BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ TÀU
Đặc trƣng của pháp luật về BHTT, BHTNDSCT xuất phát từ những đặc trƣng của lĩnh vực hàng hải thuộc đối tƣợng điều chỉnh của ngành luật hàng hải. Với những tính chất đan xen, pha trộn và phức tạp của lĩnh vực hàng hải – một lĩnh vực mang tính chất tập quán quốc tế phổ biến đã tạo nên những đặc trƣng riêng có của lĩnh vực bảo hiểm hàng hải. Do vậy, pháp luật BHTT, BHTNDSCT có một số đặc trƣng cơ bản sau:
Thứ nhất, có lịch sử hình thành sớm nhất trong số các loại hình bảo hiểm: Trƣớc đó – ngay từ thời tiền sử đã có những yếu tố manh nha cho sự ra đời của lĩnh
vực bảo hiểm song phải chờ đến thời Trung Cổ khi xuất hiện của hình thức cho vay mạo hiểm với những yếu tố hành trình dài ngày trên biển, đã hội đủ các điều kiện cho sự ra đời của ngành bảo hiểm hàng hải. Do đó, bảo hiểm hàng hải là hình thức bảo hiểm đầu tiên, chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải cổ nhất đƣợc ký vào ngày 23/10/1347 tại Gonoa (Italia), bảo hiểm cho tàu buôn Santaclara trong hành trình từ Genoa đi đến quần đảo Majoca thuộc Tây Ban Nha. Bảo hiểm hàng hải bắt đầu từ miền bắc Italia, sau đó phát triển sang Anh. Nƣớc Anh là nƣớc có nền ngoại thƣơng phát triển nên bảo hiểm càng phát triển sớm và đầy đủ hơn, ngay từ thế kỷ 17 Anh đã có mẫu đơn về bảo hiểm tàu và hàng (Lloyd’s SG form) vẫn đƣợc áp dụng cho đến ngày nay 3; tr.15 .
Thứ hai, pháp luật về BHTT, BHTNDSCT thường mang yếu tố kỹ thuật, kinh tế – tài chính, ngoại thương hơn là mang yếu tố pháp lý thuần tuý. Điều này xuất phát từ đặc điểm của nghiệp vụ kinh doanh BHTT, BHTNDSCT. Ví dụ cách tính phí bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm; cách đánh giá mức độ tổn thất và phƣơng thức bồi thƣờng; vấn đề định lƣợng hoá những hƣ hỏng, thiệt hại đối với con tàu và đối với bên thứ ba; khi đánh giá một con tàu có đủ khả năng đi biển hay không cần xem xét đến các yếu tố kỹ thuật của máy móc hay trong đánh giá mức độ hao mòn tự nhiên, tuổi thọ của con tàu, v.v... đòi hỏi sự phối kết hợp của nhiều lĩnh vực khoa học nhƣ hàng hải, cơ khí máy tàu, vật lý, điện, cơ học, hải dƣơng học, v.v...
Thứ ba, pháp luật về BHTT, BHTNDSCT thường được luật hoá từ tập quán, thông lệ quốc tế, trong đó, đặc biệt và chủ yếu là luật lệ và tập quán bảo hiểm hàng hải của Anh. Vì luật bảo hiểm hàng hải của Anh 1906 là luật đƣợc nhiều quốc gia áp dụng trong hoạt động bảo hiểm hàng hải. Ở Việt Nam hầu hết các đơn bảo hiểm hàng hải là mẫu đơn của Hiệp hội bảo hiểm Luân đôn mà luật áp dụng là MIA 1906. Ví dụ BLHH Việt Nam Chƣơng XVI về hợp đồng bảo hiểm hàng hải đƣợc ban hành dựa trên cơ sở tham khảo và vận dụng MIA 1906 và các quy tắc bảo hiểm của các doanh nghiệp, hiệp hội bảo hiểm Việt Nam nhƣ Quy tắc bảo hiểm của Bảo Việt 2001, Bảo Minh năm 1999 đều đƣợc ban hành dựa trên cơ sở tham khảo Quy tắc ITC 1995; Quy tắc P & I Class 1 - 2002.
