Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học lê lợi, huyện an dương thành phố hải phòng giai đoạn 2015 - 2020 (Trang 44)

8. Kết cấu của luận văn

1.5.2. Các yếu tố khách quan

* Chính sách, chủ trương về đổi mới phương pháp dạy học

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ đạo: “Ƣu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lƣợng dạy và học. Đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy và học nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và tăng cƣờng cơ sở vật chất của nhà trƣờng, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên”.

Luật Giáo dục sửa đổi 2009 cũng nêu rõ: “Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” [29].

Những văn bản chỉ thị của ngành Giáo dục & Đào tạo đã đƣợc các cấp quản lý cụ thể hóa và hƣớng dẫn thực hiện, chính là môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới PPDH ở các trƣờng Tiểu học hiện nay.

* Điều kiện dạy học thực tế của nhà trường

Đổi mới PPDH luôn gắn liền với các yêu cầu về cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất đầy đủ, thiết bị dạy học hiện đại sẽ góp phần nhất định vào thành công của đổi mới PPDH. Vì vậy, các trƣờng Tiểu học phải tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung chƣơng trình Tiểu học, đáp ứng các yêu cầu của quá trình dạy học; tổ chức sử dụng và bảo quản hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.

* Ý thức trách nhiệm của gia đình và cộng đồng

Gia đình có ảnh hƣởng trực tiếp đến động cơ, thái độ học tập của học sinh và là nơi thỏa mãn các điều kiện vật chất và tinh thần cho việc học tập của con em. Truyền thống địa phƣơng, các giá trị văn hóa tích cực của cộng đồng trên địa bàn là những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác nâng cao chất lƣợng dạy học, đổi mới PPDH. Trong quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tƣợng thì các yếu tố chủ quan - nội lực quyết định sự phát triển; các yếu tố khách quan - ngoại lực có tác dụng hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự vật, hiện tƣợng tiến hóa theo các quy luật vốn có của nó.

Các yếu tố chủ quan đƣợc xem là nội lực. Các yếu tố khách quan đƣợc xem là ngoại lực. Theo quy luật của sự phát triển thì ngoại lực sẽ hỗ trợ, thúc

đẩy, tạo điều kiện và nội lực là nhân tố quyết định.

CHÍNH SÁCH, CHỦ TRƢƠNG VỀ ĐỔI MỚI PPDH GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PPDH ĐIỀU KIỆN DẠY HỌC THỰC TẾ CỦA NHÀ TRƢỜNG NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA HIỆU TRƢỞNG NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH

Sơ đồ 1.1. Các nhân tố tác động đến công tác quản lí đổi mới phương pháp dạy học

cách khái quát những định hƣớng chung nhất có vai trò chỉ đạo đổi mới PPDH trong các trƣờng Tiểu học hiện nay.

1.5.3.1 Định hướng chung

Đổi mới PPDH phải bắt đầu từ đặc điểm chính chủ thể của hoạt động học (học sinh), theo tinh thần: Phát huy triệt để tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Phân hoá vừa sức cố gắng của từng đối tƣợng. Tăng cƣờng dạy cách tự học, tự hoàn thiện mình cho học sinh. Đổi mới PPDH phải đƣợc thực hiện đồng bộ với đầu tƣ và sử dụng tối ƣu các điều kiện cốt yếu phục vụ cho hoạt động dạy và học.

Các điều kiện tối ƣu cần quan tâm là: + Tiềm lực của đội ngũ giáo viên

+ Cơ sở vật chất, thiết bị, kỹ thuật trƣờng học. + Môi trƣờng giáơ dục tích cực

Đổi mới PPDH phải đồng bộ với đổi mới cách tổ chức, quản lý nội dung, chƣơng trình dạy học để tối ƣu hoá quá trình dạy học. Sử dụng phối hợp các PPDH trong quá trình đổi mới PPDH.

