Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy toán tổ hợp lớp 11 trung học phổ thông nhằm phát huy năng lực học tập của học sinh (Trang 95)

10. Cấu trúc của luận văn

3.5.Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm

Theo kết quả kiểm tra trước và sau khi thực nghiệm ở hai lớp 11B3 và 11 B2, ta có nhận xét sau:

Ở lớp đối chứng 11 B2, trước và sau khi thực nghiệm, số bài kiểm tra đạt điểm giỏi chỉ tăng lên 1 bài trong khi đó số bài kiểm tra đạt loại khá giảm đi từ 4,25% đến 8,51% còn số bài kiểm tra đạt loại trung bình và yếu tăng lên khá nhiều. Tìm hiểu chúng tôi được biết, do thời gian theo phân phối chương trình dành cho toán tổ hợp quá ít trong khi nội dung này rất mới và khó nên giáo viên với phương pháp giảng dạy chủ yếu là truyền đạt kiến thức không phát huy được năng lực học tập cho học sinh. Bản thân học sinh thấy nội dung này rắc rối, khó hiểu, thậm chí còn nhầm lẫn và làm sai nhưng không biết sai

91

ở đâu. Một số tiết học học sinh trung bình và yếu còn uể oải chưa chú ý vào bài học, không phải làm việc tập thể, không bị giao trách nhiệm nên một số em còn tư tưởng mặc kệ. Chính vì vậy kết quả đạt được còn thấp. Kết quả kiểm tra và phỏng vấn ở lớp đối chứng cho thấy toán tổ hợp là một nội dung khó với đa số học sinh phổ thông, nếu giáo viên không có sự đầu tư công sức vào bài giảng, không có sự đổi mới phương pháp dạy thì không thể mang lại hiệu quả giảng dạy cao, kết quả học tập của đa số học sinh sẽ có chiều hướng giảm sút khi học nội dung toán học này. Việc phát huy năng lực học tập của mỗi học sinh càng trở nên khó khăn.

Ở lớp 11B3, sau khi học theo chương trình thực nghiệm, thì có 3 học sinh đã vươn được từ loại khá lên loại giỏi, 4 học sinh vươn được từ trung bình lên khá, 2 học sinh vươn được từ yếu lên trung bình. Tuy kết quả này vẫn còn khiêm tốn nhưng bước đầu chứng tỏ việc vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy nội dung khó như toán tổ hợp là phát huy được năng lực học tập của học sinh. Phỏng vấn học sinh ở lớp thực nghiệm, các em cho biết với phương pháp dạy học này của thầy cô các em biết cách đọc tài liệu, đọc sách tham khảo để nâng cao kiến thức của mình, học với phiếu học tập rất thú vị, các em có thể bàn luận trao đổi và trắc nghiệm kiến thức, việc tập làm dự án khiến mỗi học sinh đều được giao việc tận tay nên các em đều thấy mình phải có trách nhiệm hoàn thành công việc và góp phần tạo nên sản phẩm tốt nhất cho nhóm để thi đua với các nhóm khác. Từ đó phát huy được năng lực học tập của mỗi học sinh.

Thông qua so sánh kết quả học tập và phỏng vấn thầy cô và học sinh của hai lớp, ta thấy được việc vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy toán tổ hợp ở trường phổ thông mang lại hiệu quả thiết thực là năng lực học tập của học sinh được nâng cao, phát huy được tiềm năng trí tuệ và hình thành được phẩm chất tự học suốt đời cho học sinh. Trong điều kiện xã hội đã phát triển như hiện nay thì việc thực hiện được một số phương pháp dạy học này là hoàn toàn khả thi.

92

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy toán tổ hợp lớp 11 trung học phổ thông nhằm phát huy năng lực học tập của học sinh (Trang 95)