làm câu TNKQ nhiều lựa chọn
Bao gồm các bước sau:
+ Ra đề kiểm tra: chúng tôi tiến hành xây dựng hai đề kiểm tra, mỗi đề 30 câu hỏi bao gồm các bài toán từ dễ đến khó với đầy đủ các thể loại toán.
Để đảm bảo tính trung thực và ngăn ngừa hiện tượng copy giữa những HS ngồi gần nhau; chúng tôi đã tiến hành đổi thứ tự các câu hỏi và thứ tự các phương án trả lời.
+ Chấm bài kiểm tra.
+ Sắp xếp kết quả theo các mức điểm. - Nhóm giỏi các điểm: 9; 10.
- Nhóm khá các điểm: 7; 8.
- Nhóm trung bình các điểm: 5; 6. - Nhóm yếu - kém các điểm dưới 5.
+ So sánh kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở mỗi trường. + Phân tích kết quả bài làm của HS
90
Tổ chức thực nghiệm tại khối 11 của 2 trường
+ Tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ : Lớp 11A 11( Lớp ĐC1); Sĩ số: 45 Lớp 11A 10( Lớp TN1) ; Sĩ số: 45
Do thầy Nguyễn Minh Phi thực hiện.
+ Tại trường THPT Dương Xá : Lớp 11A2 ( Lớp ĐC 2); Sĩ số: 46 Lớp 11A3 ( Lớp TN 2) ; Sĩ số: 45
Do cô Nguyễn Thị Hiên thực hiện.
Chúng tôi cho tiến hành kiểm tra 2 lần ở mỗi lớp; các câu hỏi trong các bài kiểm tra thuộc hệ thống câu hỏi trắc nghiệm thuộc phần Hiđrocacbon không no như sau
- Đề số 1: Thời gian làm bài 45 phút với các bài toán sau - Đề số 2:thời gian làm bài 45 phút gồm các bài toán sau
3.6. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm
Để đánh giá kết quả TNSP, sau khi dạy ở các lớp TN và ĐC, chúng tôi cho HS làm 2 bài kiểm tra 45 phút (nội dung kiểm tra thuộc phần hiđrocacbon không no). HS được kiểm tra trong mỗi lần cùng đề với nhau và kiểm tra ở cùng một thời điểm để đảm bảo sự công bằng và chính xác.
Kết quả các bài kiểm tra của chương dạy thực nghiệm được thống kê ở bảng dưới đây:
91
Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra bài 45 phút số 1
Trường Lớp Sĩ số
Điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phân phối kết quả kiểm tra
THPT Nguyễn Văn Cừ 11A10 (TN) 45 0 0 0 2 8 10 11 8 5 1 11A11 (ĐC) 45 0 0 1 6 12 10 8 6 2 0 THPT Dương Xá 11A3 (TN) 45 0 0 0 2 6 10 13 8 5 1 11A2 (ĐC) 46 0 0 1 3 12 11 9 6 3 1
Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra bài 45 phút số 2
Trường Lớp Sĩ số
Điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phân phối kết quả kiểm tra
THPT Nguyễn Văn Cừ 11A10 (TN) 45 0 0 0 1 7 12 12 7 5 1 11A11 (ĐC) 45 0 0 0 3 11 12 8 7 3 1 THPT Dương Xá 11A3 (TN) 45 0 0 0 1 5 10 13 10 4 2 11A2 (ĐC) 46 0 0 0 4 10 11 10 7 3 1
92
3.7. Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.7.1. Xử lí theo thống kê toán học
Dựa vào kết quả bài kiểm tra của các em HS lớp ĐC và TN của cả 2 trường THPT chúng tôi tiến hành xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê toán học theo thứ tự sau:
1. Lập các bảng phân phối: Tần số, tần suất, tần suất luỹ tích. 2. Vẽ đồ thị đường luỹ tích từ bảng phân phối tần suất luỹ tích. 3. Tính các tham số đặc trưng: a)Trung bình cộng: 1 1 2 2 1 1 2 ... ... k i i k k i k n x n x n x n x x n n n n (1)
Trong đó xi: Điểm của bài kiểm tra (0 ≤ x ≤ 10) ni: Tần số các giá trị của xi
n: Số HS tham gia thực nghiệm
b) Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S: là các tham số đo mức độ phân tán của
các số liệu quanh giá trị trung bình cộng.
