8. Kết cấu của luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy họ cở Trƣờng Tiểu học Lê Lợi,
Tiểu học Lê Lợi, huyện An Dƣơng- thành phố Hải Phòng
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động đổi mới PPDH, nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đổi mới PPDH tại Trƣờng Tiểu học Lê Lợi, huyện An Dƣơng, Hải Phòng, nhƣ sau:
3.2.1. Khảo sát, nắm vững tình hình của nhà trường và chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho tiếp tục thực hiện đổi mới PPDH
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu của biện pháp là để nắm vững tình hình hiện tại của nhà trƣờng và chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho tiếp tục đổi mới PPDH. Đảm bảo các điều kiện về nguồn nhân lực, trình độ của cán bộ, giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hệ thống học liệ u... nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới PPDH.
3.2.1.2. Nội dung thực hiện
Rà soát lại cụ thể tình hình nhân sự của nhà trƣờng về số lƣợng giáo viên chia theo môn dạy. Tiến hành khảo sát, đánh giá chất lƣợng của đội ngũ giáo viên ở mỗi bộ môn…để đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng thêm nhân sự, kế hoạch bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên. Hiệu trƣởng cần làm cho cán bộ, giáo viên nhà trƣờng nhận thức rõ: tính cấp thiết của đổi mới PPDH, việc đổi mới PPDH là yêu cầu cấp thiết cần đặt lên hàng đầu và là mối quan tâm lớn trong bối cảnh giáo dục toàn cầu hiện nay. Tạo sự thống nhất trong toàn bộ môi trƣờng giáo dục từ trung ƣơng tới địa phƣơng về tính cấp thiết của đổi mới PPDH.
đầu tƣ mua mới các thiết bị dạy học một cách chi tiết. Ví dụ, tiến hành xây dựng phòng máy tính, phòng thực hành và phòng học bộ môn. Nhà trƣờng có
thể huy động kinh phí từ nhiều nguồn vốn nhƣ vốn ngân sách nhà nƣớc, vốn xã hội hóa...
Quản lý việc khai thác và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của giáo viên. Phổ biến rõ nội quy, quy định của việc sử dụng các cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trƣờng đối với mỗi giáo viên, cũng nhƣ quán triệt việc sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ, thiết bị dạy học vào học tập và giảng dạy cho mỗi giáo viên.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Hiệu trƣởng phân công các tổ trƣởng tổ chuyên môn rà soát về tình hình nhân sự của mỗi bộ môn. Xin ý kiến của lãnh đạo cấp trên về việc tuyển dụng thêm giáo viên mới. Tiến hành khảo sát, đánh giá chất lƣợng giáo viên thông qua đánh giá chất lƣợng dạy học, thông qua các tiết thi dạy. Hiệu trƣởng cần tổ chức cho cán bộ, giáo viên tìm hiểu về mục đích, ý nghĩa , nội dung của đổi mới PPDH trong nhà trƣờng. Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, các buổi họp để học tập, nghiên cứu các tài liệu, lý luận về đổi mới PPDH trong nhà trƣờng. Lập kế hoạch bồi dƣỡng cho cán bộ, nhân viên các kỹ năng, kiến thức về đổi mới PPDH. Tổ chức các khóa bồi dƣỡng ngắn hạn ở quy mô cấp trƣờng cho các giáo viên mới vào nghề về việc áp dụng các PPDH tích cực. Mời chuyên gia có kinh nghiệm về trƣờng để trao đổi với CBQL, giáo viên về đổi mới PPDH. Tổ chức đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm những trƣờng Tiểu học có thành tích, là điểm sáng trong và ngoài thành phố về đổi mới PPDH.
Hiệu trƣởng chủ động trang bị các kiến thức về quản lý công, quản lý cơ sở vật chất, cũng nhƣ những kiến thức về công nghệ thông tin nhằm quản lý hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trƣờng.
Đề ra các biện pháp hành chính, yêu cầu giáo viên sử dụng một cách hiệu quả các phƣơng tiện dạy học, thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các môn học.