Thứ tư, pháp luật về BHTT, BHTNDSCT mang tính chất quốc tế phổ biến. Tàu biển thƣờng hoạt động trên phạm vi rộng, ngoài các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển ra thì tàu biển còn tham gia hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế. Kéo theo đó các sự kiện bảo hiểm cũng thƣờng xảy ra ở các vùng biển ngoài phạm vi mà tàu thuyền đó mang cờ. Vì vậy mà có nhiều hệ thống pháp luật của các nƣớc khác nhau cùng tham gia điều chỉnh một sự kiện bảo hiểm. Nên khi giải quyết một vụ việc về BHTT, BHTNDSCT chúng ta thƣờng phải tính đến pháp luật của các nƣớc khác cùng điều chỉnh và phải xem xét cả đến thông lệ, pháp luật, tập quán bảo hiểm hàng hải quốc tế.
Thứ năm, những điều khoản của đơn bảo hiểm hàng hải (The Form of the Policy), các mẫu đơn bảo hiểm hàng hải ngày càng được tiêu chuẩn hoá một cách rộng rãi. Pháp luật bảo hiểm hàng hải dựa trên cơ sở quy phạm tập quán. Trong đó, học viện Lloyd’s của những nhà bảo hiểm thành lập năm 1884 chịu trách nhiệm về phần lớn các chƣơng trình tiêu chuẩn hoá bảo hiểm và từ đó, nhiều điều khoản của bảo hiểm đƣợc gọi là những điều khoản bảo hiểm của viện Lloyd’s. Mẫu đơn thƣờng dùng cho các thoả thuận hàng hải luôn kèm theo một số điều khoản cụ thể mà các bên liên quan muốn thực hiện. Tính chuẩn hoá trong các mẫu đơn bảo hiểm càng cao thì đòi hỏi sự am hiểu và nắm vững các thông lệ, tập quán bảo hiểm hàng hải quốc tế, đặc biệt những điều cam kết “ngầm” mang tính chất ngụ ý đòi hỏi các bên phải biết và thực hiện một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, đây là vấn đề còn khá mới mẻ đối với thực tiễn kinh doanh bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam.
Thứ sáu, chưa có sự thống nhất quốc tế cao về pháp luật về bảo hiểm hàng hải. Hiện nay, chƣa có các công ƣớc quốc tế chuyên biệt về lĩnh vực bảo hiểm hàng hải mà các quy tắc của thị trƣờng bảo hiểm hàng hải có uy tín thƣờng đƣợc áp dụng một cách rộng rãi và mang tính quốc tế cao. Điều này một phần do sự thành lập các trung tâm bảo hiểm ổn định trên cả hai lĩnh vực là bảo hiểm trực tiếp và tái bảo hiểm nên đã chiếm ƣu thế trên thị trƣờng bảo hiểm, mặt khác do việc sử dụng quen thuộc các đơn bảo hiểm do các thị trƣờng bảo hiểm chính, uy tín xây dựng nên đã trở thành các mẫu tiêu chuẩn cho bảo hiểm hàng hải 15; tr . Tuy nhiên, mỗi nƣớc khác nhau có trình độ nhận thức, có nền hàng hải phát triển ở các mức độ khác nhau nên khi vận dụng các quy tắc bảo hiểm hàng hải của các nƣớc phát triển vào từng
nƣớc cụ thể cũng phải trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc và hệ thống pháp luật hiện hành của quốc gia đó.
1.6 CƠ SỞ PHÁP Lí CỦA BẢO HIỂM THÂN TÀU, BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ TÀU
1.6.1Cơ sở pháp lý trong nước
Cơ sơ pháp lý trong nƣớc của BHTT, BHTNDSCT trong lĩnh vực hàng hải đƣợc hiểu đó là hệ thống các văn bản pháp luật do các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền của Việt Nam ban hành đƣợc sử dụng để điều chỉnh quan hệ về BHTT và BHTNDSCT. Quy trình của BHTT, BHTNDSCT bao gồm: giao kết hợp đồng bảo hiểm, thực hiện hợp đồng bảo hiểm và bồi thƣờng, giải quyết tranh chấp (nếu có). Lĩnh vực bảo hiểm hàng hải nói chung và BHTT, BHTNDSCT nói riêng là lĩnh vực bảo hiểm có tính đặc thù và tƣơng đối phức tạp. Do vậy, các văn bản pháp luật điều chỉnh chúng cũng đa dạng, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, do nhiều cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc khác nhau ban hành. Do đó cơ sở pháp lý trong nƣớc mà luận văn đề cập đến bao gồm:
- Văn bản pháp luật chung, mang tính nguyên tắc nền tảng: BLDS 1995; - Văn bản pháp luật quy định về nội dung quyền và nghĩa vụ các bên, hình thức, tƣ cách chủ thể ký hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, v.v... : BLHH Việt Nam 1990, PLHĐKT 1989, Luật KDBH và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, v.v...