Đổi mới PPDH phải đồng bộ với đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trƣờng học và toàn bộ hệ thống Giáo dục và Đào tạo để thực sự góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Nhìn chung muốn đổi mới PPDH có hiệu quả, phải thực hiện một cách có hệ thống, đồng bộ các thành tố của quá trình dạy học các môn học, cũng nhƣ toàn bộ hoạt động của nhà trƣờng

1.5.3.2. Định hướng về quy trình quản lý hoạt động đổi mới PPDH

Hoạt động đổi mới PPDH phải đảm bảo quy trình sau: Bƣớc 1:

Chuẩn bị:

Thành lập ban chỉ đạo, xây dựng chƣơng trình hành động

Tác động nhận thức, tạo tâm thế và những điều kiện vật chất cho đổi mới phƣơng dạy học

Khảo sát đội ngũ giáo viên về nhận thức nguồn lực chuyên môn và điều kiện để đổi mới PPDH.

Phân tích nguyên nhân tồn tại những PPDH lỗi thời, những nhân tố tích cực làm hạt nhân cho đổi mới PPDH.

Dự thảo kế hoạch hành động, tổ chức hội thảo, toạ đàm về kế hoạch hành động trong tập thể sƣ phạm để thống nhất chƣơng trình, kế hoạch, ý chí và hành động

Bƣớc 2: Chỉ đạo điểm:

- Thống nhất về chuẩn đánh giá tiết dạy theo tinh thần đổi mới. - Thống nhất về cách thiết kế bài học theo tinh thần đổi mới. - Chọn đối tƣợng thử gnhiệm

- Tổ chức dạy thử gnhiệm

- Dự giờ, kiểm tra đánh giá, xác định kết quả.

- Sơ kết, rút ra bài học kinh nghiệm để nhân rộng đại trà. Bƣớc 3:

Chỉ đạo để nhân rộng đại trà

Phát huy nội lực, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong tập thể giáo viên, học sinh. Tổ chức thực hiện dạy theo tinh thần đổi mới ở tất cả giáo viên và tất cả các môn học.

Theo dõi, xử lý thông tin đa chiều, động viên, khuyến khích điều chỉnh sai lệch, thúc đẩy hoạt động.

Bƣớc 4: Tổng kết đánh giá

Tổng kết, đánh giá kết quả đổi mới PPDH Đánh giá thi đua- khen thƣởng

Viết sáng kiến kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm cá nhân và tập thể

1.5.3.3. Các yêu cầu của quản lý hoạt động đổi mới PPDH

Quản lý hoạt động đổi mới PPDH cần tập trung vào 5 phƣơng diện sau: Đổi mới nhận thức toàn diện. Đặc biệt cần đổi mới nhận thức về PPDH

của giáo viên, nhất là về nguyên tắc dạy học tập trung vào ngƣời học, tích cực hoá ngƣời học.

Đổi mới hình thức tổ chức dạy học cần hết sức chú ý cá biệt hoá quá trình học tập của học sinh bằng cách: dạy học cá nhân, dạy theo nhóm trên lớp, tăng cƣờng hình thức dạy học tại hiện trƣờng ở ngoài lớp, ngoài trời, khuyến khích tổ chức “học mà chơi, chơi mà học”

Đổi mới cách sắp xếp, bố trí lớp học, phòng học để dễ dàng thực hiện dạy học thep nhóm, dạy học cá biệt tại lớp.

Đổi mới phƣơng tiện dạy dạy học, đặc biệt lƣu ý tính hiệu quả của việc đổi mới phƣơng thức: tăng cƣờng dùng phiếu học tập, sử dụng đồ dùng học tập, sử dụng kỹ thuật trong dạy học: hình ảnh, băng tiếng, máy chiếu…

Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả dạy theo nguyên tắc toàn diện (đánh giá cả tri thức lẫn kỹ năng, kỹ xảo, sự phát triển của từng học sinh sau mỗi tiết học, bài học…). Trong chừng mực nhất định, giáo viên tạo thời cơ và điều kiện cho học sinh tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau.

Mặt khác, đánh giá kết quả đổi mới PPDH cần dựa trên 5 dấu hiệu sau:

+ Học sinh đƣợc làm việc, suy nghĩ, bộc lộ nhiều hơn, đƣợc làm bài tập, làm thí nghiệm, làm việc với tài liệu, sách giáo khoa. Trong quá trình đó, học sinh phải suy nghĩ, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, kết luận. Những điều trên phải biểu hiện ra bằng cách phát biểu, thảo luận, tranh luận.