2 2 1 ; 2 1 k i i i n x x S S S n (2)
Giá trị của độ lệch chuẩn S càng nhỏ, chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.
c)Hệ số biến thiên V:V S100%
x
(3)
Nhóm nào có V nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng đồng đều hơn, nhóm nào có V lớn hơn thì có trình độ cao hơn.
+ Nếu V trong khoảng 0 – 10%: Độ dao động nhỏ.
+ Nếu V trong khoảng 10 – 30%: Độ dao động trung bình. + Nếu V trong khoảng 30 – 100%: Độ dao động lớn.
93
d) Sai số tiêu chuẩn m: tức là khoảng sai số của điểm trung bình.
n S m .
Sai số càng nhỏ thì giá trị điểm trung bình càng đáng tin cậy.
e) Đại lượng kiểm định t
+ Trường hợp 1 : kiểm định sự khác nhau của trung bình cộng trong trường hợp hai lớp có phương sai bằng nhau (hoặc khác nhau không đáng kể).
Đại lượng được dùng để kiểm định là TN § C TN § C
TN § C n .n X X t . s n n Còn giá trị § C § C2 TN TN2 § C TN (n 1)S (n 1)S s n n 2
Giá trị tới hạn của t là t được tìm trong bảng phân phối student với xác suất sai lầm =0,05 và bậc tự do f = nĐC + nTN – 2.
+ Trường hợp 2 : kiểm định sự khác nhau của trung bình cộng trong trường hợp hai lớp có phương sai khác nhau đáng kể.
Đại lượng được dùng để kiểm định là TN § C
2 2 TN § C TN § C X X t S S n n
Giá trị tới hạn là t, giá trị này được tìm trong bảng phân phối t ứng với xác suất sai lầm và bậc tự do được tính như sau :
2 2 § C TN 1 f c (1 c) n 1 n 1 ; trong đó 2§ C 2 2 § C § C TN § C TN S 1 c . n S S n n
+ Kiểm định sự bằng nhau của các phương sai
Giả thuyết H0 là sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý nghĩa. Đại lượng được dùng để kiểm định là : 2§ C
2 TN S F S (SĐC> STN)
Giá trị tới hạn Fđược dò trong bảng phân phối F với xác suất sai lầm
94
Nếu F <Fthì H0 được chấp nhận, ta sẽ tiến hành kiểm định t theo trường hợp 1. Nếu ngược lại, H0 bị bác bỏ, nghĩa là sự khác nhau giữa hai phương sai là có ý nghĩa thì ta sẽ tiến hành kiểm định t theo trường hợp 2.