Quản lý chặt chẽ thiết bị dạy học, việc mƣợn và trả thiết bị dạy học phải theo đúng trình tự, quy định của nhà trƣờng. Chỉ đạo cán bộ phụ trách cơ sở vật chất, thiết bị dạy học lên kế hoạch rà soát, đánh giá về tình hình sử dụng, cũng nhƣ thực trạng của các cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trƣờng.
3.2.1.4. Các điều kiện đảm bảo
Hiệu trƣởng cần chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tiến hành khảo sát về các điều kiện đảm bảo cho yêu cầu đổi mới tại nhà trƣờng.
Cán bộ, giáo viên nhà trƣờng phối hợp chặt chẽ với Hiệu trƣởng trong việc thực hiện kế hoạch đƣợc đề ra.
3.2.2. Tăng cường chất lượng khâu lập kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Việc đổi mới PPDH chỉ có thể thực hiện thành công nếu nhƣ có kế hoạch cụ thể, chính xác và chi tiết. Kế hoạch sẽ chỉ rõ mục tiêu của năm học, công việc phải thực hiện tại từng thời điểm... Chính vì vậy, việc tăng cƣờng chất lƣợng khâu lập kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH là điều rất cần thiết
3.2.2.2. Nội dung thực hiện
Xây dựng kế hoạch năm học của nhà trƣờng cần chú trọng kế hoạch triển khai đổi mới PPDH. Xây dựng chƣơng trình, chuyên đề đổi mới PPDH, phân công rõ, chi tiết ngƣời thực hiện, ngƣời đảm nhiệm chính
Kế hoạch đổi mới PPDH cần phải đƣợc cụ thể hóa trong kế hoạch hoạt động cùng từng tổ chuyên môn theo từng thời gian, từng lộ trình. Kế hoạch cần nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, cách thức thực hiện, dự kiến đƣợc
Hiệu trƣởng, CBQL cần xây dựng bộ máy giám sát, kiểm tra đánh giá việc xây dựng kế hoạch cũng nhƣ thực hiện kế hoạch. Cần có báo cáo đánh giá cụ thể và chi tiết. Trên cơ sở đó, báo cáo sẽ làm căn cứ giúp Hiệu trƣởng có thể tăng cƣờng, hoặc điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp, hay có những khen thƣởng, khích lệ, động viên kịp thời.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
Thành lập tổ tƣ vấn bao gồm những tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy và đổi mới PPDH. Tổ tƣ vấn sẽ có trách nhiệm căn cứ vào kế hoạch năm, sự chỉ đạo của cấp trên, cũng nhƣ tình hình thực tiễn của nhà trƣờng để xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH một cách khoa học, cụ thể và hiệu quả. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, cần đảm bảo quy trình một cách nghiêm túc, tránh tính trạng đánh giá hời hợt và đƣa ra các biện pháp thiếu thực tiễn.
Sau khi xây dựng xong kế hoạch đổi mới PPDH cho năm học, cần có sự đánh giá, nhận xét góp ý của cán bộ, giáo viên nhà trƣờng, căn cứ vào những nhận xét góp ý đó, có thể điều chỉnh kế hoạch cho hợp lý. Sau khi nhận đƣợc sự thống nhất của đông đảo cán bộ, giáo viên thì kế hoạch cần đƣợc phổ biến rộng rãi trong trƣờng và thực hiện một cách nghiêm túc.
Xây dựng thời gian biểu, lộ trình thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH và phải thực hiện một cách chính xác và nghiêm ngặt.
Đảm bảo thông tin hai chiều về triển khai thực hiện kế hoạch để CBQL có những điều chỉnh hoặc động viên, khích lệ kịp thời.
Cuối học kì, cuối năm học cần có sự đánh giá, sơ kết, tổng kết về tình hình thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH. Từ đó rút kinh nghiệm cho hoạt động
môn, nắm rõ các yêu cầu, chỉ thị về nhiệm vụ giảng dạy để đề xuất xây dựng kế hoạch quản lý đổi mới PPDH của nhà trƣờng.