- Văn bản pháp luật quy định về các loại rủi ro thuộc hoặc không thuộc phạm vi các hiểm hoạ đƣợc bảo hiểm: Quy tắc bảo hiểm do các Hiệp hội bảo hiểm ban hành đƣợc các bên thoả thuận áp dụng nhƣ Quy tắc bảo hiểm thân tàu đối với tàu thuyền hoạt động trên sông hồ, vùng nội thuỷ và vựng biển của Việt Nam (của Bảo Minh năm 1999 hoặc của Bảo Việt năm 2001), Điều khoản rủi ro chiến tranh đối với tàu thuyền hoạt động trên hồ, vùng nội thuỷ và vùng biển Việt Nam (của Bảo Minh 1999 hoặc của Bảo Việt năm 2001), v.v...
- Văn bản pháp luật về đăng ký tàu biển, thuyền viên, cấp các chứng chỉ thuyền viên: BLHH Việt Nam 1990, Nghị định số 91/CP ngày 23/8/1997 của
một số điều bởi Nghị định số 23/2001/NĐ-CP ngày 30/5/2001, Quyết định số 1387/1998/QĐ-BGTVT ngày 03/6/1998 ban hành Quy chế huấn luyện - cấp chứng chỉ chuyên môn và đảm nhiệm chức danh thuyền viên trên tàu biển Việt Nam, Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 28/01/1998 của Chính phủ về quản lý mua bỏn tàu biển, v.v...
- Văn bản pháp luật về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực hàng hải: Quyết định số 203/TTg ngày 28/12/1992 v/v ban hành quy chế tổ chức và hoạt động đăng kiểm tàu biển tại Việt Nam, Quyết định số 204/TTg ngày 28/12/1992 v/v ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn hàng hải Việt Nam, Quyết định số 639/QĐ-TTg ngày 12/8/1997 về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ Hàng hải; Quyết định số 269/2003/QĐ-TTg ngày 22/12/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục hàng hải Việt Nam, Nghị định số 160/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ về quản lý hoạt động hàng hải tại Cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam, v.v...
- Văn bản pháp luật về giải quyết tranh chấp BHTT, BHTNDSCT: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại năm 2003 và Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC ngày 01/7/2004.
Sự phân loại cơ sở pháp lý nêu trên chỉ mang tính chất tƣơng đối và minh hoạ, còn muốn xác định chính xác quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm kết luận một sự cố, tai nạn nào đó có thuộc phạm vi hiểm hoạ đƣợc bảo hiểm hay không thì phải tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện, đồng bộ và cụ thể các quy định pháp luật Việt Nam về BHTT, BHTNDSCT trong mối liên hệ đan xen, so sánh, đối chiếu với các văn bản pháp luật khác có liên quan nhằm tìm ra những điều khoản, văn bản pháp lý sát nhất, phù hợp nhất với sự việc thực tế đã xảy ra. Đôi khi việc áp dụng các quy định của pháp luật cũng phải trên cơ sở những án lệ, những vụ việc cụ thể thực tế đã xảy ra và đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng những quyết định, bản án thấu tình đạt lý, đã có hiệu lực pháp luật.
1.6.2 Cơ sở pháp lý quốc tế và nước ngoài
Cơ sở pháp lý quốc tế và nƣớc ngoài đƣợc hiểu đó là những văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật nƣớc ngoài về hàng hải, bảo hiểm hàng hải đƣợc áp dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa các bên trong hợp đồng BHTT, BHTNDSCT hoặc đƣợc áp dụng nhằm mục đích đảm bảo trật tự, an toàn hàng hải.
