Phần hoá học hữu cơ trong chương trình THPT gồm 61 tiết, trong đó có 38 tiết lí thuyết, 13 tiết luyện tập, 6 tiết thực hành và 4 tiết kiểm tra. Nội dung này được phân bố học kì II lớp 11 và kì I lớp 12.
Hệ thống kiến thức hoá học hữu cơ ở trường THPT mang tính kế thừa, phát triển và hoàn thiện các nội dung kiến thức đã được nghiên cứu ở THCS trên cơ sở lí thuyết chủ đạo của chương trình. Nội dung kiến thức được sắp xếp thành các chương.
1. Các khái niệm mở đầu – đại cương về hóa hữu cơ: cung cấp các kiến thức cơ bản về thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ cùng với thuyết electron, liên kết hóa học tạo nên cơ sở lý thuyết chủ đạo cho phần hóa học hữu cơ. Nội dung phần đại cương bao gồm các vấn đề:
- Khái niệm đại cương mở đầu, sự phân loại chất trong hóa học hữu cơ. - Cách xác định thành phần định tính, định lượng, lập công thức, biểu diễn phân tử từ hợp chất hữu cơ theo các dạng công thức: công thức tổng quát, công thức đơn giản nhất, công thức cấu tạo…
- Thuyết cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
- Khái niệm đồng đẳng, đồng phân, dạng liên kết hóa học, sự lai hóa, phân bố không gian của hợp chất hữu cơ.
2. Nghiên cứu các loại chất hữu cơ cơ bản:
Hệ thống kiến thức về các loại hợp chất hữu cơ được sắp xếp theo các chương
27 + Anken- Ankadien- Ankin.
+ Aren- Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. + Dẫn xuất halogen. Ancol- Phenol. + Anđehit- Xeton- Axit cacboxylic. + Este- Lipit.
+ Cacbohiđrat.
+ Amin- Aminoaxit- Protein. + Polime và vật liệu polime.
- Nghiên cứu các loại chất hữu cơ (hiđrocacbon, hợp chất có nhóm chức, hợp chất cao phân tử) trên cơ sở nghiên cứu một chất cụ thể nhằm làm rõ cấu tạo phân tử (thành phần – dạng liên kết), tính chất hóa học đặc trưng của dãy đồng đẳng thuộc các loại hợp chất hữu cơ cụ thể.
- Nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ hóa học trong hóa hữu cơ.
- Nghiên cứu quy luật chi phối quá trình biến đổi các chất hữu cơ, loại phản ứng, cơ chế, đặc điểm của từng phản ứng, quy luật ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử (quy tắc cộng, tách, thế vào nhân thơm…).
- Mối liên quan chuyển hóa giữa các loại chất hữu cơ từ đơn giản đến phức tạp.
3. Kiến thức về ứng dụng thực tiễn và phương pháp điều chế các loại hợp chất hữu cơ cơ bản:
Kiến thức về kĩ năng hóa học và phương pháp giải các dạng bài tập hóa học hữu cơ. Hệ thống kiến thức hóa hữu cơ được trình bày theo dãy đồng đẳng về các loại chất. Sự nghiên cứu kĩ một chất điển hình có ứng dụng nhiều trong thực tế, trên cơ sở các kiến thức này đủ để học sinh hiểu được cấu tạo, tính chất đặc trưng của các chất trong dãy đồng đẳng. Các loại chất hữu cơ được sắp xếp theo một hệ thống logic từ loại chất đơn giản cả về thành phần cấu tạo phân tử đến loạt chất phức tạp phù hợp với sự tiếp thu của học sinh và theo tiến trình phát triển về mối liên quan định tính giữa các loạt chất hữu cơ.
28
Như vậy phần hóa hữu cơ trường THPT đã chú trọng nghiên cứu các loạt chất hữu cơ một cách đầy đủ, hệ thống, toàn diện trên cơ sở lý thuyết chủ đạo của chương trình, mang tính kế thừa, phát triển và hoàn thiện nội dung được nghiên cứu ở THCS.