Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm hóa hữu cơ nhằm nâng cao kỹ năng giải toán hóa Trung học phổ thông (Trang 105)

Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở các lớp thực nghiệm cao hơn ở các lớp đối chứng. Như vậy, việc sử dụng có hướng dẫn câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã giúp học sinh rèn luyện được kĩ năng giải toán hóa. Điều này được thể hiện:

3.7.2.1. Tỉ lệ HS yếu kém, trung bình, khá và giỏi

Tỷ lệ % HS đạt điểm giỏi và khá ở lớp thực nghiệm cao hơn tỷ lệ %HS đạt điểm giỏi và khá ở lớp đối chứng; Ngược lại tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp đối chứng (Bảng 3.4 và Hình 3.5; 3.6).

Như vậy, phương án thực nghiệm đã có tác dụng phát triển năng lực nhận thức của HS, góp phần giảm tỷ lệ HS yếu kém, trung bình và tăng tỷ lệ HS khá, giỏi.

3.7.2.2. Đồ thịcác đường luỹ tích

Đồ thị các đường lũy tích của lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải và phía dưới các đường luỹ tích của lớp đối chứng (Hình 3.5; 3.6).

Điều đó cho thấy chất lượng học tập của các lớp thực nghiệm tốt hơn các lớp đối chứng.

3.7.2.3. Giá trị các tham sốđặc trưng

- Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn HS lớp đối chứng (Bảng 3.5). Điều đó chứng tỏ HS các lớp thực nghiệm nắm vững và vận dụng kiến thức, kỹ năng tốt hơn HS các lớp đối chứng.

- Độ lệch chuẩn ở lớp thực nghiệm nhỏ hơn ở lớp đối chứng, chứng tỏ số liệu của lớp thực nghiệm ít phân tán hơn so với lớp đối chứng (Bảng 3.5).

- Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng (Bảng 3.5) đã chứng minh độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của lớp thực nghiệm nhỏ hơn, tức là chất lượng lớp thực nghiệm đồng đều hơn lớp đối chứng.

- Mặt khác, giá trị V thực nghiệm đều nằm trong khoảng từ 10% đến 30% (có độ dao động trung bình). Do vậy, kết quả thu được đáng tin cậy.

- t > t ,kSự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa với độ tin cậy 95%

99

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Các kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm và kết quả xử lí số liệu thống kê, chúng tôi khẳng định: việc hướng dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm nhằm rèn luyện kĩ năng giải toán trong dạy học Hóa học là cần thiết; giả thuyết khoa học đã đề ra là đúng đắn và việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế giảng dạy ở các trường THPT hiện nay là hoàn toàn có tính khả thi.

Các kết quả thực nghiệm cũng khẳng định việc hướng dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm có tác dụng rất tốt đến việc tổ chức hoạt động rèn kĩ năng giải toán hóa học cho học sinh trên giờ lên lớp, cụ thể là:

* Đối với giáo viên: Sự đa dạng của câu hỏi trắc nghiệm giúp cho giáo viên có thể có nhiều cách lựa chọn hơn về phương pháp tổ chức các hoạt động rèn kĩ năng giải toán hóa cho học sinh, giáo viên chủ động hơn, linh hoạt hơn, theo đó các giờ học trở nên hấp dẫn hơn, cuốn hút học sinh hơn.

* Đối với học sinh: Sự hướng dẫn sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm dưới nhiều dạng khác nhau làm cho học sinh hứng thú hơn trong việc tham gia vào các hoạt động rèn kĩ năng giải toán hóa học; theo đó chất lượng học tập của học sinh cũng được nâng cao.

100

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Đã tổng quan về cơ sở lí luận của đề tài và điều tra thực trạng việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh của một số GV dạy ở các trường THPT thuộc huyện Gia Lâm,thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy hầu hết các GV đều có sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, nhưng ít GV chú ý đến rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh.

1.2. Tuyển chọn và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan rèn kĩ năng giải toán cho học sinh trung học phổ thông phong phú, đa dạng bao gồm 77 câu hỏi trong đó chủ yếu là trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

1.3. Đã thiết kế được 2 giáo án dạy học của lớp 11 trong đó sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm rèn kĩ năng giải toán hóa như một biện pháp tích cực hóa nhận thức của học sinh

1.4. Hướng dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh trong các kiểu bài lên lớp: Học kiến thức mới; củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; kiểm tra- đánh giá kiến thức.

1.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của sự hướng dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong các kiểu bài lên lớp. Giả thuyết khoa học của đề tài đã được khẳng định bởi kết quả thực nghiệm sư phạm: Đề tài là cần thiết và có hiệu quả.

2. Khuyến nghị

Từ kết quả bước đầu tương đối khả quan sau khi thực nghiệm sư phạm, chúng tôi mạnh dạn đề nghị sử dụng và mở rộng; nâng cao chất lượng hệ thống câu TNKQ Hoá học hữu cơ nhằm đáp ứng những yêu cầu về rèn kĩ năng giải toán cho học sinh ở trường phổ thông hiện nay.