Hiệu trƣởng cần nắm vững tình hình thực tế của nhà trƣờng đồng thời bám sát vào sự chỉ đạo của các đơn vị cấp trên để xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH đảm bảo tính khả thi.
3.2.3. Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán của đổi mới PPDH
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Việc xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, những giáo viên có nhận thức về sự cần thiết của đổi mới PPDH, cũng nhƣ chuyên môn, nghiệp vụ tốt sẽ giúp hoạt động đổi mới PPDH tại trƣờng thành công.
3.2.3.2. Nội dung thực hiện
Xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn, cốt cán.
- Trong tập thể đội ngũ giáo viên nhà trƣờng bao gồm nhiều trình độ, lứa tuổi, năng lực và uy tín nghề nghiệp khác nhau. Trong đội ngũ đó luôn cần có những giáo viên nắm vững về nhu cầu đổi mới PPDH, giỏi về trình độ chuyên môn lẫn kỹ năng sƣ phạm, có uy tín và có khả năng tập hợp bằng uy tín của mình, ảnh hƣởng tích cực tới toàn th ể đội ngũ giáo viên của Trƣờng Tiểu học Lê Lợi.
- Những giáo viên giỏi, có uy tín và đi đầu trong phong trào đổi mới PPDH là những giáo viên đƣợc khẳng định qua các hội thi giáo viên giỏi cấp huyện, Thành phố, quốc gia, qua các hội thi về PPDH tích cực và qua kiểm định đánh giá, suy tôn của đồng nghiệp, lãnh đạo quản lý và học sinh. Đây là nguồn sƣ phạm đặc biệt mà nhà trƣờng cần quan tâm phát hiện và có biện pháp phù hợp để phát huy tối đa ảnh hƣởng tích cực của đội ngũ giáo viên cốt cán.
nhau, sẽ góp phần nâng cao nguồn lực của đội ngũ giáo viên, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ đổi mới PPDH của Trƣờng Tiểu học Lê Lợi.
Song song với việc xây dựng giáo viên cốt cán trong đổi mới PPDH, nhà trƣờng cần chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên trẻ kế cận, đủ mạnh để có thể gánh vác trách nhiệm của thế hệ đi trƣớc với các nội dung đó là:
- Lựa chọn một số giáo viên trẻ có năng lực, phẩm chất cử đi đào tạo sau Đại học hoặc nghiên cứu sinh.
- Thử thách các giáo viên trẻ trong việc tìm kiếm những PPDH tích cực mới có thể áp dụng tại trƣờng.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao với những nội dung thiết thực, với những đối tƣợng cụ thể.
Nhà trƣờng cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên cốt cán có thể giao lƣu, trao đổi, tham quan học hỏi kinh nghiệm bồi dƣỡng, nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm về đổi mới PPDH từ các trƣờng điển hình trên địa bàn và ngoài thành phố.
Có kế hoạch bồi dƣỡng, giúp đỡ giáo viên mới, giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm.
Tham mƣu với cấp ủy có thể đề đạt, bổ nhiệm một số chức danh để tạo điều kiện phát huy hết khả năng chuyên môn cũng nhƣ quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng.
3.2.3.4. Điều kiện đảm bảo
3.2.4. Tăng cường vai trò của tổ chuyên môn và chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn thực hiện đổi mới PPDH
3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp
Tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng trong đó có hoạt động đổi mới PPDH . Tổ trƣởng tổ chuyên môn là ngƣời gắn kết, liên kết sức mạnh thành viên trong tổ trong quá trình tham gia vào đổi mới PPDH, là cầu nối giữa các thành viên trong tổ với CBQL. Vì vậy, cần nâng cao vai trò của tổ chuyên môn, tổ trƣởng tổ chuyên môn và chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động hiệu quả. .
3.2.4.2. Nội dung thực hiện
Hiệu trƣởng cần quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn để đảm bảo mọi hoạt động của tổ chuyên môn sẽ theo những mục tiêu của nhà trƣờng đề ra trong từng giai đoạn, từng năm học đồng thời cho phép sử dụng các nguồn lực của nhà trƣờng một cách có hiệu quả vào quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục, các hoạt động đổi mới PPDH.
Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn, xây dựng duy trì nề nếp sinh hoạt chuyên môn gắn liền với kế hoạch đổi mới PPDH, nhƣ tăng cƣờng thực hành, tổ chức các hoạt động ngoại khóa...
Chỉ đạo các tổ chuyên môn có các buổi sinh hoạt chuyên đề riêng của từng tổ. Trong các buổi hội thảo chuyên đề phải có đƣợc kết luận của Hiệu
trƣởng, Phó Hiệu trƣởng hoặc tổ trƣởng tổ chuyên môn về các vấn đề cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế để áp dụng cho toàn trƣờng.
Hiệu trƣởng tăng cƣờng dự giờ để nắm tình hình giảng dạy của giáo viên.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
Tổ chức việc phân công giảng dạy cho giá o viên trong tổ theo phƣơng án tối ƣu nhất, phải có giáo viên làm nòng cốt đổi mới PPDH trong mỗi khối lớp.
Tổ chức, chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện học tập, nghiên cứu, đánh giá, thảo luận các chuyên đề đổi mới PPDH
Tổ chức chỉ đạo soạn bài, trao đổi theo nhóm và cách thức thiết kế các hoạt động hƣớng vào ngƣời học, cách thức tạo tình huống thu hút ngƣời học và áp dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại nhằm trau rồi thêm kinh nghiệm cho mỗi giáo viên trong quá trình dạy học theo hƣớng đổi mới PPDH.
Tổ chức, chỉ đạo việc thao giảng, dự giờ, các hội thi, hội thảo theo từng chuyên đề, và rút kinh nghiệm. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm, trao đổi về các nội dung tự học, tự bồi dƣỡng góp phần tăng cƣờng năng lực giáo viên.
Có những khen thƣởng khích lệ kịp thời đối với những tổ chuyên môn, tổ trƣởng tổ chuyên môn đạt thành tích cao trong quá trình đổi mới PPDH tại nhà trƣờng.
3.2.4.4. Các điều kiện đảm bảo
Hiệu trƣởng cần thực hiện tốt việc phân cấp trong quản lí, tạo điều kiện để tổ trƣởng chuyên môn phát huy tính chủ động, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm quản lí hoạt động tổ chuyên môn
Cần xây dựng cơ chế, môi trƣờng làm việc thân thiện, tạo động lực cho tổ chuyên môn hoạt động một cách hiệu quả.
Hiệu trƣởng phải yêu cầu các tổ tiến hành sơ kết, đánh giá hiệu quả, tình hình thực hiện kế hoạch chung, kế hoạch đổi mới PPDH của tổ. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến đề xuất của tổ trƣởng và mỗi tổ viên của tổ
chuyên môn để nắm bắt tình hình thực tế và có thể giải quyết nhanh nhất những vấn đề phát sinh.
3.2.5. Tạo động lực cho giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này nhằm thúc đẩy đội ngũ giáo viên tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm và đẩy mạnh tinh thần thi đua đổi mới PPDH. Đây là các công việc cần làm để phát triển các hoạt động hỗ trợ cho giai đoạn “thực hiện thay đổi” trong tiến trình thay đổi.
3.2.5.2. Nội dung thực hiện
Giáo viên sẽ tích cực tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ khi họ có ý thức nghề nghiệp tốt đồng thời Hiệu trƣởng tạo đƣợc động lực đúng đắn. Vì vậy Hiệu trƣởng cần khơi dậy ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, danh dự cá nhân, thƣơng hiệu ngôi trƣờng của mình.
Cần xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên hàng năm phù hợp với điều kiện thực tế nhà trƣờng.
Định kỳ tổ chức hội thi, hội giảng cấp trƣờng về nghiệp vụ nói chung và về PPDH nói riêng để các giáo viên có cơ hội khẳng định, giao lƣu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thực hành và rút ra những khó khăn trong quá trình thực hiện cũng nhƣ những bài học cho bản thân. Qua đó lựa chọn giáo viên tham