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm số 1
Điểm Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 1 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 2 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 3 0 2 0,00 2,2 0,00 2,2 4 4 9 4,44 9,89 4,44 12,09 5 14 24 15,56 26,37 20 38,46 6 20 21 22,22 23,08 42,22 61,54 7 24 17 26,67 18,68 68,89 80,22 8 16 12 17,78 13,19 86,67 93,41 9 10 5 11,11 5,49 97,78 98,9 10 2 1 2,22 1,1 100 100 Tổng 90 91
95
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm số 2
Điểm Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 1 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 2 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 3 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 4 2 7 2,22 7,69 2,22 7,69 5 12 21 13,33 23,1 15,55 30,79 6 22 23 24,44 25,27 39,99 56,06 7 25 18 27,78 19,78 67,77 75,84 8 17 14 18,89 15,38 86,66 91,22 9 9 6 10 6,59 96,66 97,81 10 3 2 3,34 2,19 100 100 Tổng 90 91
96
Bảng 3.5. Bảng phân loại kết quả học tập
Phân loại kết quả học tập của HS (%) Bài KT Yếu kém (0-4 điểm) Trung bình (5,6 điểm) Khá (7,8 điểm) Giỏi (9,10 điểm) TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC Số 1 4,44 12,09 37,78 49,45 44,44 31,89 13,33 6,59 Số 2 2,22 7,69 37,78 48,35 46,67 35,16 13,33 8,79
Hình 3.3: Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS ( bài số 1)
97
Hình 3.4: Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (bài số 2) Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các tham số đặc trƣng qua các bài kiểm tra
Bài kiểm tra x m S V% TN ĐC TN ĐC TN ĐC 1 6,8 0,15 6,13 0,16 1,43 1,50 21,03 24,47 2 6,91 0,14 6,41 0,15 1,37 1,47 19,83 22,93
Đại lượng kiểm định t.
Để khẳng định sự khác nhau về điểm trung bình giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có nghĩa tính giá trị t.
* Bài kiểm tra số 1: tính được t = 3,08 * Bài kiểm tra số 2: tính được t = 2,37
Đối chiếu với bảng phân bố Student với = 0, 05 thì p = 0, 95; t (p, k) = 1, 96. Ta thấy giá trị t của 2 bài kiểm tra đều lớn hơn t (p, k) Như vậy sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.
98
3.7.2. Phân tích kết quả thực nghiệm
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở các lớp thực nghiệm cao hơn ở các lớp đối chứng. Như vậy, việc sử dụng có hướng dẫn câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã giúp học sinh rèn luyện được kĩ năng giải toán hóa. Điều này được thể hiện:
3.7.2.1. Tỉ lệ HS yếu kém, trung bình, khá và giỏi
Tỷ lệ % HS đạt điểm giỏi và khá ở lớp thực nghiệm cao hơn tỷ lệ %HS đạt điểm giỏi và khá ở lớp đối chứng; Ngược lại tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp đối chứng (Bảng 3.4 và Hình 3.5; 3.6).
Như vậy, phương án thực nghiệm đã có tác dụng phát triển năng lực nhận thức của HS, góp phần giảm tỷ lệ HS yếu kém, trung bình và tăng tỷ lệ HS khá, giỏi.
3.7.2.2. Đồ thịcác đường luỹ tích
Đồ thị các đường lũy tích của lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải và phía dưới các đường luỹ tích của lớp đối chứng (Hình 3.5; 3.6).
Điều đó cho thấy chất lượng học tập của các lớp thực nghiệm tốt hơn các lớp đối chứng.
3.7.2.3. Giá trị các tham sốđặc trưng
- Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn HS lớp đối chứng (Bảng 3.5). Điều đó chứng tỏ HS các lớp thực nghiệm nắm vững và vận dụng kiến thức, kỹ năng tốt hơn HS các lớp đối chứng.
- Độ lệch chuẩn ở lớp thực nghiệm nhỏ hơn ở lớp đối chứng, chứng tỏ số liệu của lớp thực nghiệm ít phân tán hơn so với lớp đối chứng (Bảng 3.5).
- Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng (Bảng 3.5) đã chứng minh độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của lớp thực nghiệm nhỏ hơn, tức là chất lượng lớp thực nghiệm đồng đều hơn lớp đối chứng.
- Mặt khác, giá trị V thực nghiệm đều nằm trong khoảng từ 10% đến 30% (có độ dao động trung bình). Do vậy, kết quả thu được đáng tin cậy.
- t > t ,kSự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa với độ tin cậy 95%
99
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Các kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm và kết quả xử lí số liệu thống kê, chúng tôi khẳng định: việc hướng dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm nhằm rèn luyện kĩ năng giải toán trong dạy học Hóa học là cần thiết; giả thuyết khoa học đã đề ra là đúng đắn và việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế giảng dạy ở các trường THPT hiện nay là hoàn toàn có tính khả thi.