101

Qua điều tra thái độ của giáo viên và HS sau khi thực nghiệm thấy đa số HS thích sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nội dung liên quan đến kĩ năng giải toán cho học sinh trong các kiểu bài lên lớp: Học kiến thức mới; củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; kiểm tra- đánh giá kiến thức. Đặc biệt, các câu có phương pháp giải nhanh gây hứng thú cho cả giáo viên và HS vì để giải quyết chúng HS không những phải tư duy sâu sáng tạo và độc lập mà còn cần có tác phong giải quyết vấn đề nhanh; sâu rộng. Do vậy, nên tăng cường các bài toán có phương pháp giải nhanh vào hệ thống câu TNKQ dùng để rèn kĩ năng giải toán cho học sinh.

102 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Thị Thiên An (2008), Phương pháp giả nhanh các bài toán trắc nghiệm hóa học hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Bang (2010), Các phương pháp chọn lọc giải nhanh bài tập hóa học, Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, Đại học Sư phạm Tp.HCM.

4. Trịnh Văn Biều (2002), Lí luận dạy học hóa học, Đại học Sư phạm Tp.HCM.

5. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn hoá học, Nhà xuất bản Giáo dục. 6. Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên) (2008), Dạy và học hóa học 11, Nhà xuất

bản Giáo dục.

7. Đặng Thị Oanh (Chủ biên), Trần Trung Ninh, Đỗ Công Mỹ (2006),

Câu hỏi lý thuyết và bài tập hóa học trung học phổ thông, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục.

8. Lê Trọng Tín (2006), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì III, 2004-2007, Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, Trường ĐHSP TP. HCM.

9. Dƣơng Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

10. Nguyễn Xuân Trƣờng(Tổng chủ biên), Lê Mậu Quyền (Chủ biên) (2007), Hóa học 11, Nhà xuất bản Giáo dục.

11. Nguyễn Xuân Trƣờng (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên) (2007), Sách giáo viên Hóa học 11, Nhà xuất bản Giáo dục.

12. Nguyễn Xuân Trƣờng (Chủ biên) (2006), Bài tập hóa học 11, Nhà xuất bản Giáo dục.

103

13. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), 1250 câu trắc nghiệm hóa học 12

(Chương trình chuẩn), Nhà xuất bản đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), 1320 câu trắc nghiệm hóa học 12

(Chương trình nâng cao), Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Xuân Trƣờng (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục.

16. Nguyễn Xuân Trƣờng (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học ởtrường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục.

17. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, tổng số trang.

18. Viện ngôn ngữ học (2001), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nhà xuất bản TP.Hồ Chí Minh.

19. Vụ Trung học phổ thông (2000), Tình hình dạy và học môn hóa học. Nhiệm vụ nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy hóa học trong trường phổ thông. Hội nghị tập huấn phương pháp dạy học hóa học phổ thông,

104

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:

MẪU PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Kính chào quý thầy/cô!

Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn trong dạy học phần hóa học hữu cơ 11 ở trường THPT”. Chúng tôi xin được gởi đến quí thầy/cô Phiếu tham khảo ý kiến, xin quí thầy/cô đánh dấu vào những phần mình chọn. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của quý thầy/cô.

Họ và tên giáo viên:... Trường...Lớp giảng dạy... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Trong giảng dạy hoá học ở trường THPT thầy, Thầy cô đã sử dụng bài tập nhằm rèn kĩ năng giải toán cho học sinh :

A. Thỉnh thoảng B. Thường xuyên C. Ít khi D. Không bao giờ

2. Thầy, cô khai thác và sử dụng những nội dung hoá học có trong bài tập nhằm rèn kĩ năng giải toán trong tiết:

A. Nghiên cứu bài mới B. Thực hành C. Ôn tập, luyện tập D. Kiểm tra

3. Việc khai thác và sử dụng bài tập hoá học nhằm rèn kĩ năng giải toán theo thầy, cô là:

A. Cần thiết B. Không cần thiết C. Ý kiến khác

5. Theo thầy, cô nguyên nhân của việc ít đưa bài tập hóa học nhằm rèn kĩ năng giải toán cho học sinh trong dạy học hóa học là:

A. Không có nhiều tài liệu

B. Mất nhiều thời gian tìm kiếm, biên soạn C. Thời gian tiết học hạn chế

105

6. Nếu được cung cấp một tài liệu hướng dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm nhằm rèn kĩ năng giải toán cho học sinh trong dạy học hóa học THPT, thầy cô có sẵn sàng sử dụng trong tiết dạy của mình?

106

PHỤ LỤC 2:

PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN CỦA HỌC SINH

Họ và tên học sinh:. ... Trường:...Lớp:...

Hãy khoanh tròn vào ý kiến mình chọn!

1. Trong khi học môn hóa học có các bài tập liên quan đến rèn kĩ năng giải toán, em thấy:

A. Thích B. Không thích C. Bình thường 2. Em có thích làm bài toán hoá học không?

A. Có B. Không

3. Theo em sự hướng dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm hóa hữu cơ có nội dung liên quan đến kĩ năng giải toán hóa học có cần thiết không?

A. Cần thiết B. Không cần thiết C. Ý kiến khác

4. Nếu được làm các bài toán hóa học thường xuyên, theo em điều đó có ích gì?

... ... ...

PDF Merger

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please

register your program!

Go to Purchase Now>>

 Merge multiple PDF files into one

 Select page range of PDF to merge

 Select specific page(s) to merge (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Extract page(s) from different PDF

files and merge into one

Một phần của tài liệu Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm hóa hữu cơ nhằm nâng cao kỹ năng giải toán hóa Trung học phổ thông (Trang 105)