+ Giáo viên, ngƣời tổ chức hoạt động học tập, cần hƣớng dẫn có hiệu quả phƣơng pháp thu nhập thông tin, xử lý thông tin thông qua hoạt động cá nhân và nhóm. Trong quá trình học sinh trao đổi, thảo luận, giáo viên cần làm tốt vai trò ngƣời tổ chức, điều khiển, trọng tài.

+ Không khí học tập trên lớp sôi nổi, hình thức sôi động, đa dạng, hấp dẫn. Dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên, học sinh làm việc tích cực, hào hứng. Không có học sinh thiếu việc và không có học sinh không làm việc.

+ Ngoài sự đánh giá của giáo viên, học sinh đƣợc tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau. Việc đánh giá cần tập trung theo hƣớng phát huy trí thông minh, sáng tạo, khuyến khích sử dụng linh hoạt những kiến thức đã học nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo.

+ Việc sử dụng những phƣơng tiện kỹ thuật đúng lúc, đúng chỗ, hiệu quả rõ rệt. Trong quản lý nói chung, quản lý đổi mới PPDH ở các trƣờng Tiểu học nói riêng, ngoài các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra thì chức năng kích thích, tạo động lực là chức năng cơ bản rất quan trọng, tác động trực tiếp đến con ngƣời, là chức năng mà mọi cấp quản lý dù ở cấp độ nào muốn thành công cũng phải quan tâm đến.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Để tài nghiên cứu cơ sở lý luận của QLGD và đặc biệt là quản lý sự thay đổi. Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hƣởng, tác động qua lại của sự vật, hiện tƣợng; của các yếu tố bên trong và bên ngoài, là thuộc tính chung của mọi sự vật hiện tƣợng. Thay đổi là một yếu tố quan trọng liên quan đến sự thành công trong công tác quản lý tổ chức. Các mức độ thay đổi: cải tiến, đổi mới, cải cách, cách mạng...

Thay đổi là tiến trình không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển và nó thƣờng mang tới những hi vọng cùng cơ hội mới, một khi chúng ta ý thức đƣợc nó.

Quản lý hoạt động đổi mới PPDH là vấn đề rất quan trọng của đổi mới giáo dục hiện nay ở nƣớc ta. Do đó, đổi mới PPDH là một bƣớc đột phá trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục.

Đổi mới PPDH có thể hiểu là con đƣờng tốt nhất để đạt chất lƣợng và hiệu quả dạy học cao. Đổi mới PPDH, về bản chất là sự đổi mới cách thức tổ chức dạy học theo quan điểm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Quản lý đổi mới PPDH của trƣờng Tiểu học đƣợc hiểu là quá trình tác động có ý thức, có mục đích của CBQL đến cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh nhằm đạt đƣợc mục đích dạy học đã xác định.

Đổi mới PPDH ở các trƣờng Tiểu học là thực hiện theo xu hƣớng dạy học hƣớng vào ngƣời học. Vì vậy, khi tổ chức điều khiển quá trình học của học sinh, giáo viên phải phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại, tạo cảm xúc, hứng thú trong dạy học làm cho quá trình học tập biến thành quá trình tự học, tự tìm ra tri thức mới.

Chƣơng 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI, HUYỆN AN DƢƠNG - HẢI

PHÒNG (2008-2013)

2.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội của xã Lê Lợi, huyện An Dương

Lê Lợi là xã thuộc huyện An Dƣơng, thành phố Hải Phòng. Xã nằm gần trung tâm huyện, có đƣờng Quốc lộ 10 và Tỉnh lộ 208 đi qua, có diện tích đất tự nhiên là 534 ha, trong đó diện tích canh tác là 182 ha với 2.875 hộ dân,

8.879 nhân khẩu; có 3 làng, 9 thôn.

Là một xã thuần nông nhƣng 5 năm gần đây, với sự quan tâm của Huyện và sự nỗ lực của toàn đảng bộ và nhân dân địa phƣơng, kinh tế Lê Lợi đã từng bƣớc phát triển đi lên, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 8-

10%/năm, trong đó kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng: 49,6%, thu nhập trung bình đạt 1,8 triệu/ngƣời/ năm; tỉ lệ hộ nghèo năm 2013 theo tiêu chí mới chỉ còn 3,79%. So với đề án xây dựng nông thôn mới của xã đến năm 2013, xã đã đạt đƣợc 11/19 tiêu chí.

