Kĩ năng giải toán hóa học

Một phần của tài liệu Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm hóa hữu cơ nhằm nâng cao kỹ năng giải toán hóa Trung học phổ thông (Trang 27)

* Khái niệm: là khả năng sử dụng có mục đích, sáng tạo, những kiến thức hóa học đã học để giải các bài toán hóa học ( bài toán lí thuyết và bài toán thực nghiệm).

Một học sinh có kĩ năng giải bài toán hóa học, tức là biết phân tích đầu bài, từ đó xác định được hướng giải đúng, trình bày lời giải một cách logic, chính xác trong một thời gian nhất định. Có thể chia hai mức kĩ năng giải bài toán hóa học.

Kĩ năng giải bài toán hóa học cơ bản và kĩ năng giải bài toán hóa học phức hợp. Trong mỗi mức lại có 3 trình độ khác nhau:

Biết làm: nắm được qui trình giải một loại bài toán cơ bản nào đó tương tự như bài mẫu nhưng chưa nhanh.

21

Thành thạo: Biết cách giải nhanh, ngắn gọn, chính xác theo cách giải gần như bài mẫu, nhưng có biến đổi chút ít hoặc bằng cách giải khác

Mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo: đưa ra được những cách giải ngắn gọn, độc đáo do biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ( không chỉ đối với bài toán hóa học gần như bài mẫu, mà cả bài toán hóa học mới)

*Các giai đoạn hình thành kĩ năng giải bài toán hóa học:

Việc hình thành kĩ năng giải bài toán hóa học có thể chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Học sinh vận dụng lí thuyết để giải những bài toán hóa học cơ bản nhất. Qua đây sẽ hình thành ở học sinh các thao tác giải cơ bản, như: tính phân tử khối, khối lượng mol, thể tích,....

Giai đoạn 2: Học sinh vận dụng kiến thức, thao tác để giải bài toán cơ bản giúp hình thành kĩ năng giải bài toán cơ bản.

Giai đoạn 3: Hình thành kĩ năng giải bài toán phức hợp thông qua việc cho học sinh giải những bài toán phức hợp đa dạng phức tạp hơn.

Muốn hình thành được kĩ năng giải bài toán hóa học cần hiểu được cấu trúc của nó. Kĩ năng giải bài toán hóa học không đơn lẻ mà là một hệ thống các kĩ năng: kĩ năng giải bài toán lí thuyết định tính, kĩ năng giải bài toán lí thuyết định lượng, kĩ năng giải bài toán thực nghiệm định tính, kĩ năng giải bài toán thực nghiệm định lượng. Trong cùng một hệ thống, giữa các kĩ năng đều có mối quan hệ chặt chẽ, kĩ năng này là cơ sở để hình thành kĩ năng kia ở mức độ cao hơn và ngược lại.

Một phần của tài liệu Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm hóa hữu cơ nhằm nâng cao kỹ năng giải toán hóa Trung học phổ thông (Trang 27)