Các kết quả thực nghiệm cũng khẳng định việc hướng dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm có tác dụng rất tốt đến việc tổ chức hoạt động rèn kĩ năng giải toán hóa học cho học sinh trên giờ lên lớp, cụ thể là:
* Đối với giáo viên: Sự đa dạng của câu hỏi trắc nghiệm giúp cho giáo viên có thể có nhiều cách lựa chọn hơn về phương pháp tổ chức các hoạt động rèn kĩ năng giải toán hóa cho học sinh, giáo viên chủ động hơn, linh hoạt hơn, theo đó các giờ học trở nên hấp dẫn hơn, cuốn hút học sinh hơn.
* Đối với học sinh: Sự hướng dẫn sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm dưới nhiều dạng khác nhau làm cho học sinh hứng thú hơn trong việc tham gia vào các hoạt động rèn kĩ năng giải toán hóa học; theo đó chất lượng học tập của học sinh cũng được nâng cao.
100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Đã tổng quan về cơ sở lí luận của đề tài và điều tra thực trạng việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh của một số GV dạy ở các trường THPT thuộc huyện Gia Lâm,thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy hầu hết các GV đều có sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, nhưng ít GV chú ý đến rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh.
1.2. Tuyển chọn và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan rèn kĩ năng giải toán cho học sinh trung học phổ thông phong phú, đa dạng bao gồm 77 câu hỏi trong đó chủ yếu là trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
1.3. Đã thiết kế được 2 giáo án dạy học của lớp 11 trong đó sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm rèn kĩ năng giải toán hóa như một biện pháp tích cực hóa nhận thức của học sinh
1.4. Hướng dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh trong các kiểu bài lên lớp: Học kiến thức mới; củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; kiểm tra- đánh giá kiến thức.
1.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của sự hướng dẫn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong các kiểu bài lên lớp. Giả thuyết khoa học của đề tài đã được khẳng định bởi kết quả thực nghiệm sư phạm: Đề tài là cần thiết và có hiệu quả.
2. Khuyến nghị
Từ kết quả bước đầu tương đối khả quan sau khi thực nghiệm sư phạm, chúng tôi mạnh dạn đề nghị sử dụng và mở rộng; nâng cao chất lượng hệ thống câu TNKQ Hoá học hữu cơ nhằm đáp ứng những yêu cầu về rèn kĩ năng giải toán cho học sinh ở trường phổ thông hiện nay.
101
Qua điều tra thái độ của giáo viên và HS sau khi thực nghiệm thấy đa số HS thích sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nội dung liên quan đến kĩ năng giải toán cho học sinh trong các kiểu bài lên lớp: Học kiến thức mới; củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; kiểm tra- đánh giá kiến thức. Đặc biệt, các câu có phương pháp giải nhanh gây hứng thú cho cả giáo viên và HS vì để giải quyết chúng HS không những phải tư duy sâu sáng tạo và độc lập mà còn cần có tác phong giải quyết vấn đề nhanh; sâu rộng. Do vậy, nên tăng cường các bài toán có phương pháp giải nhanh vào hệ thống câu TNKQ dùng để rèn kĩ năng giải toán cho học sinh.
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Thị Thiên An (2008), Phương pháp giả nhanh các bài toán trắc nghiệm hóa học hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Bang (2010), Các phương pháp chọn lọc giải nhanh bài tập hóa học, Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, Đại học Sư phạm Tp.HCM.
4. Trịnh Văn Biều (2002), Lí luận dạy học hóa học, Đại học Sư phạm Tp.HCM.
5. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn hoá học, Nhà xuất bản Giáo dục. 6. Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên) (2008), Dạy và học hóa học 11, Nhà xuất