8. Kết cấu của luận văn
2.3.4. Thách thức
Chất lƣợng đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng còn chƣa đồng đều về năng lực. Trình độ học vấn vẫn có giáo viên có trình độ trung cấp, một bộ phận nhỏ giáo viên chƣa bắt kịp yêu cầu của đổi mới, năng lực tự bồi dƣỡng còn yếu và hạn chế. Cùng với đó, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn do hạn chế về năng lực của một bộ phận cán bộ, giáo viên.
Việc quản lý chƣa tạo đƣợc bƣớc ngoặt thực sự để tạo nên sức mạnh, sức đột phá trong quản lý nói chung và quản lý việc đổi mới PPDH. Việc xây dựng kế hoạch cũng thể hiện nhiều hạn chế. Kế hoạch chƣa thực sự chi tiết, sâu sát, vẫn mang tính hành chính, chiếu lệ.
Công tác bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên cũng còn hạn chế. Giáo viênt tham gia các khóa bồi dƣỡng chƣa đạt hiệu quả. Các lớp bồi dƣỡng chƣa đƣợc triển khai thƣờng xuyên. Sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề hội giảng chƣa nhiều.
Cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học của nhà trƣờng không đồng bộ. Điều đó đã làm hạn chế trong việc chỉ đạo đổi mới PPDH và giảm đi khả năng sáng tạo của giáo viên.
Công tác động viên, khuyến khích, khen thƣởng còn mang nặng tính hình thức, và chƣa kịp thời.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH tại Trƣờng Tiểu học Lê Lợi đã làm rõ thêm các vấn đề lý luận đã trình bày rõ ở chƣơng 1, đồng thời làm căn cứ để xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đổi mới PPDH nói riêng và quản lý chất lƣợng giáo dục nói chung. Qua điều tra, nghiên cứu đã làm nổi bật lên một số vấn đề:
- Phần lớn, giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về sự cần thích, mục đích vai trò và sự quan trọng của việc đổi mới PPDH đối với sự phát triển chung của nền giáo dục, và sự phát triển chung của Trƣờng Tiểu học Lê Lợi
- Việc quản lý hoạt động đổi mới tại nhà trƣờng còn mang nặng tính hành chính, thiếu cơ sở khoa học quản lý theo mục tiêu. CBQL chƣa xác định rõ các biện pháp để quản lý hiệu quả.
- Việc điều tra, phân tích thực trạng và đổi mới và quản lý hoạt động đổi mới tại nhà trƣờng cũng đã chỉ ra những mặt tích cực cũng nhƣ hạn chế của hoạt động đổi mới và quản lý đổi mới PPDH tại nhà trƣờng. CBQL và giáo viên nhà trƣờng có nhận thức tốt về tính cấp thiết phải đổi mới PPDH. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động đổi mới PPDH chƣa tạo đƣợc sự đột phá, việc tổ chức triển khai kế hoạch chƣa đồng bộ, việc kiểm tra, đánh giá chƣa thƣờng xuyên.
Đó là những cơ sở thực tiễn để xây dựng biện pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở Trƣờng Tiểu học Lê Lợi - thành phố Hải Phòng.
Chƣơng 3.
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI, HUYỆN
AN DƢƠNG - HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2015 -2020