Văn bản pháp luật quốc tế có thể đƣợc áp dụng bao gồm: - Công ƣớc luật biển 1982;
- Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng và bổ sung sửa đổi 2002 của Solas (ISPS Code);
- Công ƣớc về tổ chức hàng hải quốc tế 1948;
- Công ƣớc quốc tế về an toàn sinh mạng con ngƣời trên biển 1974, đã đƣợc sửa đổi bởi Nghị định thƣ 1988
- Công ƣớc quốc tế về mạn khô tàu biển 1966, đã đƣợc sửa đổi bởi Nghị định thƣ 1988;
- Công ƣớc quốc tế về đo dung tích tàu biển 1969;
- Công ƣớc quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra 1973, đã đƣợc sửa đổi bởi Nghị định thƣ 1978;
- Công ƣớc quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đƣờng biển (Hague Rules) ký tại Brussels ngày 25/8/1924;
- Công ƣớc quốc tế về vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển (Hamburg Rules) 1978, v.v...
Để thực hiện tốt nghĩa vụ quốc gia thành viên của các Công ƣớc quốc tế (Pacta Sunt Servanda) mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập lĩnh vực pháp luật về bảo hiểm hàng hải của Việt Nam vào thị trƣờng bảo hiểm hàng hải quốc tế, đòi hỏi các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền của Việt Nam cũng nhƣ các bên trong quan hệ hợp đồng BHTT, BHTNDSCT phải triệt để tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, tập quán quốc tế về hàng hải, bảo hiểm hàng hải.
Xuất phát từ một thực tế là đa số các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam, các bên thƣờng thoả thuận áp dụng pháp luật và tập quán bảo hiểm hàng hải của Anh, mà cụ thể là MIA 1906, Quy tắc ITC 1995, Quy tắc P & I Class 1 – 2002 để thiết lập, thực hiện giao dịch hợp đồng BHTT, BHTNDSCT. Do vậy, khi đó pháp luật nƣớc ngoài đƣợc các bên thoả thuận áp dụng là cơ sở pháp lý để điều chỉnh quyền, nghĩa vụ và giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp đồng BHTT, BHTNDSCT, nếu pháp luật nƣớc ngoài đó không trái với pháp luật Việt Nam.
CHƢƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO DỊCH BẢO HIỂM THÂN TÀU, BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
CHỦ TÀU
Theo quy định của BLDS 1995 thì: “Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phƣơng hoặc hợp đồng của cá nhân, pháp nhân và của các chủ thể khác nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 130). Tuy nhiên, xuất phát từ tính chất phức tạp của lĩnh vực bảo hiểm hàng hải nói chung, BHTT, BHTNDSCT nói riêng mà thực tiễn thông lệ bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam cũng nhƣ quốc tế thƣờng các giao dịch bảo hiểm hàng hải đƣợc thiết lập với nhau bằng văn bản, hợp đồng là phổ biến. Nên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu giao dịch BHTT, BHTNDSCT dƣới hình thức hợp đồng bảo hiểm bằng văn bản.
2.1 HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THÂN TÀU
2.1.1 Khái niệm hợp đồng bảo hiểm thân tàu
Trƣớc khi đƣa ra khái niệm hợp đồng BHTT, chúng ta tìm hiểu một số định nghĩa về hợp đồng hàng hải nói chung theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nƣớc.
- BLDS Việt Nam năm 1995 quy định: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên. Theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bán bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên đƣợc bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” (Điều 571). Đây là khái niệm chung, mang tính chất nguyên tắc về hợp đồng bảo hiểm, trong đó có hợp đồng BHTT, hợp đồng BHTNDSCT.
- BLHH Việt Nam quy định: “Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng đƣợc ký kết giữa ngƣời bảo hiểm và ngƣời đƣợc bảo hiểm mà theo đó, ngƣời bảo hiểm thu phí do ngƣời đƣợc bảo hiểm trả và ngƣời đƣợc bảo hiểm đƣợc ngƣời bảo hiểm bồi thƣờng tổn thất của đối tƣợng bảo hiểm do các hiểm hoạ hàng hải gây ra theo mức độ và điều kiện đã thoả thuận với ngƣời bảo hiểm” (Điều 200).
- Luật KDBH quy định: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và DNBH, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, DNBH phải trả tiền bảo hiểm cho ngƣời thụ hƣởng hoặc bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” (Điều 12).
Nhƣ vậy, theo pháp luật Việt Nam thì hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng có đầy đủ các điều kiện cơ bản nhƣ:
+ Có sự thoả thuận tự nguyện giữa các bên;
+ Các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm là bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm có tƣ cách pháp lý hợp pháp;