểm, chủ tàu, người quản lý hay giám sát viên hoặc bất kỳ người quản lý nào của họ ở trên bờ” (Điều 6).

Nhƣ vậy, pháp luật Việt Nam chƣa có quy định thống nhất về các hiểm hoạ đƣợc bảo hiểm hoặc hiểm hoạ không đƣợc bảo hiểm, đặc biệt khái niệm hiểm hoạ đƣợc bảo hiểm cũng chƣa đƣợc định nghĩa một cách rõ ràng. Về vấn đề này pháp luật của các nƣớc định nghĩa rất rõ. Ví dụ Luật hàng hải của Trung Quốc, tại điều 216 quy định: “Hiểm hoạ được bảo hiểm là bất kỳ hiểm hoạ bảo hiểm nào đƣợc thoả thuận giữa ngƣời bảo hiểm và ngƣời đƣợc bảo hiểm kể cả các hiểm hoạ xảy ra trong vùng nội thuỷ hay trên đất liền liên quan đến hành trình đƣờng biển” hoặc theo quy định của MIA 1906 tại đoạn 2 điểm c khoản 2 điều 3 quy định: “Rủi ro hàng hải có nghĩa là những rủi ro do hậu quả của việc lái tàu hoặc xảy ra trong việc lái tàu ở biển gây ra, nghĩa là những rủi ro ở biển, cháy, rủi ro chiến tranh, cƣớp

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu trong lĩnh vực hàng hải (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)