Những năm gần đây, kinh tế địa phƣơng từng bƣớc ổn định và phát triển, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Các cơ sở hạ tầng từng bƣớc đƣợc nâng cấp và hoàn thiện. Hệ thống đƣờng, điện trạm trại khá khang trang. Xã có trạm y tế đạt chuẩn và giữ vững chuẩn từ năm 2010 đến nay.

Trƣờng Tiểu học cũng đã cơ bản hoàn thiện cơ sở vật chất theo chuẩn.

100% các thôn xóm đều xây mới và tu bổ nhà văn hóa thôn đảm bảo điểm sinh hoạt văn hóa cho từng cơ sở thôn xóm.

Là địa phƣơng khó khăn song nhiều năm liền, xã luôn giữ vững tiêu chí phổ cập giáo dục bậc Tiểu học, Trung học và nghề; huy động 100% trẻ trong

độ tuổi đến trƣờng. 3 trƣờng Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở luôn duy trì danh hiệu “Trƣờng tiên tiến”.

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng ủy địa phƣơng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã đã thực hiện tốt vai trò chức năng trong công tác quản lý, điều hành của chính quyền. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Nhân dân đƣợc phát huy quyền làm chủ, tích cực thực hiện các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật nhà nƣớc. Đời sống nhân dân từng bƣớc ổn định và cải thiện.

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục của địa phương

2.1.2.1. Thuận lợi

- Công tác giáo dục của địa phƣơng luôn đƣợc sự quan tâm sâu sắc của các cấp chính quyền. Chất lƣợng giáo dục đào tạo của các nhà trƣờng có những chuyển biến tích cực. Đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, chuẩn về trình độ đào tạo trong đó tỉ lệ trên chuẩn cao. Có giáo viên dạy các môn nghệ thuật, ngoại ngữ và tự chọn.

- Các nhà trƣờng đều có đủ diện tích đất theo chuẩn Quốc gia. Cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ theo hƣớng kiên cố hóa.

- Công tác xã hội hóa giáo dục đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt. Nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của việc học tập đƣợc nâng cao nên nhu cầu học tập ngày càng tăng, chất lƣợng giáo dục đƣợc quan tâm nhiều hơn.

2.1.2.2. Khó khăn

Toàn xã chƣa có trƣờng đạt chuẩn Quốc gia, kinh phí xây dựng khó khăn ảnh hƣởng tới tiến độ, kế hoạch xây dựng trƣờng chuẩn Quốc gia. Các nhà trƣờng còn thiếu các phòng chức năng, trang thiết bị hiện đại để phục vụ công tác dạy học. Trƣờng Trung học cơ sở còn có học sinh bỏ học, ảnh hƣởng tới tình hình phát triển chung của giáo dục địa phƣơng.

Các trƣờng học có đủ số lƣợng giáo viên, nhƣng còn có nhiều giáo viên hợp đồng do đó nhiều giáo viên chƣa thực sự yên tâm công tác ảnh hƣởng đến chất lƣợng đội ngũ. Một số giáo viên nhận thức chƣa đầy đủ, thiếu quyết tâm,

cố gắng chƣa cao, chƣa mạnh dạn đổi mới, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu và giảng dạy.

2.1.2.3. Quy mô, chất lượng giáo dục (năm học 2012-2013)

Giáo dục xã Lê Lợi có 3 trƣờng gồm : Trung học cơ sở Lê Lợi, Tiểu học Lê Lợi và Mầm non Lê Lợi.

- Trƣờng Trung học cơ sở có 590 học sinh đƣợc biên chế thành 16 lớp. Chất lƣợng giáo dục: 28% học sinh xếp loại học lực Giỏi, 47 học sinh xếp loại học lực Khá. Đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở: Trƣờng có 48 giáo viên,

100% đạt chuẩn về đào tạo trong đó 86% trên chuẩn. 100% giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học lê lợi, huyện an dương thành phố hải phòng giai đoạn 2015 - 2020 (Trang 44)

w